HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH KHỬ – TIỆT KHUẨN CỤ THỂ TRONG CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Làm sạch dụng cụ chăm sóc người bệnh
DC phải được làm sạch ngay sau khi sử dụng tại các khoa phòng
DC sau khi sử dụng phải được làm sạch tại buồng xử lý DC của khoa phòng hoặc/và đơn vị TK trung tâm ngay sau khi sử dụng trên người bệnh.
DC phải được làm sạch với nước và chất tẩy rửa, tốt nhất là chất tẩy rửa có chứa enzyme trước khi KK hoặc TK tại trung tâm TK.
Việc làm sạch có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng máy rửa cơ học. Khi làm sạch bằng tay, phải trang bị đầy đủ các phương tiện làm sạch (bàn chải phù hợp, chất tẩy rửa,…), phương tiện phòng hộ. DC phải được ngâm ngập khi làm sạch việc làm sạch bằng máy (ví dụ như máy rửa DC, máy rửa sóng siêu âm, máy rửa DC nội soi) cần được thực hiện tại những cơ sở KBCB có triển khai kỹ thuật cao, có nhiều DC dễ bị hỏng khi làm sạch bằng tay.
Cần chọn lựa chất tẩy rửa hoặc enzyme tương thích với DC và theo khuyến cáo của nhà sản xuất nhằm bảo đảm hiệu quả làm sạch và không ảnh hưởng đến chất lượng DC.
Các DC sau khi làm sạch cần được kiểm tra các bề mặt, khe khớp và loại bỏ hoặc sửa chữa các DC bị gẫy, bị hỏng, han rỉ trước khi đem KK, TK.
Khử khuẩn mức độ cao
Áp dụng trong trường hợp DC bán thiết yếu khi không thể áp dụng TK.
Làm sạch với enzyme và lau khô trước khi ngâm hóa chất KK.
Các dung dịch ezyme (hoặc chất tẩy rửa) sau mỗi lần sử dụng phải được đổ bỏ, vì nguy cơ dung dịch đó đã bị nhiễm bẩn và có thể là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển sau đó lây nhiễm vào DC.
Chọn lựa hóa chất KK tương hợp với DC theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Dung dịch KK mức độ cao thường được sử dụng là glutaraldehyde, glutaraldehyde với phenol hoặc phenate, orthophthalaldehyde, hydrogen peroxide và peracetic acide. DC sau khi xử lý phải được rửa sạch hóa chất và làm khô.
Thời gian tiếp xúc tối thiểu cho DC bán thiết yếu phải được tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tránh để lâu vì có thể gây hỏng DC.
Theo tổ chức FDA của Mỹ với dung dịch glutaraldehyde 2% ở nhiệt độ 20oC, là 20 phút mới bảo đảm hiệu quả; với orthophthaldehyde 0,55% ở 20oC là 5 phút, với hydrogen peroxide 7,35% cộng với 0,23% peracetic acide là 15 phút ở nhiệt độ 20oC. Để giảm thời gian tiếp xúc cần phải gia tăng nồng độ và nhiệt độ ví dụ như glutaraldehyde 2,5% ở nhiệt độ phòng 35oC là 5 phút.
Bảo đảm nồng độ và thời gian ngâm theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngâm ngập DC hoàn toàn vào hóa chất. Kiểm tra nồng độ hóa chất theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Tráng DC bằng nước vô khuẩn sau khi ngâm KK, không được dùng nước máy từ vòi thay cho nước vô khuẩn để tráng. Nếu không có nước vô khuẩn thì nên tráng lại bằng cồn 700.
Làm khô DC bằng gạc vô khuẩn hoặc hơi nóng và bảo quản trong điều kiện vô khuẩn. DC KK mức độ cao sau khi KK không được bảo quản tốt nên được sử dụng không quá 24 giờ nếu chưa được sử dụng, ngày hôm sau phải KK lại trước khi sử dụng.
Khử khuẩn mức độ trung bình và thấp
Áp dụng cho những DC tiếp xúc với da lành
Chọn lựa hóa chất KK mức độ trung bình và thấp tương hợp với DC theo khuyến cáo của nhà sản xuất
Lau khô trước khi ngâm hóa chất KK
Bảo đảm nồng độ và thời gian ngâm theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngâm ngập DC hoàn toàn vào hóa chất. Kiểm tra nồng độ hóa chất theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Tráng DC bằng nước sạch sau khi ngâm KK
Làm khô DC và bảo quản trong điều kiện sạch.
