Nội dung

Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp

Định nghĩa

Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc với nicotin trong quá trình lao động.

Yếu tố gây bệnh

Nicotin trong môi trường lao động.

Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc

Thu hoạch, sơ chế, đóng kiện, vận chuyển, lưu kho thuốc lá, thuốc lào;

Sản xuất thuốc lá như Sấy, sàng, tẩm nguyên liệu, thái sợi, cuốn điếu, đóng bao;

Sản xuất, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật có sử dụng nguyên liệu là nicotin;

Các nghề, công việc khác có tiếp xúc với nicotin.

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu

Nhiễm độc cấp tính

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng một trong các tiêu chí sau:

Nồng độ nicotin vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;

Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính theo quy định hiện hành.

Nhiễm độc mạn tính

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng hai trong ba tiêu chí sau:

Tiếp xúc với nicotin trong quá trình lao động;

Nồng độ nicotin vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;

Nicotin niệu > 0,3 mg/L đối với người không hút thuốc và > 1,2 mg/L đối với người hút thuốc lá (lấy mẫu ngay sau ca làm việc).

Thời gian tiếp xúc tối thiểu

Không quy định.

Thời gian bảo đảm

Nhiễm độc cấp tính: không quy định;

Nhiễm độc mãn tính: 12 tháng.

Chẩn đoán

Lâm sàng

Nhiễm độc cấp tính

Có thể có các triệu chứng sau:

Chóng mặt, nhức đầu dữ dội, mặt xanh tái.

Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Ứa nước bọt, vã mồ hôi lạnh.

Tim đập nhanh, huyết áp tăng, đau vùng tim.

Rối loạn thị giác, thính giác.

Rung mi mắt, run tay, chuột rút.

Nhiễm độc mạn tính

Có thể có các triệu chứng sau:

Tâm căn suy nhược;

Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, nhức mắt, giảm thị lực;

Viêm da mạn tính dị ứng;

Tim mạch: Hạ huyết áp, tăng huyết áp, loạn nhịp ngoại tâm thu, nhịp chậm, tổn thương động mạch vành;

Tiêu hóa: buồn nôn, ăn không ngon miệng, khó tiêu, tiêu chảy, ợ chua, đau thượng vị;

Hô hấp: viêm phế quản mạn tính, rối loạn thông khí phổi.

Cận lâm sàng

Nicotin niệu > 0,3 mg/L đối với người không hút thuốc và nicotin niệu > 1,2 mg/L đối với người hút thuốc (lấy mẫu ngay sau ca làm việc);

Hoặc cotinin niệu > 0,5 mg/L đối với người không hút thuốc và > 1,2mg/L đối với người hút thuốc (lấy mẫu 24 giờ trong tuần làm việc).

Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt nhiễm độc nicotin không phải do nguyên nhân nghề nghiệp.

Hướng dẫn giám định

TT

Tổn thương cơ thể

Tỷ lệ (%)

1.

Viêm kết mạc mạn tính

1 – 3

2.

Viêm da mạn tính do dị ứng

 

2.1.

Tổn thương dạng dát thay đổi mầu sắc da

 

2.1.1.

Vùng mặt, cổ

 

2.1.1.1.

Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 2

2.1.1.2.

Diện tích từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 – 4

2.1.1.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

5 – 9

2.1.1.4.

Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể

11 – 15

2.1.1.5.

Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể

16 – 20

2.1.2.

Vùng lưng – ngực – bụng

 

2.1.2.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 2

2.1.2.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 – 4

2.1.2.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

5 – 9

2.1.2.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

11 – 15

2.1.2.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

16 – 20

2.1.2.6.

Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

21 – 25

2.1.2.7.

Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể

26 – 30

2.1.3.

Chi trên hoặc chi dưới một bên

 

2.1.3.1.

Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 2

2.1.3.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1 % diện tích cơ thể

3 – 4

2.1.3.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4% diện tích cơ thể

5 – 9

2.1.3.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

11 – 15

2.1.3.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

16 – 20

2.2.

Tổn thương da dạng vảy da (khô hoặc mỡ), vảy tiết, mụn nước

 

2.2.1.

Vùng mặt, cổ

 

2.2.1.1.

Tổn thương da dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 3

2.2.1.2.

