Nội dung

Chỉ đạo và các hoạt động hỗ trợ tuyến dưới trong lĩnh vực khám, chữa bệnh

Chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh

Chỉ đạo tuyến, mục đích, ý nghĩa

Công tác chỉ đạo tuyến là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Y tế. Trong những năm qua, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện công tác chỉ đạo tuyến nhằm đưa những dịch vụ kỹ thuật y tế đến gần dân, góp phần thực hiện công bằng và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đưa dịch vụ kỹ thuật y tế đến gần nhân dân, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đảm bảo sự công bằng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, giảm tình trạng quá tải cho bệnh viện tuyến Trung ương, Bộ Y tế luôn quan tâm, chú trọng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến. Trải qua các thời kỳ hình thành, phát triển, ngành y tế luôn coi chỉ đạo tuyến là một nhiệm vụ quan trọng của các bệnh viện. 

Năm 2009, Luật khám bệnh, chữa bệnh ban hành, tại Khoản 3 Điều 81quy định: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tuyến trên có trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tuyến dưới.

Chỉ đạo tuyến là hoạt động hỗ trợ tuyến dưới của các cơ sở khám bệnh chữa bệnh tuyến trên về chuyên môn, nghiệp vụ trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là việc thực hiện các kỹ thuật y tế: đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hội chẩn, hỗ trợ nhân lực.

Thông qua hoạt động chỉ đạo tuyến, bệnh viện tuyến trên có điều kiện giúp đỡ tuyến dưới cả về phòng bệnh, chữa bệnh, về tổ chức quản lý, về chuyên môn kỹ thuật cả về lý thuyết và thực hành. 

Hoạt động đào tạo, cầm tay chỉ việc, chuyển giao kỹ thuật, giúp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới khai thác hết công suất sử dụng trang thiết bị, góp phần tạo điều kiện người dân ở các địa phương đặc biệt là vùng sâu, vùng xa tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao với chi phí thấp. 

Tăng cường công tác chỉ đạo tuyến góp phần đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, giảm quá tải ở bệnh viện tuyến trên. 

Thực hiện chỉ đạo tuyến chính là tạo điều kiện cho tuyến dưới tăng thêm uy tín trong cộng đồng do chữa được nhiều bệnh với chất lượng kỹ thuật cao hơn.

Thực hiện tốt nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, giúp mối quan hệ đồng nghiệp, thầy trò giữa bệnh viện tuyến trên và bệnh viện tuyến dưới được tăng cường, gắn kết, đồng cảm. Nhiều hình thức liên hệ, trao đổi chuyên môn được hình thành giúp nâng cao năng lực chuyên môn tuyến dưới, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Trong quá trình thực hiện hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cầm tay chỉ việc hỗ trợ tuyến dưới, cán bộ tuyến trên được hoàn thiện nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, hiểu biết thêm về kiến thức xã hội, về môi trường làm việc của đồng nghiệp tuyến dưới, văn hóa địa phương, phong tục tập quán, hoàn cảnh sống của người dân…

Các văn bản chỉ đạo về chỉ đạo tuyến

“Dự thảo các chế độ, chức trách trong bệnh viện” và “ Hướng dẫn tổ chức công tác bệnh viện” năm 1961 quy định chỉ đạo tuyến trước là một trong 5 nhiệm vụ của bệnh viện.

“Tổ chức, chức trách, chế độ công tác bệnh viện” năm 1969, 1971 và 1978 khẳng định nhiệm vụ chỉ đạo tuyến trước của bệnh viện.

“Quy chế bệnh viện” năm 1997, quy định nhiệm vụ chỉ đạo tuyến dưới là một trong 7 nhiệm vụ của bệnh viện, nêu rõ nội dung, cơ cấu tổ chức chỉ đạo tuyến của các bệnh viện Hạng I, Hạng II và Hạng III. 

Chỉ thị số 09/2004/CT-BYT ngày 29 tháng 11năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh yêu cầu các đơn vị không ngừng hoàn thiện màng lưới chỉ đạo tuyến và thực hiện tốt các nội dung hoạt động chỉ đạo tuyến.

Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án: “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên, hỗ trợ bệnh tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tuyến dưới”, là một hoạt động chỉ đạo tuyến đặc thù, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới và giảm tải từ xa cho các bệnh viện tuyến trên.

Quyết định số 3172/QĐ-BYT ngày 01tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án: “Thành lập/kiện toàn Trung tâm/Phòng đào tạo chỉ đạo tuyến trực thuộc các bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I trực thuộc Bộ Y tế”, nhằm góp phần củng cố, kiện toàn tổ chức, tăng cường hoạt động chỉ đạo tuyến.

Quyết định số 4026/QĐ-BYT ngày 20 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định về việc phân công công tác chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh. 

Quyết định số 5068/QĐ-BYT ngày 21tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định một số nội dung triển khai thực hiện đào tạo, chuyển giao kỹ thuật theo gói dịch vụ y tế theo Đề án 1816 từ năm 2013.

Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tổ chức màng lưới chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám, chữa bệnh hiện nay

Phòng Chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ thuộc Cục Quản lý khám, chữa bệnh

Phòng Chỉ đạo tuyến và luân phiên luân chuyển cán bộ trực thuộc Cục Quản lý khám, chữa bệnh -Bộ Y tế được thành lập theo Quyết định số 982/QĐ-BYT ngày 24 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Chức năng, nhiệm vụ: là bộ phận chuyên trách có chức năng giúp Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh thực hiện các nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Y tế giao cho trong lĩnh vực chỉ đạo tuyến, luân phiên, luân chuyển cán bộ theo nội dung Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” ban hành kèm theo Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Đề án bệnh viện vệ tinh, Đề án bác sĩ gia đình và công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật theo Đề án 47, Đề án 930.

Cơ cấu tổ chức, nhân lực: Gồm 01 trưởng phòng và 04 cán bộ.

