Định nghĩa
Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp là bệnh xơ hóa phổi do hít phải bụi than trong quá trình lao động.
Yếu tố gây bệnh
Bụi than trong không khí môi trường lao động.
Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
Khai thác mỏ than;
Chế biến, nghiền, sàng tuyển, vận chuyển than;
Khai thác graphit, sản xuất điện cực than;
Sử dụng than trong các lò nung, lò luyện, lò hơi;
Nghề, công việc khác có tiếp xúc với bụi than.
Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
Nồng độ bụi than trong không khí môi trường lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho phép và nồng độ dioxyt silic (SiO2) trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
Thời gian tiếp xúc tối thiểu
5 năm.
Thời gian bảo đảm
35 năm
Chẩn đoán
Lâm sàng
Có thể có những triệu chứng sau:
Ho;
Khạc đờm nhiều và kéo dài;
Đờm mầu đen;
Tức ngực;
Khó thở, bắt đầu bằng khó thở khi gắng sức.
Cận lâm sàng
Hình ảnh tổn thương trên phim chụp X-quang phổi (theo bộ phim mẫu ILO 2000 hoặc phim mẫu kỹ thuật số ILO 2011).
Hình ảnh tổn thương nốt mờ nhỏ tròn đều có ký hiệu p, q, r;
Có thể gặp tổn thương nốt mờ nhỏ không tròn đều ký hiệu s, t, u;
Có thể có đám mờ lớn A, B, C;
Hoặc kèm theo hình ảnh khí phế thũng: vùng sáng trong phổi, thường ở đáy phổi hay xung quanh đám mờ lớn.
Biến đổi chức năng hô hấp (có thể có): rối loạn thông khí tắc nghẽn hoặc hạn chế hoặc hỗn hợp.
Cận lâm sàng khác (nếu cần):
Chụp phim cắt lớp vi tính phổi trong các trường hợp cần khẳng định rõ các tổn thương phổi;
Xét nghiệm đờm tìm tinh thể than trong đờm.
Tiến triển, biến chứng
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);
Tâm phế mạn (suy tim do bệnh phổi mạn tính);
Tràn khí màng phổi tự phát.
Bệnh kết hợp
Lao phổi
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh bụi phổi silic;
Bệnh bụi phổi amiăng;
Bệnh Sarcoidosis;
Bệnh Collagen (hệ thống tạo keo);
Bệnh phổi nhiễm nấm (Histoplasma);
Viêm phổi quá mẫn;
Bệnh lao phổi đơn thuần;
Ung thư phổi thứ phát;
Bệnh viêm phế nang xơ hóa.
Các bệnh phổi kẽ khác.
Hướng dẫn giám định
Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.
TT |
Tổn thương cơ thể |
Tỷ lệ (%) |
1. |
Tổn thương trên phim X-quang phổi thẳng (*) |
|
1.1. |
Hình ảnh nốt mờ nhỏ (tương đương với thế p, q, r, s, t, u trên phim mẫu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) 1980 hoặc ILO 2000 hoặc phim mẫu kỹ thuật số ILO 2011) |
|
1.1.1. |
Thể 0/1 p(s); 0/1q(t); 0/1r(u) |
11 |
1.1.2. |
Thể 1/0 p(s); 1/0q(t) |
31 |
1.1.3 |
Thể 1/0 r(u); 1/1p(s); 1/1q(t) |
41 |
1.1.4. |
Thể 1/1 r(u); 1/2p(s); 1/2q(t) |
45 |
1.1.5. |
Thể 1/2 r(u); 2/2p(s): 2/2q(t) |
51 |
1.1.6. |
Thể 2/2 r(u); 2/3p(s); 2/3q(t) |
55 |
1.1.7. |
Thể 2/3 r(u); 3/3p(s); 3/3q(t) |
61 |
1.1.8. |
Thể 3/3 r(u); 3/+ p(s) và 3/+ q(t) |
65 |
1.2. |
Hình ảnh đám mờ lớn – Xơ hóa |
|
1.2.1. |
Thể A |