Tổn thương da từ 0,5 đến dưới 1 % diện tích cơ thể

5 – 9

2.2.1.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

11 – 15

2.2.1.4.

Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể

16 – 20

2.2.1.5.

Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể

21 – 25

2.2.2.

Vùng lưng, ngực, bụng

 

2.2.2.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 2

2.2.2.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 – 4

2.2.2.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4 % diện tích cơ thể

11 – 15

2.2.2.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

16 – 20

2.2.2.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

21 – 25

2.2.2.6.

Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

26 – 30

2.2.2.7.

Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể

31 – 35

2.2.3.

Chi trên hoặc chi dưới một bên

 

2.2.3.1.

Tổn thương da dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 3

2.2.3.2.

Tổn thương da từ 0,5 đến dưới 1% diện tích cơ thể

5 – 9

2.2.3.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4% diện tích cơ thể

11 – 15

2.2.3.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

16 – 20

2.2.3.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

21 – 25

2.3.

Tổn thương da dạng dày sừng, teo da, sẩn, củ, cục

 

2.3.1.

Vùng mặt, cổ

 

2.3.1.1.

Tổn thương da dưới 0,5% diện tích cơ thể

5 – 9

2.3.1.2.

Tổn thương da từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

11 – 15

2.3.1.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

16 – 20

2.3.1.4.

Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể

21 – 25

2.3.1.5.

Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể

26 – 30

2.3.2.

Vùng lưng, ngực, bụng

 

2.3.2.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 3

2.3.2.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1 % diện tích cơ thể

5 – 9

2.3.2.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4 % diện tích cơ thể

16 – 20

2.3.2.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

21 – 25

2.3.2.5.

Diện tích tổn thương chiếm từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

26 – 30

2.3.2.6.

Diện tích tổn thương chiếm từ 18% đến 36% diện tích cơ thể

31 – 35

2.3.3.

Chi trên hoặc chi dưới

 

2.3.3.1.

Tổn thương da dưới 0,5% diện tích cơ thể

5 – 9

2.3.3.2.

Tổn thương da từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

11 – 15

2.3.3.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

16 – 20

2.3.3.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

21 – 25

2.3.3.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

26 – 30

 

Nếu diện tích da bị tổn thương chiếm từ 20 % diện tích cơ thể trở lên ảnh hưởng điều tiết được cộng thêm (cộng lùi) 10%.

– Nếu nhiều loại tổn thương da (trong Mục 2.1; 2.2; 2.3 nêu trên) trên cùng một vị trí thì áp dụng tỷ lệ của loại tổn thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể cao nhất

 

3.

Hạ huyết áp

 

3.1.

Nếu chưa có ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động hoặc ảnh hưởng ít (mệt mỏi từng lúc), điều trị có kết quả

6 – 10

3.2.

Ảnh hưởng sinh hoạt, lao động rõ, hoặc ảnh hưởng nhiều (mệt mỏi thường xuyên), điều trị có kết quả

21 – 25

3.3.

Nếu điều trị không có kết quả (phải nghỉ việc nghỉ trên 3 tháng trong 1 năm) kèm theo suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể

41 – 45

4.

Tăng huyết áp

 

4.1.

Giai đoạn 1

21 – 25

4.2.

Giai đoạn 2

41 – 45

4.3.

Giai đoạn 3: Áp dụng Mục 4.2 và cộng lùi với tỷ lệ tổn thương cơ quan do tăng huyết áp gây nên (áp dụng theo các tổn thương tương ứng được quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH, nếu chưa được quy định khác tại thông tư này)

 

5.

Loạn nhịp ngoại tâm thu

 

5.1.

Ngoại tâm thu (độ I – II)

11 – 15

5.2.

Ngoại tâm thu (độ III trở lên)

 

5.2.1.

Điều trị nội khoa kết quả tương đối tốt (thỉnh thoảng tái phát dưới bốn lần/năm)

21 – 25

5.2.2.

Điều trị nội khoa kết quả hạn chế hoặc không kết quả, phải can thiệp điều trị hỗ trợ như cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, đốt bằng năng lượng tần số radio

46 – 50

6.

Nhịp chậm

 

6.1.