Trung tâm/phòng đào tạo, chỉ đạo tuyến trực thuộc các bệnh viện Hạng đặc biệt, Hạng I trực thuộc Bộ Y tế

Là đơn vị trực thuộc bệnh viện và chịu sự quản lý toàn diện của giám đốc bệnh viện. Tính đến tháng 11/2012 đã có 23 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế được phê duyệt thành lập trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến.

Chức năng: tham mưu, giúp giám đốc bệnh viện xây dựng chiến lược tổng thể, tổ chức thực hiện và quản lý tập trung việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong khám, chữa bệnh; đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, chuyển giao công nghệ kỹ thuật y học cho tuyến dưới; chỉ đạo kỹ thuật cho tuyến dưới, cử cán bộ đi luân phiên và chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ của bệnh viện. 

Nhiệm vụ:  

Đào tạo: điều phối và quản lý tập trung công tác đào tạo và phát triển các loại hình đào tạo, bao gồm: đào tạo liên tục, chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ y tế; Đào tạo luân vòng cho bác sĩ, điều dưỡng mới tốt nghiệp; đào tạo chuyên khoa định hướng cho bác sĩ, điều dưỡng; phối hợp theo dõi và quản lý học viên hệ chính quy của các trường đại học Y, Dược, các trường cao đẳng, trung cấp y đến thực tập tại bệnh viện; phối hợp với các trường đại học, cao đẳng và trung cấp y, triển khai các loại hình đào tạo dài hạn, có bằng cấp chính quy, bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II; hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực y tế và phát triển năng lực khám chữa bệnh của các tuyến điều trị với các dự án, đề án, chương trình, tổ chức trong nước và quốc tế. 

Nghiên cứu khoa học: điều phối, quản lý việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp cơ sở về hoạt động chuyên môn và quản lý y tế.

Chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ: lập kế hoạch chỉ đạo tuyến, cử cán bộ chuyên môn luân phiên hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới thường xuyên và đột xuất khi có nhu cầu. Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động hướng về cộng đồng, các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khỏe ban đầu; theo dõi, đôn đốc kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ hỗ trợ chuyên môn tuyến dưới; định kỳ sơ kết, tổng kết với tuyến dưới để có thông tin hai chiều, rút kinh nghiệm trong thực hiện, điều chỉnh hoạt động chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ phù hợp với nhu cầu; thống kê, lưu trữ các tài liệu về hoạt động chỉ đạo tuyến, luân phiên cán bộ của bệnh viện.

Cơ cấu tổ chức, nhân lực, kinh phí hoạt động

Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến: 

Cơ cấu tổ chức: trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến có giám đốc và các phó giám đốc; các phòng chức năng: Phòng đào tạo; phòng chỉ đạo tuyến và luân phiên; phòng nghiên cứu khoa học; văn phòng trung tâm. 

Nhân lực: 20 – 30 cán bộ và các cộng tác viên do giám đốc bệnh viện quyết định theo nhu cầu chuyên môn và qui mô, phạm vi hoạt động của trung tâm.

Kinh phí hoạt động từ nguồn Ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Phòng đào tạo và chỉ đạo tuyến:

Cơ cấu tổ chức: phòng đào tạo và chỉ đạo tuyến có trưởng phòng và các phó trưởng phòng; gồm ba bộ phận chức năng: chỉ đạo hoạt động chuyên khoa tuyến dưới; đào tạo cán bộ chuyên khoa, nghiên cứu khoa học. 

Nhân lực, kinh phí: do giám đốc bệnh viện giao trong tổng biên chế và kinh phí chung của bệnh viện.

Cơ chế hoạt động:

Trung tâm/phòng đào tạo và chỉ đạo tuyến chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc bệnh viện theo qui định của pháp luật và có mối quan hệ phối kết hợp với các khoa, phòng của bệnh viện trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Trung tâm/phòng đào tạo và chỉ đạo tuyến có mối quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực y tế và phát triển năng lực khám chữa bệnh của các tuyến điều trị với các dự án, đề án, chương trình, tổ chức trong nước và quốc tế và các cơ sở đào tạo khác.

(Quyết định số 3172/QĐ-BYT ngày 01/9/2009)

Phòng Chỉ đạo tuyến trực thuộc các bệnh viện Hạng I trực thuộc Sở Y tế các tỉnh/thành phố

Phòng chỉ đạo tuyến là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ hoạt động công tác chỉ dạo tuyến (chỉ áp dụng cho bệnh viện hạng I).

Nhiệm vụ:

Lập kế hoạch chỉ đạo tuyến dưới, trình giám đốc bệnh viện phê duyệt để tổ chức thực hiện.

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác hoạt động chuyên môn kỹ thuật của tuyến dưới.

Phối hợp các chuyên khoa tổ chức thực hiện đào tạo liên tục cho cán bộ tuyến dưới, đồng thời làm tốt công tác nghiên cứu khoa học.

Định kỳ sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về công tác chỉ đạo tuyến, trình giám đốc Bệnh viện vào báo cáo cấp trên.

Tổ chức thống kê, lưu trữ hồ sơ theo đúng quy chế bệnh viện.

Tổ chức: phòng chỉ đạo tuyến có trưởng phòng và 01 phó trưởng phòng. Phòng có các bộ phận: chỉ đạo hoạt động chuyên khoa ở tuyến dưới; đào tạo cán bộ chuyên khoa; nghiên cứu khoa học.

( Quy chế bệnh viện năm 1997)

Bộ phận chỉ đạo tuyến thuộc phòng Kế hoạch tổng hợp các bệnh viện Hạng II, Hạng III

Bệnh viện Hạng II, Hạng III theo quy định tại Quy chế bệnh viện năm 1997, không có phòng chỉ đạo tuyến. 5 nhiệm vụ chỉ đạo tuyến sẽ được thực hiện bởi bộ phận chỉ đạo tuyến trực thuộc phòng kế hoạch tổng hợp.