Đóng gói dụng cụ
Các DC trước khi TK phải được đóng gói trong các phương tiện (hộp, bao bì đóng gói chuyên biệt), phù hợp với quy trình TK .
Chọn vật liệu dùng cho đóng gói phải phù hợp với phương pháp TK đáp ứng những tiêu chí sau:
+ Có khả năng thẩm thấu với các phương pháp TK khác nhau: hơi nước, plasma, EtO,…
+ Chịu được sức căng, nặng và ẩm không hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
+ Có khả năng ngăn ngừa sự lây nhiễm từ bên ngoài vào DC. Các loại vật liệu đóng gói cần được sử dụng: vải dệt, vải không dệt, giấy gói, bao plastic, thùng kim loại, có phin lọc chuyên dụng (theo khuyến cáo của nhà sản xuất).
Những DC đóng gói bằng thùng kim loại phải sử dụng thùng chuyên dụng có phin lọc.
DC nội soi, kìm sinh thiết, DC vi phẫu cần đóng gói trong hộp chuyên dụng có lót miếng cố định, để khi vận chuyển không bị va đập, có thể làm hỏng, gẫy DC.
DC phẫu thuật đặc biệt khi đóng gói bằng vải, giấy hay túi, nên đóng 2 lớp, để bảo đảm vô khuẩn cao nhất.
Các gói DC không được quá kích thước: 30cm x 30cm x 50cm.
Dán nhãn
Các DC sau khi đóng gói, cần phải dán nhãn ghi rõ những thông tin như: ngày TK, ngày hết hạn, tên hoặc mã số DC, lô hấp, người đóng gói.
Việc dán nhãn phải được thực hiện ngay tại thời điểm đóng gói các DC.
Phương pháp tiệt khuẩn thường được chọn lựa trong các cơ sở kbcb
Sử dụng phương pháp TK bằng nhiệt ướt cho những DC chịu được nhiệt và độ ẩm (nồi hấp, autoclave)
Sử dụng phương pháp TK nhiệt độ thấp cho những DC không chịu được nhiệt và độ ẩm (hydrogen peroxide gas plasma, ETO)
TK bằng phương pháp ngâm peracetic acide, glutaraldehyde, có thể dùng cho những dụng TK không chịu nhiệt và phải được sử dụng ngay lập tức, tránh làm tái nhiễm lại trong quá trình bảo quản.
TK bằng phương pháp hấp khô (ví dụ như 340oF (170oC) trong 60 phút) không được khuyến cáo trong TK DC.
Dù sử dụng phương pháp TK nào, cũng phải giám sát thời gian TK, nhiệt độ, áp suất và các thông số khác như nồng độ khí hấp được sử dụng, độ ẩm…theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
Nơi TK các DC y tế và phẫu thuật bằng khí ETO phải bảo đảm thông khí tốt Những DC dạng ống dài khi hấp nhiệt độ thấp cần phải bảo đảm hiệu quả và bảo đảm chất TK phải tiếp xúc với bề mặt lòng ống bên trong.
Tiệt khuẩn nhanh
Không được TK nhanh cho những DC dùng cho cấy ghép.
Không được dùng TK nhanh chỉ vì sự tiện lợi và chí phí thấp trong các cơ sở KBCB.
Trong trường hợp không có điều kiện sử dụng các phương pháp TK khác, có thể sử dụng TK nhanh, nhưng phải bảo đảm giám sát chắc chắn tốt những thông số sau:
+ Làm sạch DC trước khi cho vào thùng, khay TK
+ Bảo đảm ngăn ngừa tránh nhiễm vi khuẩn ngoại sinh ở DC trong quá trình di truyển từ nơi TK đến người bệnh.
+ Bảo đảm chức năng của các DC sau khi TK nhanh còn tốt
+ Giám sát chặt chẽ quy trình TK: thông số vật lý, hóa học và sinh học.
Không được sử dụng những thùng, khay đóng gói không bảo đảm TK DC bằng phương pháp này.
