Nội dung

Quy trình kỹ thuật siêu âm phần mềm

 

Đại cương

      Bệnh lý phần mềm quanh khớp là bệnh lý của các cấu trúc cạnh khớp: tổn thương gân, bao gân, dây chằng, túi thanh dịch.

      Siêu âm có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý cơ xương khớp, đặc biệt bệnh lý phần mềm. Siêu âm giúp quan sát cấu trúc gân, cơ, dây chằng một cách dễ dàng. Từ đó giúp phát hiện các tổn thương bệnh lý: viêm gân, ứt gân, viêm túi thanh dịch, viêm cơ, áp xe cơ, các khối u phần mềm, máu tụ trong cơ… mà trên lâm sàng khó đánh giá chính xác mức độ tổn thương.

      Hiện nay, siêu âm khớp là xét nghiệm có giá trị, an toàn và kinh tế trong chẩn đoán và điêu trị một số bệnh lý cơ xương khớp.

Chỉ định

Nghi ngờ các tổn thương gân và bao gân.

Viêm túi thanh dịch.

Viêm cơ, áp xe cơ.

Các khối u phần mềm.

Chống chỉ định

Tổn thương da hở vùng phần mềm có chỉ định siêu âm.

Chuẩn bị

Cán bộ chuyên khoa

01 Bác sỹ đã được đào tạo và có chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp và chứng chỉ siêu âm.

01 Điều dưỡng: được đào tạo và có chứng chỉ.

Phương tiện

01 máy siêu âm en trắng hoặc siêu âm màu có đầu dò Linear tần số từ 5MHz trở lên

Chuẩn bị bệnh nhân

Người bệnh được giải thích trước khi làm siêu âm.

Tư thế bệnh nhân phù hợp với vị trí siêu âm.

Có chỉ định của bác sỹ.

Hồ sơ bệnh án, giấy chỉ định

Hồ sơ bệnh án, phiếu chỉ định siêu âm theo quy định.

Các bước tiến hành

        Thực hiện tại phòng siêu âm theo quy định:

Kiểm tra hồ sơ bệnh án và/hoặc giấy chỉ định siêu âm.

Kiểm tra máy siêu âm và đầu dò.

Cho gel vào đầu dò siêu âm.

Siêu âm phần mềm được chỉ định theo các mặt cắt quy định nhằm phát hiện tổn thương.

Bác sỹ đọc kết quả siêu âm và kiểm tra sau khi đọc cho điều dưỡng ghi phiếu kết quả.

Điều dưỡng trả kết quả siêu âm cho bệnh nhân.

Vệ sinh đầu dò siêu âm bằng gạc mềm.

Điều dưỡng hướng dẫn bệnh nhân mang kết quả về bác sỹ chỉ định siêu âm.

Theo dõi

       Siêu âm phần mềm là một thăm dò không can thiệp nên an toàn, không cần theo dõi sau siêu âm.

Tai biến

      An toàn, không có tai biến.

 

 

Bộ y tế, quy trình kỹ thuật bệnh viện.

Grassi W, Filippucci E et al (2001), “ Ultrasonography đin the evaluation đof bone erosions”, Ann Rheum Dis; 60: 98-103.

Kane D, Grassi W et al (2004), “ A brief history đof musculoskeletal ultrasound: ‘From batsố and shipsố to babiesố and hips’, Rheumatolygy: 43: 931-933.

Baert A.L, Knauth M et al (2007), “ Ultrasound đof the muscule skeletal system”, Medical radiolory: 123-124.