Nhiệm vụ: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên khoa để nâng cao chất lượng cấp cứu – chẩn đoán và điều trị chuyên khoa trong địa phương. Kết hợp với các cơ sở y tế tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong địa phương.( Quy chế bệnh viện năm 1997)

Nội dung nhiệm vụ chỉ đạo tuyến của các đơn vị

Các đơn vị tuyến trên được phân công chỉ đạo tuyến:

Chỉ đạo tuyến công tác khám, chữa bệnh:

Khảo sát đánh giá năng lực chuyên môn và nhu cầu đào tạo của tuyến dưới. 

Hướng dẫn và tạo điều kiện cho tuyến dưới nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện đúng tuyến kỹ thuật; thông báo kịp thời các sai sót về chuyên môn kỹ thuật.

Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật của đơn vị tuyến dưới.

Hỗ trợ kỹ thuật tuyến dưới khi có yêu cầu.

Định kỳ sinh hoạt và lắng nghe ý kiến đóng góp của tuyến dưới.

Xây dựng phương án chuyển tuyến trong phạm vi được phân công. – Tổ chức thực hiện công tác đào tạo lại, đào tạo liên tục  cho cán bộ của các đơn vị tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật tại bệnh viện hoặc tại cơ sở.

Tiếp nhận cán bộ chuyên môn của tuyến dưới về học tập thực hành, nâng cao tay nghề.

Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học – công nghệ: 

Thực hiện nghiên cứu khoa học về chỉ đạo tuyến. 

Hướng dẫn và phối hợp với tuyến dưới nghiên cứu xây dựng mô hình chuyển tuyến.

Triển khai công tác hướng về cộng đồng: 

Cùng với tuyến dưới hướng về cộng đồng thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giữ gìn vệ sinh môi trường, tham gia phòng chống dịch bệnh. 

Sẵn sàng ứng cứu hỗ trợ tuyến dưới khi trong địa bàn xảy ra thảm họa, thiên tai và dịch bệnh. 

Tham gia phối hợp với đơn vị đầu ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến. 

Hàng năm các đơn vị tổ chức tổng kết việc thực hiện công tác chỉ đạo tuyến theo kế hoạch và báo cáo kết quả với đơn vị làm đầu ngành cho từng chuyên khoa, chuyên ngành. 

Các đơn vị tuyến trên được phân công làm đầu ngành chỉ đạo tuyến công tác khám, chữa bệnh 

Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ, quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới chuyên ngành, chuyên khoa trên phạm vi toàn quốc, đồng thời chủ trì phối hợp với một số bệnh viện được phân công chỉ đạo tuyến. 

Lập kế hoạch đào tạo và tổ chức thực hiện giúp tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên khoa, chuyên ngành để nâng cao chất lượng cấp cứu, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh. 

Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các cơ sở y tế tuyến dưới triển khai thực hiện các chương trình, dự án quốc gia, quốc tế. 

Theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của tuyến dưới. 

Hàng năm tổ chức tổng kết và tổng hợp, báo cáo kết quả công tác chỉ đạo tuyến trên toàn quốc với Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) theo định kỳ, đột xuất. 

Nhiệm vụ của đơn vị tuyến dưới 

Tiếp nhận sự chỉ đạo và giám sát của đơn vị tuyến trên về chuyên môn nghiệp vụ trong các hoạt động chỉ đạo tuyến công tác khám, chữa bệnh. 

Xây dựng kế hoạch đề nghị đơn vị chỉ đạo tuyến tuyến trên hỗ trợ đào tạo cán bộ, đăng ký nhu cầu chuyển giao các quy trình kỹ thuật. 

Chuẩn bị đầy đủ về nhân sự, trang thiết bị, vật tư cần thiết khi tiếp nhận chuyển giao quy trình kỹ thuật từ đơn vị chỉ đạo tuyến tuyến trên. 

Hợp tác với đơn vị chỉ đạo tuyến tuyến trên khi tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật tại đơn vị mình. 

Phối hợp cùng đơn vị chỉ đạo tuyến tuyến trên xây dựng mô hình chuyển tuyến. 

Thông báo kịp thời và đề nghị đơn vị tuyến trên hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ khi có trường hợp vượt quá khả năng hoặc khi trên địa bàn có thảm họa, thiên tai, dịch bệnh. 

Báo cáo định kỳ, đột xuất với đơn vị chỉ đạo tuyến tuyến trên.

(Quyết định 4026/QĐ-BYT ngày 20/10/2010) 

Phạm vi chỉ đạo tuyến

Được phân công dựa trên nguyên tắc:

Chỉ đạo tuyến theo các chuyên khoa, chuyên ngành.

Kết hợp giữa chuyên khoa và đa khoa.

Lựa chọn một đơn vị làm đầu ngành để chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tổng hợp, thống kê, báo cáo cho từng chuyên khoa, chuyên ngành trên toàn quốc.

Căn cứ vào điều kiện thực tế và năng lực của các chuyên khoa, chuyên ngành và nhu cầu của các đơn vị để phân công phạm vi chỉ đạo tuyến phù hợp.

Phân công theo vị trí địa lý, miền, vùng, tỉnh/ thành phố tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị tham gia công tác chỉ đạo tuyến.

Đảm bảo sự thống nhất giữa các vụ, cục thuộc Bộ Y tế và các đơn vị được phân công công tác chỉ đạo tuyến.

(Quyết định 4026/QĐ-BYT ngày 20/10/2010)

Luân phiên cán hộ hỗ trợ tuyến dưới

Đề án 1816

Sự cần thiết luân phiên cán bộ từ tuyến trên về hỗ trợ tuyến dưới

Bối cảnh thế giới:     

Hầu hết các nước trên thế giới luôn tồn tại tình trạng phân bổ nhân lực y tế không đồng đều giữa các vùng, miền, giữa nông thôn/thành thị, đồng bằng/ miền núi. Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2006 ở vùng thành thị dân cư

Trung Quốc: 67% cán bộ y tế phục vụ cho dân thành thị (chiếm 47%DS). 80% CBYT trình độ cao di chuyển về thành thị, Tỷ lệ cán bộ y tế/1 vạn dân: 6,63 gấp 2,2 lần so với nông thôn (2,94). Thái Lan: tỷ lệ cán bộ y tế /1 vạn dân tại Băng Cốc gấp 17 lần vùng Tây Bắc (1979). Nhật Bản là nước phát triển nhưng cũng luôn tồn tại tình trạng thiếu NLYT ở vùng nông thôn, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa. 

