Đại cương
Phẫu thuật điều trị hở mi là phương pháp phục hồi cấu tạo giải phẫu mi nhằm giải quyết tình trạng hở mi.
Chỉ định
Các tình trạng hở mi gây ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mĩ.
Chống chỉ định
Các tổn thương chưa được điều trị ổn định.
Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
Chuẩn bị
Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Mắt.
Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình mi mắt.
Cầm máu hai cực.
Người bệnh
Giải thích cho người bệnh.
Làm vệ sinh tại chỗ và toàn thân.
Chụp ảnh tổn thương trước khi phẫu thuật.
Hồ sơ bệnh án
Theo quy định của Bộ Y tế.
Các bước tiến hành
Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra người bệnh
Thực hiện kỹ thuật
Vô cảm
Uống hay tiêm thuốc an thần, giảm đau.
Gây mê nếu người bệnh kém hợp tác.
Gây tê tại chỗ bằng.
Kỹ thuật
Cách thức phẫu thuật điều trị hở mi tùy thuộc nguyên nhân gây hở mi. Trong bài này chúng tôi mô tả những phương pháp thường được áp dụng là: Phẫu thuật hở mi do sẹo, hở mi do liệt dây VII.
Hở mi do sẹo gây lật mi
Đánh dấu vùng có sẹo mi và vùng dự định lấy da hay làm vạt da.
Gây tê tại chỗ.
Rạch da, cắt bỏ sẹo mi hay giải phóng các chỗ dính sao cho bờ mi trở lại vị trí giải phẫu bình thường của nó.
Khâu cò mi tạm thời.
Lấy dấu vùng bị khuyết da mi.
Lấy da ghép (sau tai, trước tai, thượng đòn và mặt trong cánh tay) và ghép da.
Dùng vạt da nếu vùng khuyết da mi nhỏ.
Hở mi do liệt dây VII (nhánh mi trên)
Có hai phương pháp hay được áp dụng:
* Khâu cò mi
Cắt bỏ phần bờ mi tự do đối xứng của mi trên và mi dưới dài 4-5mm, rộng 1mm, sâu khoảng 0,5-1mm (tránh xâm phạm vào hàng chân lông mi).
Khâu trực tiếp hai mép cắt mi trên và mi dưới xuyên qua sụn bằng chỉ vicryl 6/0.
* Làm yếu cơ nâng mi (cắt hay kéo dài cơ nâng mi ở bài phẫu thuật điều trị co rút cơ nâng mi).
Theo dõi
Người bệnh được hẹn khám lại 1 ngày, 2 tuần và 1 tháng sau phẫu thuật.
Tai biến và xử trí
Còn hở mi: theo dõi và khâu lại nếu cần.