Chỉ nên TK nhanh khi cần thiết, như trong TK những DC không thể đóng gói, TK bằng phương pháp khác và lưu chứa DC trước khi sử dụng.
Theo dõi và giám sát kiểm tra chất lượng dụng cụ hấp tiệt khuẩn
Sử dụng các chỉ thị sinh học, hóa học, cơ học để giám sát quy trình TK
Thường xuyên kiểm tra các thông số cơ học của lò hấp (thời gian, nhiệt độ, áp suất). Các chỉ thị thử nghiệm chất lượng lò hấp ướt cần làm hằng ngày và đặt vào lò không chứa DC (chạy không tải) và phải được kiểm tra ngay sau khi kết thúc quy trình TK đầu tiên trong ngày. Nên có các test thử kiểm tra chất lượng lò hấp Bowie-dick và dùng test để kiểm tra 3 thông số (áp suất, nhiệt độ và thời gian).
Tất cả gói DC phải được dán băng chỉ thị kiểm tra nhiệt độ để xác định DC đã được đưa vào lò TK.
Đặt các chỉ thị hóa học vào các bộ DC phải được đặt vào phẫu thuật, nội soi, cấy ghép,…
Chỉ thị sinh học cần thực hiện ít nhất hằng tuần và vào các mẻ DC có cấy ghép. Phải chọn lựa loại bacillus phù hợp với quy trình TK như sau:
Atrophaeuse spores cho EtO và hấp khô.
Geobacillus stearothermophilus spores cho hấp hơi nước, hydrogen peroxide gas plasma và peracetic acide.
Nên chọn loại máy ủ vi sinh có thời gian ủ và đọc kết quả thử nghiệm sinh học ở nhiệt độ 55-60oC hoặc 35-37oC và trả lời kết quả càng sớm càng tốt (tốt nhất là sau 3 giờ).
Cần thu hồi và TK lại các gói DC và mẻ hấp không đạt chất lượng về chỉ thị hóa học, sinh học.
Ghi chép và lưu trữ lại tại đơn vị TKTT các thông tin quả giám sát mỗi chu trình TK, bộ DC về DC đã hấp.
Những người có trách nhiệm kiểm soát chất lượng KK, TK của cơ sở KBCB phải được thực hiện bởi và được đào tạo chuyên ngành.
Thường quy mời những cơ quan có chức năng thẩm định kiểm soát chất lượng lò hấp và các máy móc KK, TK.
Xếp dụng cụ vào lò/buồng hấp
DC xếp vào buồng hấp phải bảo đảm sự lưu thông tuần hoàn của các tác nhân TK xung quanh các gói DC. Bề mặt của DC đều được tiếp xúc trực tiếp với tác nhân TK, không được để DC chạm vào thành buồng hấp.
Xếp các loại DC theo chiều dọc. Các DC đóng bằng bao plastic phải được áp hai mặt giấy vào nhau.
Lưu giữ và bảo quản
DC sau TK phải được lưu giữ ở nơi quy định bảo quản chất lương DC đã TK.
DC phải được lưu giữ trong các tủ kệ bảo đảm không bị hỏng khi tiếp xúc bên ngoài bề mặt đóng gói.
Các tủ, giá để DC phải cách nền nhà 12 – 25 cm, cách trần 12,5cm nếu không gần hệ thống phun nước chống cháy, 45cm nếu gần hệ thống phun nước chống cháy. Cách tường là 5cm, bảo đảm tuần hoàn thông khí, dễ vệ sinh, chống côn trùng xâm nhập.
Nơi lưu giữ DC tại đơn vị TK trung tâm có thông khí tốt và phải được giám sát nhiệt độ, độ ẩm và bụi: Nhiệt độ: 18 -22oC, Độ ẩm: 35 – 60%.
Kiểm tra thường xuyên những DC đã hết hạn sử dụng
Hạn sử dụng của các DC TK tùy thuộc vào phương pháp TK, chất lượng giấy gói, tình trạng lưu trữ. DC đựng trong hộp chuyên dụng hạn sử dụng không quá 10 ngày.