Để khắc phục tình trạng nêu trên các nước trên thế giới đã thực hiện nhiều giải pháp tình thế và lâu dài. Bao gồm 4 nhóm giải pháp chính: Tuyển dụng đào tạo, tài chính, luật hóa và nhóm giải pháp mang tính hỗ trợ.

Chú trọng tuyển sinh và đào tạo cán bộ y tế là người ở các vùng nông thôn (Thái lan, Úc, Mỹ…) Trang bị kiến thức, kỹ năng cho sinh viên để có thể làm việc ở vùng nông thôn…Có chính sách ưu tiên tuyển dụng làm việc tại vùng nông thôn, Hợp đồng với cán bộ y tế đã nghỉ hưu, thuê sinh viên nước ngoài mới ra trường….

Tăng cường chế độ đãi ngộ, điều kiện sống, điều kiện làm việc cho cán bộ y tế ở vùng sâu, vùng xa. Indonesia: Lương bác sĩ vùng sâu, vùng xa gấp đôi bác sĩ thành thị. Thái Lan trả phụ cấp gấp 3 lần lương cơ bản cho bác sĩ công tác tại vùng sâu vùng xa, đồng thời ưu đãi sắp sếp ngạch công chức. Bác sĩ có thâm niên 10-12 năm tại nông thôn được xếp bậc lương bằng Lãnh đạo cơ sở y tế tuyến tỉnh (xếp bậc 9/11). Xây nhà ở cho cán bộ y tế, cải thiện điện, đường, nước sinh hoạt. Zambia bác sĩ công tác ở vùng nông thôn được nhận phụ cấp 30% lương, được hỗ trợ nâng cấp nhà ở, hỗ trợ xe, cho vay tiền mua nhà, hỗ trợ học phí thời gian học đại học, hỗ trọ học phí học nâng cao.

Nhật Bản: thành lập trường đại học y đào tạo bác sĩ cho vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ kinh phí đào tạo đại học y cho các sinh viên được gửi đi học từ các vùng thiếu bác sĩ, sau khi tốt nghiệp sinh viên có trách nhiệm về công tác một số năm tại địa phương đã gửi đi học và hỗ trợ kinh phí đào tạo.  

Nhiều nước như Malaixia, Thái Lan, …đã xác định việc điều đưa ra chính sách đối phối, bố trí cán bộ chuyên môn cao làm việc tại vùng sâu, vùng xa là chương trình quốc gia, xác định nhu cầu địa phương, điều động cán bộ phù hợp. Sinh viên sau tốt nghiệp có nghĩa vụ phải công tác một số năm ở vùng sâu, vùng xa. Cán bộ trước khi được đi học chuyên khoa sâu phải có thời gian công tác ở vùng sâu, vùng xa. 

Thực hiện các hình thức tôn vinh cán bộ y tế ở vùng nông thôn. Thái Lan: thành lập Hiệp hội bác sĩ nông thôn để tăng vị thế, bảo vệ quyền lợi bác sĩ nông thôn

Như vậy, việc thiếu cán bộ y tế làm việc tại tuyến dưới, vùng sâu vùng xa, đặc biệt là cán bộ y tế tay nghề cao là phổ biến ở các nước trên thế giới. Giải pháp Luân phiên về tuyến dưới, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn là một trong bốn giải pháp được nhiều nước thực hiện và đã mang lại hiệu quả tốt.

Việt Nam tại thời điểm xây dựng Đề án:

Trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. 

Mạng lưới y tế phát triển rộng khắp, 97,9% xã có trạm y tế hoạt động, 100% xã có cán bộ y tế hoạt động, 99,6% xã có nữ hộ sinh hoạt động. Số bác sĩ/vạn dân xu hướng tăng 2001: 4,1; 2006: 6,2, trong khi đó Indonesia: 1,3; Trung Quốc:10,6; Thái Lan: 3,7. 

Hệ thống khám, chữa bệnh ngày càng phát triển. Trang thiết bị được trang bị hiện đại hơn. Chất lượng chẩn đoán, điều trị nâng cao, nhiều kỹ thuật cao được thực hiện. 

Tổng số bệnh viện công: 1062: Bệnh viện trung ương : 36; bệnh viện đa khoa, chuyên khoa các tỉnh: 325; bệnh viện đa khoa huyện: 621, Trạm y tế: 10.997. Tổng số bệnh viện ngoài công lập: 100. Tỷ lệ bác sĩ/giường bệnh tại các bệnh viện: Trung ương 0,25/1 GB, địa phương là 0,22/1 giường bệnh.

Các bệnh viện tuyến trên đã tích cực hỗ trợ kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới qua phương thức chỉ đạo tuyến, nhưng kết quả còn nhiều hạn chế.  Ngành y tế nói chung, hệ thống khám, chữa bệnh nói riêng phải đối mặt với một số hạn chế. Đầu tư cho y tế tuy có tăng nhưng chưa tương xứng với nhu cầu khám, chữa bệnh. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của nhiều bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện tuyến dưới xuống cấp. Tình trạng thiếu nhân lực y tế phổ biến ở tuyến dưới, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt thiếu cán bộ y tế có tay nghề cao. 

Chất lượng công tác khám, chữa bệnh của các bệnh viện tuyến dưới, nhất là miền núi, vùng sâu, xa còn hạn chế. Hiện tượng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên vẫn còn phổ biến. 

