Nội dung

Vật lý trị liệu gãy xương chi trên

Định nghĩa

Gãy xương chi trên thường gặp ở trẻ em, nhất là gãy trên 2 lồi cầu cánh tay. Nguyên nhân thường do chấn thương trong sinh hoạt hằng ngày, do tai nạn giao thông, do bệnh lý…

Chẩn đoán

Hỏi bệnh

Hỏi thời gian gãy cách nay bao lâu? Nguyên nhân gãy? Đã điều trị bằng phương pháp nào? (bó thuốc nam, bó bột, phẫu thuật…).

Tháo bột cách nay bao lâu? Đã rút kim chưa?

Khám lâm sàng

Sau khi cắt bột, bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:

Sưng, đau

Giới hạn tầm vận động khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp liên đốt (ghi nhận tầm độ giới hạn bằng thước đo độ)

Teo cơ vùng cánh tay, cẳng tay… (đo chu vi cơ…).

Lực cơ cánh tay, cổ tay, bàn tay có giảm không? ( cần thử cơ )

Có liệt cơ do tổn thương thần kinh? Mất cảm giác?

Khả năng cầm nắm?

Điều trị vật lý trị liệu

Giai đoạn bó bột

Mục đích:

Ngăn ngừa biến chứng hô hấp.

Giảm đau, giảm sưng.

Gia tăng tuần hoàn.

Duy trì lực cơ.

Tránh teo cơ, cứng khớp do bất động lâu ngày.

Chống kết dính khớp.

Chương trình:

Nâng cao chi bị gãy.

Gồng cơ trong bột.

Tập vận động chủ động ở các khớp không bị bất động.

Giai đoạn sau khi cắt bột

Mục đích:

Giảm sưng, giảm đau; giảm co thắt cơ.

Gia tăng tầm vận động khớp khuỷu, cổ tay, ngón tay.

Gia tăng lực cơ vùng cánh tay, bàn tay.

Ngăn ngừa co rút khớp.

Phục hồi chức năng bàn tay.

Phục hồi chức năng sinh hoạt.

Chương trình:

Sử dụng nhiệt: túi nước nóng, túi đắp điện… để làm giảm đau, giảm sưng.

Kéo giãn thụ động hoặc cử động chủ động có trợ giúp (giàn treo, ròng rọc, tay bệnh nhân); áp dụng kỹ thuật giữ nghỉ, co nghỉ; trượt khớp để gia tăng tầm vận động khớp.

Tập vận động chủ động có đề kháng (túi cát, tạ, dây thun, bàn đá tạ…) để gia tăng lực cơ.

Hoạt động trị liệu để phục hồi chức năng bàn tay, hay phục hồi chức năng sinh hoạt như (chơi ném bóng, nhặt vật…).

Kích thích điện để tái huấn luyện chức năng cơ.

Nẹp tĩnh hoặc nẹp động để ngăn ngừa co rút.