DC đóng gói bằng giấy chuyên dụng hạn sử dụng không quá 3 tháng,
DC đóng gói với bao plastic một mặt giấy kín làm bằng polyethylene sau khi TK có thể để trong vòng 6 tháng và theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Khi sử dụng nếu thấy nhãn trên các DC bị mờ, không rõ, hoặc không còn hạn sử dụng cần phải TK lại những DC đó.
Kiểm soát chất lượng
NVYT làm việc tại khu vực KK, TK phải được huấn luyện thường xuyên những kiến thức cơ bản về KK, TK DC y tế.
NVYT làm tại Đơn vị TK trung tâm, phòng mổ phải được huấn luyện chuyên ngành và có chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực KK, TK từ các cơ sở huấn luyện có tư cách pháp nhân.
Toàn bộ hồ sơ lưu kết quả giám sát mỗi chu trình TK, bộ DC phải được lưu trữ lại tại đơn vị TKTT.
Những người có trách nhiệm kiểm soát chất lượng KK, TK của cơ cở KBCB phải được thực hiện bởi và được đào tạo chuyên ngành.
Thường quy mời những cơ quan có chức năng thẩm định kiểm soát chất lượng lò hấp và các máy móc KK, TK.
Các dụng cụ tái sử dụng trong cơ sở kbcb
Cơ sở KBCB phải xây dựng những quy định phù hợp về việc tái sử dụng lại những DC sau khi đã dùng cho người bệnh theo đúng quy định về vô khuẩn khi chăm sóc và chữa trị cho người bệnh.
Cơ quan chức năng của ngành y tế phải xây dựng một chính sách toàn ngành cho những DC tái sử dụng trong các cơ sở KBCB phù hợp với thực tế.
Bảo đảm an toàn cho người thực hiện và môi trường kk, tk
Cơ sở KBCB phải cung cấp đủ phương tiện phòng hộ cá nhân cho người làm việc tại khu vực KK, TK bao gồm, áo choàng, tạp dề bán thấm, găng tay dày, kính mắt, mũ, khẩu trang sạch.
Việc sử dụng loại phương tiện PHCN phải tùy thuộc vào thao tác sẽ thực hiện của NVYT dự định.
NVYT làm việc tại khu vực KK, TK phải áp dụng thành thạo phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa bổ sung khi làm thao tác khử, TK.
NVYT làm việc tại khu vực KK, TK phải được khám sức khỏe định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu. Tối thiểu phải chích ngừa vác xin phòng ngừa bệnh Lao, viêm gan B.
NVYT làm việc tại khu vực KK, TK phải được huấn luyện thường xuyên những kiến thức cơ bản về KK, TK DC y tế.
Với các phòng ngâm KK/TK DC bằng hóa chất, cần trang bị quạt gió và bảo đảm thông thoáng, số lần trao đổi khí theo yêu cầu cho từng loại hóa chất và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Với các đơn vị sử dụng phương pháp TK DC bằng EtO, FO (Formaldehyde), cần có kế hoạch đào tạo thật kỹ cho những người mới sử dụng, đào tạo lại hàng năm và cần trang bị các thiết bị để kiểm soát mức độ tiếp xúc hay rò rỉ của các khí này ra môi trường (liều kế…). Các biện pháp phòng chống cháy nổ cũng cần được lưu ý nghiêm ngặt.
Khử khuẩn, tiệt khuẩn một số dụng cụ đặc biệt
Dụng cụ nội soi chẩn đoán
DC nội soi chẩn đoán phải được KK mức độ cao theo đúng quy trình
DC nội soi phải được tháo rời và ngâm tất cả các bộ phận của DC nội soi vào dung dịch KK mức độ cao. Các kênh, nòng, ống của DC nội soi phải được xúc rửa, bơm rửa nhiều lần cả bên trong và bên ngoài với bơm xịt sau đó rửa lau với bàn chải mềm và lau với vải mềm cho đến khi sạch hết máu và các chất hữu cơ. Nên sử dụng các dung dịch tẩy rửa có hoạt tính enzyme để bảo đảm làm sạch các khe kẽ, lòng ống bên trong, khó làm sạch được với các xà phòng trung tính thông thường.
Làm sạch và KK DC nội soi bằng máy KK DC nội soi tự động nên được thực hiện trong các trung tâm kỹ thuật chuyên sâu, giúp bảo vệ DC và bảo đảm an toàn cho NVYT và môi trường.