Để khắc phục tình trạng trên, ngày 26/5/2008, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1816/2008/QĐ-BYT phê duyệt Đề án: “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” (gọi tắt là Đề án 1816), một hoạt hoạt động đặc thù của chỉ đạo tuyến.

Mục tiêu Đề án 1816:

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa thiếu cán bộ y tế.

Giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là các bệnh viện tuyến trung ương.

Chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ tuyến dưới. 

Phương thức, quy trình, chỉ tiêu thực hiện cử cán bộ luân phiên:

Bệnh viện tuyến trên cử cán bộ chuyên môn về hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới theo hai phương thức: hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ cán bộ tuyến dưới, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tuyến dưới; hỗ trợ nhân lực cho vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, thiếu nhân lực. Hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật là chủ yếu.

Nguyên tắc và thời gian cử cán bộ luân phiên:

Cử cán bộ chuyên môn có khả năng giải quyết độc lập các kỹ thuật về hỗ trợ BV tuyến dưới.

Thời gian luân phiên do đơn vị cử cán bộ quyết định nhưng tối thiểu 3 tháng/1 đợt. 

Một bệnh viện tuyến trên có thể hỗ trợ một hoặc nhiều BV tuyến dưới, một bệnh viện bệnh viện tuyến dưới có thể nhận hỗ trợ của một hoặc nhiều bệnh viện tuyến trên. 

Chỉ tiêu cử cán bộ luân phiên: 

Bộ Y tế quy định về chỉ tiêu cử cán bộ luân phiên đối với các bệnh viện trực thuộc Bộ: bệnh viện đa khoa: 01 cán bộ/50 giường bệnh kế hoạch; bệnh viện chuyên khoa: 01 cán bộ/30 giường bệnh kế hoạch. Định mức này được quy định thực hiện ổn định trong 2 năm 2008, 2009. Tuy nhiên trong thực tế, quy định này đã thực hiện đến hết năm 2011.

Quy trình thực hiện:

Khảo sát thực trạng năng lực và nhu cầu hỗ trợ chuyên môn của tuyến dưới. Xác định nội dung hỗ trợ phù hợp với khả năng tuyến trên và nhu cầu tuyến dưới.

Ký kết hợp đồng hỗ trợ giữa bệnh viện tuyến trên và bệnh viện tuyến dưới. Lập kế hoạch hỗ trợ/ tiếp nhận hỗ trợ. 

Bệnh viện tuyến trên trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định cử cán bộ luân phiên. Thực hiện cử cán bộ luân phiên hỗ trợ. 

Bệnh viện tuyến dưới chuẩn bị các điều kiện về trang thiết bị, nhân lực, bệnh nhân để tiếp nhận hỗ trợ chuyên môn, tiếp nhận và tạo điều kiện cán bộ luân phiên về làm việc.

Tổ chức kiểm tra giám sát, hỗ trợ thực hiện.

Đánh giá kết quả hỗ trợ, thanh lý hợp đồng.

Tiếp tục theo dõi đánh giá nhu cầu hỗ trợ của bệnh viện tuyến dưới để có hỗ trợ phù hợp.

Kết quả cơ bản thực hiện Đề án 1816 giai đoạn 2008 – 2012:

Công tác triển khai thực hiện

Bộ Y tế:

Thành lập Ban chỉ đạo Đề án 1816 Bộ Y tế do Bộ trưởng làm Trưởng ban, Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực khám, chữa bệnh làm Phó Trưởng Ban Thường trực, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh là phó Ban. Ban chỉ đạo duy trì họp giao ban hàng tuần. Thành lập Phòng Chỉ đạo tuyến và luân phiên luân chuyển cán bộ, bộ phận thường trực giúp việc Ban chỉ đạo.

Tổ chức các hoạt động truyền thông: Bộ Y tế giao Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung ương phối hợp với các cơ quan báo đài trung ương, địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, mục tiêu, nội dung và kết quả thực hiện Đề án. Hàng ngàn tin, bài, phóng sự về Đề án 1816 được đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bản tin chuyên đề về 1816, được xây dựng và duy trì phát hành hàng tháng, phát hành tài liệu: “Đề án 1816 từ chủ trương đến thực tiễn”.

Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc tổ chức thực hiện Đề án 1816 và các hoạt động hỗ trợ Đề án 1816: 

Công văn số 86/BCSĐ ngày 24/2/2009 của Ban cán sự Đảng Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường lãnh đạo thực hiện Đề án 1816.

Quyết định số 4149/QĐ-BYT ngày 22/10/2008 quy định tạm thời định mức cán bộ chuyên môn được cử đi luân phiên đối với các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.

Quyết định số 3169/QĐ-BYT ngày 26/8/2008 về việc giao bổ sung chỉ tiêu biên chế năm 2008 đối với các bệnh viện tham gia đợt I Đề án 1816.

Các văn bản hướng dẫn tạm thời về kinh phí, về chỉ tiêu đi luân phiên; về mẫu báo cáo, về quy trình đi luân phiên, về hướng dẫn xây dựng quy trình chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn chứng nhận chuyển giao kỹ thuật, chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ luân phiên…..

Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học để đánh giá hoạt động Đề án 1816, mặt mạnh, tồn tại, đề xuất giải pháp khắc phục tồn tại: Giao Viện Chiến lược và Chính sách y tế và Cục Quản lý Khám, chữa bệnh tổ chức nghiên cứu đánh giá thực hiện Đề án.

Tổ chức hoạt động tập huấn/hội thảo để phổ biến, quán triệt, tuyên truyền về chủ trương, mục tiêu, nội dung, giải pháp của Đề án 1816, tăng cường năng lực thực hiện Đề án 1816 cho cán bộ các cấp ngành Y tế.

Kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện: thường xuyên kiểm tra giám sát hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện tại các địa phương. 

Tổ chức giao ban/sơ kết để rút kinh nghiệm thực hiện và giải quyết khó khăn, vướng mắc. 

