Đại cương
Chẩn đoán bản chất các khối u phần mềm a số gặp khó khăn về phương diện hình ảnh, ngoại trừ các khối u mang tính chất đặc trưng ví dụ như u cuộn cảnh, u mỡ, các khi dị dạng mạch máu…do vậy sinh thiết hoặc chọc hút được chỉ định trong nhiều trường hợp nhằm xác định chẩn đoán. Chọc hút là dùng kim nh 23- 26 G đưa vào vùng tổn thương, hút dưới áp lực âm nhằm chẩn đoán tế bào học. Sinh thiết dùng kim lớn hơn thường từ 16- 22 G, cắt mẫu bệnh phẩm vị trí nghi ngờ, nhằm chẩn đoán mô bệnh học, đồng thời có thể xét nghiệm tế bào học. Thủ thuật này có thể chọc mù dựa vào việc xác định tổn thương trên lâm sàng. Chọc hút dưới siêu âm ngoài việc có độ chính xác cao hơn, đặc biệt khi vị trí sâu, phương pháp này cũng cho phép giảm nguy cơ biến chứng ví dụ chọc vào các mạch máu lớn.
Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định
Xác định chẩn đoán bản chất các khối u phần mềm.
Các tổn thương phần mềm cần phân biệt u hay viêm.
Chống chỉ định
Người bệnh có rối loạn đông máu.
Người bệnh nghi ngờ có tổn thương mạch máu (bất thường động tĩnh mạch, sarcom mạch máu) không nên chọc hút vì nguy cơ chảy máu cao và thường chất lượng bệnh phẩm lấy được không đủ cho chẩn đoán.
Chuẩn bị
Người thực hiện
Bác sỹ chuyên khoa.
Bác sỹ phụ.
Điều dưỡng.
phương tiện
Máy siêu âm với các đầu dò chuyên dụng.
Giấy in, máy in ảnh, hệ thng lưu trữ hình ảnh.
Túi nylon vô trùng bọc đầu dò siêu âm.
Thuốc
Thuốc gây tê tại chỗ.
Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc.
Vật tư y tế thông thường
Bơm tiêm 5; 10ml.
Nước cất hoặc nước muối sinh lý.
Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật.
Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp, 4 bát kim loại, khay quả đậu, khay đựng dụng cụ.
Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.
Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc điện quang.
Vật tư y tế đặc biệt
Kim chọc hút chuyên dụng.
Kim sinh thiết chuyên dụng.
Người bệnh
Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.
Tại phòng can thiệp: người bệnh nằm, đặt đường truyền tĩnh mạch, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2.
Sát trùng da sau đó ph đủ khăn ph đủ vô khuẩn có lỗ.
Người bệnh quá kích thích, không nắm yên: cần cho thuốc an thần…
Phiếu xét nghiệm
Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú.
Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua.
Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có).
Các bước tiến hành
Thực hiện tại phòng thủ thuật vụ khuẩn.
Kiểm tra hồ sơ bệnh án, xem xét chỉ định, chống chỉ định.
Kiểm tra máy siêu âm và đầu dò.
Siêu âm kiểm tra vị trí tổn thương. Kiểm tra siêu âm màu (nếu có) đề loại trừ các tổn thương mạch máu.
Xác định vị trí chọc hút hoặc sinh thiết dưới siêu âm và đặt tư thế người bệnh thuận lợi, xác định đường chọc, độ sâu cần chọc từ mặt da tới tổn thương.
Sát trùng tay, đi găng vụ khuẩn.
Bọc đầu dò bằng găng vô khuẩn hoặc túi bọc đầu dò vô khuẩn.
Sát khuẩn vị trí chọc kim.
Gây tê tại chỗ bằng Xylocain.
Đưa kim vào vị trí đã xác định dưới siêu âm.
Chọc hút bằng kim nhỏ: Rút nhanh piston của xilanh tạo áp lực âm hút bệnh phẩm vào kim. Đưa kim ra vào 3-5 lần, thay đổi hướng kim mỗi đưa kim ra vào. Nếu thấy máu ở đốc kim thì dừng lại.
Sinh thiết: Thường cắt 3- 5 mảnh, vị trí cắt ở ngoại biên tổn thương.
Trải bệnh phẩm lên lam kính gửi giải phẫu bệnh làm tế bào học (chú ý: Nếu bệnh phẩm là dịch thì quay ly tâm 1000 vòng/phút trong vòng 10 phút rồi lấy phần cặn xét nghiệm).
Bệnh phẩm sinh thiết được cho vào lọ có formol gửi giải phẫu bệnh.
Sau khi rút kim: sát trùng lại và băng chỗ chọc dịch bằng băng dính y tế.
Dặn người bệnh không cho nước tiếp xúc với vị trí chọc hút trong 24giờ.
Sau 24h mới bỏ băng dính và rửa nước bình thường.
Tai biến và xử trí
Chảy máu: Cầm máu bằng cách ấn chặt bông hoặc gạc một lúc, hoặc băng ép cầm máu.
Nhiễm trùng vị trí chọc: điều trị bằng kháng sinh.
Danh sách hướng dẫn quy trình kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp. Ban hành kèm theo quyết định số 25/QĐ- BYT ngày 03/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y Tế.