Lựa chọn dung dịch KK cho DC nội soi phải tương hợp DC, quy trình, theo hướng dẫn của nhà sản xuất của DC nội soi, tránh sử dụng những dung dịch có thể làm hỏng DC.
Sau khi KK mức độ cao cần phải tráng với nước vô trùng. Nếu dùng nước máy, sau đó phải tráng lại với cồn Ethanol hoặc Isopropanol 70 – 90%.
Phòng xử lý DC nội soi phải bảo đảm thông khí tốt, tránh độc hại và bảo đảm an toàn cho người xử lý và môi trường.
Phải thường quy dùng test thử kiểm tra chất lượng dung dịch KK mức độ cao trong suốt thời gian sử dụng.
Phải thường xuyên huấn luyện cho NVYT thực hiện KK DC nội soi.
NVYT phải mang đủ phương tiện phòng hộ cá nhân khi xử lý DC nội soi.
Xử lý dụng cụ nha khoa
DC nha khoa đưa vào mô mềm hoặc xương (ví dụ như kìm nhổ răng, lưỡi dao mổ, đục xương, bàn chải phẫu thuật, dao mổ rạch quanh răng) đều được xếp vào nhóm DC thiết yếu bắt buộc phải TK sau mỗi lần sử dụng hoặc vứt bỏ.
DC nha khoa không đưa vào mô mềm và xương (như siranh hút nước, tụ điện hỗn hợp) nhưng có thể tiếp xúc với mô mềm ở miệng và chịu được nhiệt mặc dù được phân loại là DC bán thiết yếu, cần được TK hoặc tối thiểu là KK mức độ cao.
Xử lý dc trong chạy thận nhân tạo và lọc máu liên tục
Xử lý DC sử dụng trong chạy thận nhân tạo, lọc máu, lọc màng bụng phải được xây dựng thành quy trình và tuân thủ theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Xử lý quả lọc thận theo Quyết định 1338/2004/QĐ-BYT ngày 14/4/2004 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật rửa và sử dụng lại quả lọc thận
DC trong chạy thận nhân tạo cũng phải được chia thành 3 nhóm DC: thiết yếu như các DC đi vào trong lòng mạch (các ống thông mạch máu, dịch lọc, …) đều phải được TKDC bán thiết yếu không đi vào trực tiếp trong lòng mạch, nhưng có nguy cơ đưa vi khuẩn vào (như quả lọc, hệ thống dây dẫn bên ngoài,…) phải được khử khuẩn mức độ cao. DC không thiết yếu. Cũng phải tuân thủ quy định về KK, TK cho những DC trên.
Dc hô hấp
Tất cả các DC, thiết bị tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với niêm mạc đường hô hấp dưới phải được TK hoặc KK mức độ cao.
Tất cả các DC, thiết bị sau khi KK mức độ cao phải tráng nước vô khuẩn, không được dùng nước máy từ vòi thay cho nước vô khuẩn để tráng các DC nói trên. Nếu không có nước vô khuẩn thì nên tráng lại bằng cồn 700. Làm khô kỹ lưỡng bằng khí nén hay tủ làm khô chuyên dụng.
Máy giúp thở phải được lau chùi thường quy bên ngoài máy thở bằng dung dịch khử khuẩn mức độ trung bình và bảo trì, KK định kỳ máy thở theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Không KK thường qui các bộ phận bên trong của máy đo chức năng phổi, pulse oximetry, phế dung ký. TK hoặc KK mức độ cao bộ phận ngậm vào miệng, ống dây, ống nối khi dùng cho người bệnh khác hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Đơn vị tiệt khuẩn trung tâm
Nhiệm vụ của đơn vị tiệt khuẩn trung tâm
Làm sạch, KK và TK các DC tái sử dụng lại sau chăm sóc người bệnh tại các khoa phòng trong BV.
Cung cấp DC TK bảo đảm chất lượng cho các khoa phòng.
Bảo đảm an toàn cho người làm việc và môi trường bệnh viện
Các yêu cầu của đơn vị tiệt khuẩn trung tâm
Tất cả DC cần được TK tập trung tại đơn vị TKTT
NVYT làm tại Đơn vị TK trung tâm phải được huấn luyện chuyên nghành và có chứng chỉ được đào tạo trong lĩnh vực khử, TK từ các cơ sở huấn luyện có tư cách pháp nhân.