65 |
1.2.2. |
Thể B |
71 |
1.2.3. |
Thể C |
81 |
1.3. |
Các thể từ 1/0 trở lên tại Mục 1 nếu có rối loạn chức năng hô hấp thì tỷ lệ tổn thương được cộng lùi với tỷ lệ rối loạn chức năng hô hấp ở Mục 3 của tiêu chuẩn này. |
|
2. |
Tràn khí màng phổi |
|
2.1. |
Điều trị tốt không để lại di chứng |
0 |
2.2. |
Tràn khí màng phổi tái phát phải điều trị không để lại di chứng |
6 – 10 |
2.3. |
Tràn khí màng phổi để lại di chứng dày dính màng phổi, không rối loạn thông khí phổi |
|
2.3.1. |
Diện tích dưới một nửa phế trường |
21 – 25 |
2.3.2. |
Diện tích từ một nửa phế trường trở lên ở 1 bên |
26 – 30 |
2.3.3. |
Diện tích dưới một nửa phế trường ở 2 bên |
31 – 35 |
2.3.4. |
Diện tích từ một nửa phế trường trở lên ở 2 bên |
36 – 40 |
2.4. |
Tràn khí màng phổi để lại di chứng dày dính màng phổi, có rối loạn thông khí phổi: Áp dụng tỷ lệ ở Mục 2.3 cộng lùi với tỷ lệ rối loạn thông khí phổi tương ứng ở Mục 3. Tỷ lệ này đã bao gồm cả suy nhược cơ thể |
|
3. |
Rối loạn chức năng hô hấp |
|
3.1. |
Mức độ nhẹ |
11 – 15 |
3.2. |
Mức độ trung bình |
16 – 20 |
3.3. |
Mức độ nặng và rất nặng |
31 – 35 |
4. |
Tâm phế mạn |
|
4.1. |
Mức độ 1 |
16 – 20 |
4.2. |
Mức độ 2 |
31 – 35 |
4.3. |
Mức độ 3 |
51 – 55 |
4.4. |
Mức độ 4 |
81 |
5. |
Bệnh kết hợp (lao phổi) |
|
5.1 |
Đáp ứng điều trị |
|
5.1.1. |
Không tái phát, không di chứng |
11 – 15 |
5.1.2. |
Điều trị có kết quả tốt, nhưng để lại di chứng tương tự như giãn phế quản, xơ phổi (có hoặc không kèm theo vôi hóa) |
36 – 40 |
5.1.3. |
Có tái phát, không để lại di chứng |
46 – 50 |
5.2. |
Điều trị không có kết quả (thất bại điều trị hoặc tái phát). Tỷ lệ này đã bao gồm cả tỷ lệ suy nhược cơ thể |
61 – 65 |
5.3. |
Bệnh tật như Mục 5.1; 5.2 và có biến chứng, di chứng khác tương tự như rối loạn thông khí hoặc tâm phế mạn hoặc xẹp phổi thì được cộng lùi với tỷ lệ tổn thương cơ thể ở các cơ quan, bộ phận tương ứng quy định tại Bảng 2 của Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH |
|
5.4. |
Lao phổi phải mổ cắt thùy phổi: Cộng lùi lệ Mục 5.1; Mục 5.2; Mục 5.3 với tỷ lệ mổ cắt phổi được quy định tại Mục 5.5 |
|
5.5. |
Mổ cắt phổi |
|
5.5.1. |
Mổ cắt phổi không điển hình (dưới một thùy phổi) |
21 – 25 |
5.5.2. |
Mổ cắt từ một thùy phổi trở lên |
31 – 35 |
5.5.3. |
Mổ cắt bỏ toàn bộ một phổi |
56 – 60 |
5.6. |
Bệnh tật như Mục 5.1; 5.2; 5.3; 5.4 và có di chứng, biến chứng do dùng thuốc chống lao thì được cộng lùi với tỷ lệ tổn thương cơ thể ở các cơ quan, bộ phận tương ứng quy định tại Bảng 2 của Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH, nếu chưa được quy định khác tại thông tư này |
|
6. |
Với đối tượng dưới 25 tuổi có thể bệnh từ 1/0 trở lên được cộng lùi từ 5% – 10% vào tỷ lệ chung của tổn thương cơ thể |
|
(*) Yêu cầu kỹ thuật chụp phim X quang phổi thẳng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế ILO.