Kinh phí tổ chức thực hiện: Ngân sách nhà nước cấp cho việc tổ chức thực hiện tại cấp trung ương: năm 2008: 4,825 tỷ; năm 2009: 30 tỷ; năm 2010 và 2011 mỗi năm 35 tỷ đồng. Nhiều tổ chức, cá nhân đã ủng hộ cho việc thực hiện Đề án: Ngân hàng Viettinbank (ủng hộ 20 xe ô tô), Công ty Việt Nhật và nhiều đơn vị khác…

Các bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế

37/37 bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh  trực thuộc Bộ Y tế thành lập Ban chỉ đạo.  

37/37 bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án 1816; 02 bệnh viện thuộc các cơ sở đào tạo: BV Tuệ Tĩnh – Học viện Y Dược Cổ truyền, BV Đại học Y Dược TP. HCM tình nguyện cử cán bộ luân phiên; 37/37 bệnh viện đã có khảo sát đánh giá thực trạng tuyến dưới, xác định nhu cầu cần hỗ trợ trước khi lập kế hoạch cử cán bộ luân phiên.

Các bệnh viện đã tổ chức quán triệt quan điểm, chủ trương thực hiện Đề án 1816 đến từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của bệnh viện. 

72 bệnh viện cử 6.831lượt cán bộ luân phiên, trong đó bệnh viện trung ương 4.143 lượt cán bộ.

Địa phương 

47/63 tỉnh/thành phố thành lập ban chỉ đạo Đề án tại địa phương do Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh/thành phố phụ trách văn xã làm

Trưởng ban chỉ đạo, Giám đốc Sở Y tế làm Phó Trưởng ban Thường trực, ủy viên là các lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan để chỉ đạo công tác triển khai thực hiện Đề án tại địa phương. 

25 Sở Y tế đã thành lập ban chỉ đạo cấp Sở; 185 Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh và 322 bệnh viện huyện thành lập ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1816 của bệnh viện.

Các tỉnh/thành phố phối hợp với bệnh viện tuyến trên đánh giá thực trạng, nhu cầu hỗ trợ chuyên môn, lập kế hoạch tiếp nhận cán bộ luân phiên từ bệnh viện trung ương về hỗ trợ (62/63 tỉnh/thành phố); cử cán bộ luân phiên từ bệnh viện tỉnh hỗ trợ bệnh viện huyện (47/63 tỉnh/thành phố); cử bác sĩ từ bệnh viện huyện về khám, chữa bệnh tại trạm y tế xã (36/63 tỉnh/thành phố). Một số địa phương đã cân đối kinh phí để chi cho hoạt động cử cán bộ luân phiên: TP. Hồ Chí Minh (4,1 tỷ), Hà Nội (3,5 tỷ), Cao Bằng (3 tỷ), Thừa Thiên Huế, Hải Dương (320tr)…

Kết quả hỗ trợ chuyên môn của cán bộ luân phiên

Kết quả hỗ trợ của cán bộ bệnh viện trung ương luân phiên hỗ trợ bệnh viện tỉnh

Cán bộ đi luân phiên đã tổ chức 2.904 lớp tập huấn nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn tay nghề cho 69,044 lượt cán bộ tuyến dưới.

5.148 kỹ thuật thuộc 26 chuyên ngành đã được chuyển giao cho tuyến tỉnh. 90% các kỹ thuật sau tiếp nhận chuyển giao, tuyến dưới đã tự thực hiện được.

875.569 lượt người bệnh được CBLP khám, chữa bệnh tại tuyến dưới;

22.415 ca phẫu thuật, thủ thuật được CBLP trực tiếp thực hiện.

Nhiều đơn vị báo cáo giảm tỷ lệ chuyển tuyến theo loại bệnh tật được điều trị bằng các kỹ thuật chuyển giao cho tuyến dưới từ 17- 30%. (Ví dụ: Đục thủy tinh thể giảm chuyển tuyến sau chuyển giao kỹ thuật phaco…) . Tuy nhiên chưa có đánh giá cụ thể nào về giảm tỷ lệ chuyển tuyến để loại trừ các yếu tố nhiễu. * Kết quả luân phiên nội bộ địa phương: Theo báo cáo chưa đầy đủ của các đơn vị có:

Bệnh viện tỉnh cử 2.770 lượt cán bộ luân phiên hỗ trợ 360 lượt bệnh viện huyện, tổ chức 962 lớp tập huấn cho 20.443 lượt học viên, chuyển giao 2.514 kỹ thuật, khám, chữa bệnh cho 270.500 lượt người bệnh, trực tiếp phẫu thuật 6.788 ca. 

Bệnh viện huyện cử 3.234 lượt cán bộ xuống hỗ trợ 2.116 lượt trạm y tế xã, KCB cho 3.781.658 lượt người bệnh.

Đánh giá kết quả: 

Việc thực hiện đề án 1816 là thực hiện đường lối chỉ đạo của Đảng và nhà nước về công tác Y tế hướng về cơ sở, đảm bảo an sinh xã hội, công bằng trong chăm sóc sức khỏe.

Qua 4 năm thực hiện đề án cơ bản đã bám sát mục tiêu Đề án, đã góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho tuyến dưới, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề cho cán bộ y tế, nâng cao vị thế uy tín của cơ sở khám, chữa bệnh địa phương, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, tạo điều kiện cho bệnh viện tuyến dưới phát triển các chuyên khoa sâu.

Đề án mang nhiều lợi ích cho ngành y tế, đặc biệt nâng cao năng lực tuyến dưới, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tuyến dưới, giúp người dân được hưởng dịch vụ y tế kỹ thuật cao tại địa phương với chi phí thấp, góp phần giảm tải tuyến trên. 

Đề án 1816 đã có hiệu quả thiết thực cho các bệnh viện tuyến dưới. Nhiều bệnh viện tuyến dưới đã, đang tiếp tục đề nghị bệnh viện tuyến trên đến hỗ trợ tăng cường.