DC đóng gói theo từng chuyên khoa thống nhât chung cho toàn bệnh viện
Thiết kế đơn vị tiệt khuẩn trung tâm
Vị trí
Tùy theo nhu cầu và đặc điểm của BV mà đơn vị TKTT có những mô hình khác nhau:
Bệnh viện quy mô lớn hạng đặc biệt, hạng 1, BV chuyên nghành ngoại khoa có thể bố trí đơn vị TKTT thành 2 khu vực:
+ 1 ngay tại khu vực phẫu thuật
+ 1 cho toàn thể các khoa phòng trong bệnh viện
Bệnh viện quy mô vừa và nhỏ, hoặc không có sự phân cách xa giữa khu vực Phòng phẫu thuật và khoa phòng khác, đơn vị TKTT có thể nằm chung trong 1 khu vực, dễ phần kiểm soát và thực hiện thao tác.
Thiết kế
Khu vực xử lí trung tâm được chia thành những khu khác nhau như:
+ Khu vực bẩn/ướt dành cho việc tiếp nhận DC bẩn và rửa DC;
+ Khu vực sạch/khô dành cho việc đóng gói;
+ Khu vực TK: lò hấp
+ Khu vực lưu trữ và phân phát DC TK.
Đường đi của qui trình nên một chiều: từ vùng bẩn đến vùng sạch (Sơ đồ 5-1 minh họa cấu trúc của một đơn vị TKTT).
Nhiệt độ lí tưởng của tất cả khu vực nên được duy trì từ 18°C đến 22°C, độ ẩm tương đối nên ở mức 35% đến 70% và luồng khí nên trực tiếp từ vùng sạch sang vùng bẩn.
Một số nguyên tắc khi thiết kế cụ thể các vùng
Đơn vị được thiết kế nhằm cho phép DC đi theo một chiều đúng với qui trình TK: tiếp nhận – kiểm tra – rửa/làm sạch/lau khô – đóng gói – TK – lưu trữ – phân phát.
Nên có sự ngăn cách hoàn toàn giữa khu vực dơ/ướt và khu vực sạch/khô. Có thể ngăn cách bằng sử dụng máy giặt KK hai cửa, hay vách ngăn (tốt nhất là một phần kính để cho phép nhân viên có trách nhiệm quan sát dễ dàng) với một cửa sập để nhân viên làm ở khu vực ướt không thể đi trực tiếp vào khu vực đóng gói sạch.
Đồ bẩn và sạch cần có nơi tiếp nhận riêng: nơi tiếp nhận đồ sạch sẽ cung cấp cho kho hàng các DC mới, và nơi tiếp nhận đồ bẩn sẽ là nơi tất cả các DC được rửa, làm sạch và lau khô.
Khu vực đóng gói chính nên tiếp giáp khu vực rửa/làm sạch/lau khô để cho phép chuyển DC đã rửa và lau khô được dễ dàng.
Khu vực TK nên liền kề khu vực đóng gói: Nên có khoảng trống thích hợp ở lò hấp để vận hành các xe đẩy trong quá trình bốc, dỡ DC. Cùng lúc đó, nó có thể giúp nhân viên làm trong khu vực đóng gói không bị ảnh hưởng bởi hơi nước tạo ra từ lò hấp.
Kho lưu trữ đồ TK nên tách rời với khu đóng gói và khu TK.
Khu phân phát đồ TK nên liền kề với kho lưu trữ đồ TK.
Tạo môi trường làm việc dễ chịu, tốt nhất là có ánh sáng tự nhiên.
Tạo phương tiện dễ dàng cho nhân viên y tế làm việc (phòng thay đồ và phòng nghỉ/phòng ăn) riêng biệt ở cả hai khu vực bẩn và sạch.
Chức năng đơn vị tiệt khuẩn trung tâm
Đơn vị TKTT cung cấp các dịch vụ TK đã được kiểm soát cho toàn bệnh viện
Mục đích của ĐVTKTT nhằm giới hạn các kĩ năng/ trách nhiệm của
NVYT trong việc cung ứng DC vô trùng (DC dùng một lần và DC tái xử lí) và để làm giảm thiểu nguy cơ sai sót.
