Đại cương
Lọc màng bụng liên tục 24 giờ hay thẩm phân phúc mạc liên tục 24 giờ là một trong các biện pháp lọc máu để điều trị cho người bệnh suy thận cấp hoặc điều trị thay thế cho người bệnh mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối sau 2 tuần đặt catheter ổ bụng.
Mục đích của lọc màng bụng liên tục 24 giờ nhằm đào thải một số sản phẩm chuyển hoá ra ngoài cơ thể, đồng thời huấn luyện người bệnh và người nhà người bệnh làm quen với phương pháp lọc màng bụng liên tục để chuẩn bị cho việc thực hiện phương pháp lọc màng bụng liên tục ngoại trú khi ra viện.
Chỉ định
Suy thận cấp đã được đặt catheter ổ bụng.
Bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối đã được đặt catheter ổ bụng (thường là sau 2 tuần).
Người bệnh lọc màng bụng liên tục ngoại trú bị viêm phúc mạc.
Chống chỉ định
Viêm dính sau phẫu thuật ổ bụng.
Bệnh thận mạn tính do thận đa nang.
Đã có can thiệp ngoại khoa ổ bụng.
Thoát vị thành bụng, dò hệ thống tiêu hoá vào trong ổ bụng, tử cung – phần phụ.
Chuẩn bị
Người thực hiện
01 bác sĩ, 01 điều dưỡng.
Phương tiện
Dung dịch sát khuẩn tay nhanh, cồn 900
Hộp đựng khăn lau tay: 01 hộp
Kẹp xanh: 02 cái
Minicap 4 -20 cái ( tuỳ theo từng trường hợp người bệnh nêu ở trên)
Khay Inox: 01 cái
Bàn tiêm hoặc xe tiêm: 01 cái
Cọc truyền dịch: 01 cái
Cân (loại cân treo loại nhỏ dùng để cân dịch): 01 cái
Túi dịch pha sẵn theo tiêu chuẩn quốc tế (Dianeal Low Calcium 1.5 hoặc 2.5): 4 – 20 túi (2 lít/1 túi).
Heparine: 1 lọ 25.000 UI
Bơm tiêm 1 ml: 01 cái
Bộ quần áo blue: 02 cái
Khẩu trang: 03 cái
Người bệnh
Người bệnh suy thận cấp: người bệnh đã được đặt catheter ổ bụng trước và catheter thông tốt.
Người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối chuẩn bị điều trị thay thế đã được đặt catheter ổ bụng trước đó 2 tuần và catheter thông tốt.
Xét nghiệm sinh hóa máu trước khi tiến hành, khám lâm sàng, đo huyết áp, cân nặng.
Hồ sơ bệnh án: kẻ bảng theo dõi dịch vào – ra, cân bằng dịch,..
Các bước tiến hành
Kiểm tra hồ sơ
Đối chiếu người bệnh và chỉ định.
Chuẩn bị người bệnh
Người bệnh được giải thích về phương pháp điều trị đồng thời ký cam kết.
Cho người bệnh vào phòng cách ly để đảm bảo vô trùng.
Người bệnh được đeo khẩu trang y tế.
Thực hiện kỹ thuật
Thay dịch:
Lau bàn ( khay) bằng cồn 900.
2 kẹp xanh và các minicap để vào khay đã vô trùng.
Xé bao ngoài túi dịch, để túi dịch vào khay.
Đeo khẩu trang.
Rửa tay theo quy trình.
Kiểm tra túi dịch 7 bước: hạn dùng, thể tích, nồng độ, ấn túi dịch xem có rò rỉ không, kiểm tra độ trong của dịch, khoen xanh và khoá an toàn đảm bảo.
Kẹp dây túi dịch, bẻ khóa.
Bộc lộ vùng bụng người bệnh và lấy ống thông ra (catheter).
Sát khuẩn tay nhanh lần 1.
Kết nối túi dịch vào ống thông.
Treo túi dịch lên, bỏ túi xả xuống.
Mở khoá xoay (trắng) để xả dịch trong bụng người bệnh ra đến hết.
Đóng khoá xoay (trắng), chuyển kẹp đếm chậm từ 1 đến 5 (đuổi khí).
Mở khoá xoay (trắng) để cho dịch mới vào.
Dịch vào hết, kẹp 2 đường dây túi dịch, đóng khóa xoay (trắng).
Sát khuẩn tay nhanh lần 2.
Mở minicap (nắp đậy) – kiểm tra màu vàng của thuốc bên trong nắp.
Tháo kết nối, đậy minicap lại.
Quan sát màu, tính chất túi dịch xả trong hay đục, có vẩn không.
Cân túi dịch xả, ghi sổ theo dõi dịch.
Đối với người bệnh suy thận mạn điều trị thay thế bằng lọc màng bụng liên tục 24 giờ:
Việc thực hiện thay dịch là 4 lần, mỗi lần ngâm dịch trong ổ bụng 6 giờ; khối lượng dịch mỗi lần cho vào ổ bụng tuỳ theo đáp ứng của người bệnh ( thường mỗi lần cho vào ổ bụng
Đối với người bệnh suy thận cấp:
Cho 2 lít dịch lọc 1,5% chảy vào ổ bụng với thời gian 15 phút chảy vào và 15 phút chảy ra, rửa sạch ổ bụng.
Các túi dịch tiếp theo 2 lít /lần, lưu trong ổ bụng từ 30- 60 phút rồi xả dịch ra ngoài để tiếp tục lọc tiếp. Dịch lọc có thể pha 500 UI heparin/lít dịch lọc ở tất cả các túi để phòng ngừa tắc catheter. Tùy từng người bệnh cụ thể sẽ quyết định liều thuốc chống đông hợp lý.
Số lượng dịch: 30- 40 lít/ngày lọc hàng ngày cho đến khi chức năng thận phục hồi, hết tình trạng đe dọa để có thể tiến hành được các chỉ định khác cần thiết cho chẩn đoán và điều trị.
Theo dõi cân bằng dịch mỗi lần lọc và điều chỉnh loại dịch tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh. Lưu ý nguy cơ mất dịch, thừa dịch, rối loạn điện giải có thể xảy ra, cần được điều chỉnh sớm.
Theo dõi
Tình trạng lâm sàng nói chung: mạch, HA, nhiệt độ, tình trạng bụng, rò rỉ dịch, tắc dịch, tốc độ dịch chảy vào, chảy ra.
Tai biến và xử trí
Hiếm gặp (viêm phúc mạc, đau bụng do co thắt dạ dày,..).
Tuỳ theo loại tai biến mà có phương pháp điều trị thích hợp.
Tài liệu tham khảo
Ash SR. (2004) Peritoneal dialysis in acute renal failure of aldults: the underutilized modality. Contrib Nephrol 44: 239- 254.
Chitalia VC, Almeida AF et al. (2002) Is peritoneal dialysis adequate for hypercatabolic acute renal failure in developing countries ? Kidney Int. 61: 747- 757.
Gabriel DP, Nascimento GV et al. (2007) High volume peritoneal dialysis for acute renal failure . Pert Dial Int 277- 282.