Mối quan hệ đồng nghiệp giữa bệnh viện tuyến trên và bệnh viện tuyến dưới được tăng cường, gắn kết, đồng cảm, hình thức trao đổi chuyên môn qua điện thoại, Internet được hình thành giúp nâng cao năng lực chuyên môn.

Sau khi đi luân phiên cán bộ tuyến trên được hoàn thiện nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, hiểu biết thêm về kiến thức xã hội, về môi trường làm việc của đồng nghiệp tuyến dưới, văn hóa địa phương, phong tục tập quán, hoàn cảnh sống của người dân… 

Thực hiện chỉ đạo của PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế về việc coi hoạt động luân phiên cán bộ hỗ trợ tuyến dưới là một giải pháp góp phần chống quá tải bệnh viện, Đề án 1816 đã, sẽ được tiếp tục triển khai thực hiện.

Hạn chế, bất cập:

Quy định bắt buộc thời gian 3 tháng/ một cán bộ/ một lần đi luân phiên chưa phù hợp với nhu cầu chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới vì có kỹ thuật cần thời gian chuyển giao trên 3 tháng những cũng có kỹ thuật chỉ cần dưới 3 tháng. Vì vậy có tình trạng đối phó trong quá trình thực hiện.

Định mức cử cán bộ đi luân phiên theo Quy định 50 giường kế hoạch đối với BV đa khoa và 30 giường đối với BV chuyên khoa cử 01 cán bộ đi luân phiên là quá cao, vì thực tế hầu hết các đơn vị thực hiện đều dưới 100% định mức. Vì thực tế khi triển khai các đơn vị phải căn cứ nhu cầu tuyến dưới và khả năng đáp ứng của bệnh viện.

Về tổ chức thực hiện có tình trạng các bệnh viện tuyến trên khảo sát không kỹ nhu cầu tuyến dưới cử cán bộ đi luân phiên không phù hợp, hiệu quả thấp.

Trang thiết bị, nhân lực ở các bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa hạn chế do đó khó thực hiện chuyển giao kỹ thuật.

 

Quyết định 14/qđ-ttg của thủ tướng chính phủ và quyết định số 5068/qđ-byt của bộ trưởng bộ y tế

Nhằm phát huy mặt mạnh, khắc phục tồn tại của Đề án 1816 và nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động luân phiên cán bộ, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5068/QĐ-BYT ngày 21tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định một số nội dung triển khai thực hiện đào tạo, chuyển giao kỹ thuật theo gói dịch vụ y tế theo Đề án 1816 từ năm 2013. 

Đồng thời để tăng cường thực hiện luân phiên cán bộ hỗ trợ tuyến dưới tại các địa phương, Bộ Y tế đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg ngày ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Quyết định số 5068/QĐ-BYT ngày 21tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Quyết định số 5068/QĐ-BYT ngày 21tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định một số nội dung triển khai thực hiện Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” được phê duyệt tại Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế (viết tắt là Đề án 1816) từ năm 2013, như sau:

Nguyên tắc thực hiện:

Các bệnh viện tuyến trên tập trung tổ chức chuyển giao gói kỹ thuật theo nhu cầu của bệnh viện tuyến dưới và phù hợp với khả năng đáp ứng của bệnh viện tuyến trên. 

Việc tăng cường nhân lực cho tuyến dưới có thể áp dụng trong các trường hợp: tuyến dưới có nhu cầu hỗ trợ khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa thiếu cán bộ y tế; tuyến xã chưa có bác sĩ.

Các bệnh viện tuyến trung ương hỗ trợ tuyến tỉnh; tuyến tỉnh hỗ trợ tuyến huyện; tuyến huyện cử bác sĩ định kỳ về trạm y tế xã khám, chữa bệnh theo buổi trong tuần.

Cán bộ hoặc kíp cán bộ chuyên môn của bệnh viện tuyến trên tham gia chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến dưới phải là cán bộ có khả năng giải quyết độc lập được các kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn hỗ trợ. 

Hình thức chuyển giao kỹ thuật:

Các bệnh viện xây dựng và tổ chức thực hiện chuyển giao kỹ thuật theo hướng dẫn tại Công văn số 2950 /BYT- KCB, ngày 10 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn xây dựng quy trình chuyển giao kỹ thuật y tế trong thực hiện Đề án 1816. Việc chuyển giao kỹ thuật có thể thực hiện theo một trong các hình thức sau:

Bệnh viện tuyến trên về chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến dưới; 

Bệnh viện tuyến dưới cử cán bộ hoặc kíp cán bộ chuyên môn phù hợp tiếp nhận kỹ thuật tại bệnh viện tuyến trên;

Phối hợp hai hình thức trên.

Xác định kỹ thuật hoặc gói dịch vụ kỹ thuật đã được chuyển giao:

Các bệnh viện sau khi hoàn thành chuyển giao kỹ thuật hoặc gói dịch vụ kỹ thuật được cấp chứng nhận chuyển giao kỹ thuật theo hướng dẫn tại Công văn số 1999/BYT-KCB, ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Tổ chức thực hiện:

Các bệnh viện: 

Bệnh viện tuyến dưới (kể cả trạm y tế xã) đề xuất nhu cầu chuyển giao kỹ thuật và tăng cường nhân lực gửi về bệnh viện tuyến trên trước ngày 31 tháng 10 hàng năm.