Đơn vị TKTT nhận DC mới và đồ vải sạch từ kho lưu trữ và nhà giặt, và DC tái xử lí (ví dụ DC phẫu thuật) từ các khoa sử dụng. Việc tráng rửa ban đầu DC đã sử dụng sẽ được thực hiện tại khoa sử dụng trước khi gửi đến Đơn vị TKTT.
Đơn vị TKTT có trách nhiệm kiểm tra, rửa/lau chùi và KK, đóng gói, TK và lưu trữ tạm thời tất cả DC để dùng lại. Các DC mới cần TK trước khi sử dụng sẽ được để ở kho hàng trước khi đem đóng gói, hấp tiệt trùng và đưa vào kho lưu giữ đồ TK.
Phân luồng đường đi của công việc
Đường đi của dụng cụ
Đồ vải sạch (ví dụ drap và áo choàng phẫu thuật) từ kho đồ vải và các DC mới và vật liệu như gạc, vải cotton hay giấy gói từ kho của bệnh viện sẽ tiếp nhận tại điểm tiếp nhận riêng.
Các DC dơ từ khoa phòng hay từ phòng mổ được tiếp nhận và kiểm tra ở nơi tiếp nhận của khu vực rửa để bảo đảm đủ bộ DC. DC hỏng được thay thế. Sau khi rửa, bộ DC đầy đủ sẽ được chuyển qua khu vực làm sạch, nơi DC sẽ được phân loại, ngâm chất KK, tráng và lau khô. Các ống, catheter và kim sử dụng lại phải được xịt nước trong lòng kỹ lưỡng. Sau đó chúng sẽ được chuyển qua khu đóng gói để đóng gói lại thành những khay hoàn chỉnh.
Gạc, gòn viên được làm ở khu gòn gạc, sau đó được đóng gói lại.
Hướng đi của nhân viên
Nhân viên làm việc trong khu vực sạch cần thay đồ trong phòng thay đồ trước khi vào khu làm việc.
Nhân viên làm việc trong khu vực làm sạch sử dụng phòng thay đồ riêng trước khi vào khu vực làm việc.
Phương tiện cho hoạt động của đơn vị tiệt khuẩn trung tâm
Phương tiện cho hoạt động của Đơn vị TKTT tùy thuộc vào hạng bệnh viện, số giường bệnh và kỹ thuật áp dụng trong bệnh viện
Các trang thiết bị cơ bản cần có bao gồm:
Khu vực bẩn/ ướt
Hệ thống bàn rửa DC bằng inox.
Máy rửa siêu âm.
Máy rửa KK.
Khu vực sạch/khô
Súng làm khô.
Máy đóng gói.
Tủ sấy khô DC.
Khu vực tk
Lò hấp ướt.
Hệ thống TK nhiệt độ thấp.
Khu vực lưu trữ và phân phát dụng cụ tiệt khuẩn.
Có hệ thống tủ, kệ chứa DC vô khuẩn, các tủ này nên bằng inox dễ dàng cho việc vệ sinh và không bị ăn mòn theo thời gian.
Các tủ, kệ phải được kê và xắp xếp sao cho các vi sinh vật không xâm nhập vào được các bộ DC.
Các DC xắp xếp theo nguyên tắc, DC mới để trong, DC hấp trước để bên ngoài để luôn bảo đảm không quá hạn sử dụng.
Bảo đảm nhiệt độ và độ ẩm trong khu vực lưu trữ đúng theo quy định: 18°C đến 22°C, độ ẩm tương đối nên ở mức 40 -50% và luồng khí nên trực tiếp từ vùng sạch sang vùng bẩn.
