Nội dung

Tiêu chảy

TIÊU CHẢY

Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ ngày. Ở người lớn, các nguyên nhân có thể là:

Nhiễm khuẩn do ăn uống.

Rối loạn tiêu hóa do thức ăn.

Lỵ amip.

Lỵ trực khuẩn.

Tả.

Hội chứng ruột kích thích.

U đại tràng.

Triệu chứng, dấu hiệu

Hướng chẩn đoán

Xử lý

Liên quan đến ăn uống

Có đau bụng quặn từng cơn quanh rốn và/hoặc dưới rốn

– Không có sốt

 

 

 

Rối loạn tiêu hóa do thức ăn

 

 

 

Oresol,

Diosmectite (Smecta) nếu đi ỉa quá nhiều lần làm bệnh nhân mệt

– Có sốt

Nhiễm khuẩn do ăn uống

Biseptol 0,48g, 2 viên x 2 lần/ngày, hoặc ciprofloxacin 500mg, 1 viên x 2 lần/ngày x 3 ngày

Phân có máu ít, nhày, lượng phân ít

Đau bụng quặn cơn

 

Lỵ amip

Metronidazole 250mg, 2viên x 2 lần/ngày x 5-7 ngày

Phân nước lẫn máu, lượng phân nhiều

Đau bụng quặn, có sốt

Lỵ trực khuẩn

Ciprofloxacin 500mg, 1viên x 2 lần/ngày x 3 ngày

Rất nhiều lần, phân toàn nước như nước cháo loãng, không đau bụng, không sốt Khám có dấu hiệu mất nước rõ (mắt trũng, da nhăn, khát nước, chân tay lạnh, có thể tới mức tụt huyết áp, vô niệu)

 

 

 

Tả

 

 

Oresol nếu còn uống được Truyền lactat ringer tốc độ nhanh, rồi chuyển

 

 

Sơ bộ chẩn đoán

Xảy ra nhiều năm, từng đợt Không có biểu hiện xấu đi về toàn trạng

Hội chứng ruột kích thích (xem thêm bài đau bụng)

Chuyển tuyến

Xảy vài tháng, kèm sút cân, thiếu máu

U đại tràng

Chuyển tuyến

Tiêu chảy kéo dài quá 3 tháng

Nhiều nguyên nhân phức tạp (như dùng nhiều kháng sinh hội chứng ruột kích thích…)

Chuyển tuyến

Lưu ý

Nếu chẩn đoán là tả, phải bù dịch càng nhanh càng tốt (có thể cần dùng tới 2 đường truyền tĩnh mạch).

Luôn dặn bệnh nhân khám lại nếu điều trị không đỡ.

Tài liệu tham khảo

Symptoms to diagnosis – An Evidence-Based Guide, Scott D.C. Stern; Adam S Cifu, Diane Altcorn. 2010

Norman A., 2012. Clinical guidelines for commune health centers. KICH project