Hội chứng suy nút xoang như nhịp chậm xoang, ngừng xoang

 

6.1.1.

Nhịp chậm xoang

21 – 25

6.1.2.

Ngừng xoang

41 – 45

6.2.

Blốc nhĩ thất, blốc nhánh trái

 

6.2.1.

Blốc nhĩ thất độ I

6 – 10

6.2.2.

Blốc nhĩ thất độ II, blốc nhánh trái

21 – 25

6.2.3.

Blốc nhĩ thất độ III

51 – 55

6.2.4.

Blốc nhĩ thất độ III điều trị bằng nội khoa kết quả hạn chế phải cấy máy tạo nhịp hoặc điều trị bằng các phương pháp khác, kết quả tốt

31 – 35

6.2.5.

Blốc nhĩ thất độ III điều trị không có kết quả mặc dù đã cấy máy tạo nhịp hoặc đã điều trị bằng các phương pháp khác

61 – 65

7.

Tổn thương động mạch vành

 

7.1.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (Đau thắt ngực ổn định)

 

7.1.1.

Hội chứng đau thắt ngực, điều trị nội khoa

 

7.1.1.1.

Cơn thưa nhẹ (độ I)

31 – 35

7.1.1.2.

Cơn nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt (độ II – III)

56 – 60

7.1.1.3.

Cơn đau kể cả lúc nghỉ ngơi hoặc khi làm việc nhẹ, gắng sức nhẹ (độ IV) hoặc cơn đau xuất hiện ở những bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim (có hoặc không có biến chứng tương tự như: rối loạn nhịp, shock tim, suy tim, tim to, tắc động mạch não)

71 – 75

7.1.2.

Hội chứng đau thắt ngực đã được chuẩn đoán xác định, điều trị nội khoa không kết quả hoặc phải điều trị tái tạo mạch bằng các phương pháp như can thiệp động mạch vành qua da, phẫu thuật làm cầu nối động mạch vành

 

7.1.2.1.

Kết quả tương đối tốt

51 – 55

7.1.2.2.

Kết quả không tốt hoặc gây biến chứng: Tùy theo biến chứng gây biến đổi EF% (mức độ), hoặc các loại rối loạn nhịp, hoặc phải điều trị can thiệp: Áp dụng tỷ lệ Mục 7.1.2.1 và cộng lùi với tỷ lệ % của biến chứng được quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH.

 

7.2.

Đau thắt ngực không ổn định; Nhồi máu cơ tim

 

7.2.1.

Đau thắt ngực không ổn định

61 – 65

7.2.2.

Nhồi máu cơ tim cấp tính, không gây biến chứng:

 

7.2.2.1.

Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa, kết quả tương đối tốt (tạm ổn định)

61 – 65

7.2.2.2.

Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa không kết quả, phải can thiệp như nong, đặt Stent.

71 – 75

7.2.2.3.

Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa không kết quả, phải phẫu thuật làm cầu nối chủ – vành; đã tính cả tỷ lệ phẫu thuật.

76 – 80

7.2.3.

Nhồi máu cơ tim cấp tính gây biến chứng tương tự như thông liên thất do thủng vách liên thất; các rối loạn nhịp tim: suy tim; tác động mạch não; viêm màng ngoài tim; phình tim.

81 – 85

8.

Tâm căn suy nhược

 

8.1.

Điều trị khỏi

0

8.2.

Điều trị ổn định

6 – 10

8.3.

Điều trị không ổn định

21 – 25

9.

Viêm phế quản mạn tính: Áp dụng tỷ lệ quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này

 

10.

Viêm dạ dày tá tràng

21 – 25

11.

Bệnh gây giảm thị lực: Áp dụng tỷ lệ tổn thương do giảm thị lực được được quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH sau khi đã loại trừ tối đa các nguyên nhân khác gây giảm thị lực.

 

12.

Các biến chứng (di chứng) khác do nhiễm độc mangan ở các cơ quan, bộ phận áp dụng tỷ lệ tổn thương được quy định tại Bảng 2 Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH. Các bệnh cầu thận, bệnh kẽ ống thận mạn, bệnh thận mạn tính (nếu có) áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể quy định tại Mục 9, Phụ lục 9 của Thông tư này.