Một số biểu mẫu và quy trình sử dụng trong bệnh viện
Bảng kiểm tra đánh giá tuân theo quy định về KK, TK trong các cơ sở KBCB
TT |
Nội dung |
Có |
Khôn g |
Không áp dụng |
1. |
Có hướng dẫn qui trình TK, bảo quản, vận chuyển DC tái sử dụng đúng tiêu chuẩn an toàn Kiểm tra hướng dẫn Kiểm tra thực hiện tại các khoa |
|
|
|
2. |
DC phương tiện xử lý đúng quy trình Kiểm tra quy trình Kiểm tra thực hành |
|
|
|
3. |
Nhân viên xử lý DC được tập huấn về KK, TK Kiểm tra hướng dẫn Kiểm tra thực hành |
|
|
|
4. |
Nhân viên chuyên trách về KK, TK Kiểm tra hướng dẫn Kiểm tra thực hành |
|
|
|
5. |
Có đơn vị xử lý DC tập trung, có qui định về khử, TK DC thực hiện thống nhất toàn bệnh viện. Kiểm tra hướng dẫn Kiểm tra thực hiện tại các khoa |
|
|
|
6. |
Có sổ theo dõi kiểm tra dung dịch KK mức độ cao hàng ngày, có giấy thử test. Kiểm tra hướng dẫn Kiểm tra thực hành |
|
|
|
7. |
Có đủ phương tiện TK bảo đảm an toàn cho phẫu thuật Loại kỹ thuật TK (Nhiệt cao, thấp…) Phương tiện TK Qui trình TK Qui trình đánh giá chất lượng |
|
|
|
8. |
Có hướng dẫn và cung cấp đủ hóa chất KK bảo đảm an toàn cho toàn bệnh viện Kiểm tra hướng dẫn Kiểm tra thực hiện tại các khoa |
|
|
|
9. |
DC đã TK tại các khoa có chỉ thị đánh giá, còn thời hạn |
|
|
|
10. |
DC ngâm dung dịch KK đúng quy trinh. DC ngập hoàn toàn trong dịch ngâm Bồn đựng dung dịch KK có nắp đậy kín |
|
|
|
11. |
DC đã TK được bảo vệ đúng cách, có tủ kệ riêng không có vết bụi bẩn nhìn, sờ thấy được. Kiểm tra hướng dẫn Kiểm tra thực hiện tại các khoa |
|
|
|
12. |
Có nơi lưu giữ DC hết hạn sử dụng không để lẫn DC còn hạn trong tủ/kho sạch – Kiểm tra thực tế |
|
|
|
13. |
Có nơi xử lý lưu giữ DC bẩn tại các khoa lâm sàng Kiểm tra hướng dẫn Kiểm tra thực hiện tại các khoa |
|
|
|
14. |
Các DC đựng chất bài tiết được giữ sạch (Bồn tiểu, bô…) Không có chổ bẩn nhìn, sờ thấy được Không có mùi hôi |
|
|
|
15. |
Phòng để đồ vải sạch, gọn gàng, không ẩm mốc có giá kệ đựng đồ vải sạch. Không để lẩn đồ vải sạch, bẩn Cửa thông gió không bụi, không có đồ vật |
|
|
|
|
che chắn -Không có chuột, gián, mùi hôi |
|
|
|
16. |
Đồ vải được bảo quản đúng cách, kín, có hướng dẫn qui trình xử lý Kiểm tra hướng dẫn Kiểm tra thực hành tại các khoa, khoa KSNK |
|
|
|
Tài liệu tham khảo
Luật Khám bệnh chữa bệnh (2010) : Điều 62, Khoản 1, Điểm a quy định: Khử trùng các thiết bị y tế, môi trường và xử lý chất thải tại cơ sở KBCB
BYT (2009); Thông tư 18/2009/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc “Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”
BYT (2008), Đánh giá thực trạng triển khai công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện trên toàn quốc. Hội nghị Kiểm soát Nhiễm Khuẩn 2008.
Spach DH, et al. Ann Intern Med 1993;118:117-28; Medline từ 1966-1992
Rutala WA, Weber DJ. CJD: Recommendations for disinfection and sterilization. Clin Inf Dis 2001;32:1348
Rutala WA, Weber DJ. New disinfection and sterilization methods. Emerg Inf Dis 2001;7:348
Rutala WA, Weber DJ, HICPAC. CDC guideline for disinfection and sterilization in healthcare facilities. In press.
Rutala WA. APIC guideline for selection and use of disinfectants. Am J Infect Control 1996;24:313
William A. Rutala; David J. Weber. Disinfection and Sterilization. Mayhall, C. Glen (2004): p1474.
CDC. Guideline for Disinfection and Sterilization in Healthcare Facilities, 2008.