Bệnh viện tuyến trên tổng hợp báo cáo nhu cầu tuyến dưới theo phân công chỉ đạo tuyến của Bộ Y tế; xem xét khả năng đáp ứng, lập kế hoạch chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ tuyến dưới. Trong kế hoạch cần ghi rõ danh mục gói kỹ thuật chuyển giao, đơn vị tiếp nhận, danh sách cán bộ tham gia chuyển giao và nhận chuyển giao và dự toán kinh phí theo từng gói kỹ thuật báo cáo về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (đối với bệnh viện trung ương), Sở Y tế (đối với bệnh viện thuộc Sở Y tế) trước ngày 15 tháng 11 hàng năm để Cục và Sở trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh là đầu mối phối hợp với các Vụ, Cục liên quan có trách nhiệm tổng hợp, điều phối, tổ chức thẩm định kế hoạch của các bệnh viện trực thuộc Bộ, trình Lãnh đạo Bộ Y tế xem xét phê duyệt; tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất và tổng kết, đánh giá thực hiện Đề án 1816 hàng năm.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố: có trách nhiệm tổng hợp, điều phối, thẩm định kế hoạch của các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, phê duyệt theo thẩm quyền; tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất và tổng kết, đánh giá thực hiện Đề án 1816 (đặc biệt đánh giá việc tiếp nhận và duy trì các gói kỹ thuật nhận chuyển giao từ bệnh viện tuyến Trung ương) hàng năm; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh).

Bãi bỏ Quyết định số 4149/QĐ-BYT ngày 22 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định tạm thời định mức cán bộ chuyên môn được cử đi luân phiên đối với các bệnh viện trực thuộc Bộ khi thực hiện Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.  

Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg ngày ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ

Quyết định này quy định thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến trung ương xuống tuyến tỉnh, từ tuyến tỉnh xuống tuyến huyện và tuyến huyện xuống tuyến xã, từ vùng có điều kiện kinh tế – xã hội không khó khăn đến vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.                 

Đối tượng áp dụng:

Quyết định này áp dụng đối với bác sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên (sau đây gọi chung là người hành nghề) làm việc trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

Quyết định này không áp dụng đối với người hành nghề thuộc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của lực lượng vũ trang.

Quy định về đối tượng được miễn thực hiện chế độ luân phiên

Người hành nghề là nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, nam nuôi con nhỏ một mình dưới 36 tháng tuổi.

Người hành nghề đã có thời gian công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên.

Người hành nghề có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Là con độc nhất trong gia đình có bố, mẹ già; người trực tiếp chăm sóc bố, mẹ già yếu hoặc tàn tật, ốm đau thường xuyên; có vợ (hoặc chồng) bị tàn tật không có khả năng chăm sóc con cái; bản thân không bảo đảm sức khỏe để công tác xa nhà.

Người hành nghề là nam quá 55 tuổi, nữ quá 50 tuổi (trừ trường hợp tự nguyện).

Các trường hợp đặc biệt khác do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định đối với người hành nghề thuộc quyền quản lý.

Nguyên tắc thực hiện

Phù hợp với nhu cầu về số lượng và chất lượng chuyên môn của tuyến dưới cần hỗ trợ và khả năng đáp ứng của tuyến trên.

Ưu tiên thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn người hành nghề tăng cường cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở tuyến cơ sở, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Bảo đảm tính công bằng, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nhân lực.   – Chế độ luân phiên có thời hạn phải thực hiện theo kế hoạch được duyệt, đúng thẩm quyền và đúng trình tự.

Hình thức, thời gian thực hiện chế độ luân phiên

Việc cử người hành nghề đi luân phiên có thời hạn theo hình thức cử cá nhân hoặc theo nhóm chuyên môn.

Người hành nghề thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn với thời gian tối thiểu là 06 tháng, tối đa là 12 tháng (trừ trường hợp tự nguyện đi thời gian dài hơn).

Người hành nghề có thể được cử đi luân phiên có thời hạn theo nhiều đợt, ở nhiều nơi theo yêu cầu của tuyến dưới. Mỗi đợt đi luân phiên theo nhu cầu công việc của nơi được cử đến cần bố trí người đến luân phiên làm việc 2 ngày/tuần, 1 tuần/tháng và được cộng dồn thời gian của các đợt để tính tổng thời gian hoàn thành chế độ luân phiên. Thời gian tối đa của mỗi đợt đi luân phiên không quá 60 ngày.

Người hành nghề đã có thời gian đi luân phiên có thời hạn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền trước khi Quyết định này có hiệu lực thì được tính trừ vào thời gian đi luân phiên theo quy định của Quyết định này.

Trách nhiệm của người hành nghề đi luân phiên

Chấp hành nội quy, quy chế và sự chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đến làm việc theo chế độ luân phiên.

Chấp hành quyết định điều động của người đứng đầu cơ quan, đơn vị cử đi luân phiên có thời hạn; thực hiện đúng phạm vi chuyên môn, thời gian, địa điểm làm việc được giao.

Chấp hành các quy chế chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian được cử đi luân phiên có thời hạn cho đơn vị trực tiếp cử đi luân phiên.

Chế độ áp dụng đối với người hành nghề trong thời gian đi luân phiên

Chế độ tiền lương, phụ cấp hiện hưởng:

100% tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương (không bao gồm phụ cấp ưu đãi nghề);

Phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp độc hại, phụ cấp đặc biệt; phụ cấp khu vực (nếu có) như đối với người hành nghề tại nơi đến công tác. Trường hợp nơi đến luân phiên thực hiện các mức phụ cấp này thấp hơn tại đơn vị được cử đi thì được giữ nguyên mức hiện hưởng;

Phụ cấp đặc thù đối với viên chức y tế như: Phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, phụ cấp chống dịch và chế độ làm đêm, thêm giờ (nếu có) theo chế độ quy định;

Các quyền lợi khác như: Thu nhập tăng thêm, tiền thưởng (nếu có).

Chế độ đặc thù với người hành nghề đi luân phiên

Trợ cấp hằng tháng bằng 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);

Thù lao biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tập huấn; tiền báo cáo viên theo chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức nhà nước hiện hành khi tham gia các lớp tập huấn trong thời gian đi luân phiên.

Chế độ ưu tiên

Người hành nghề hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời gian đi luân phiên (có quyết định khen thưởng của đơn vị, nơi người hành nghề đến luân phiên) thì được xét ưu tiên nâng bậc lương trước thời hạn, thay đổi chức danh nghề nghiệp khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được hưởng các chế độ khen thưởng khác do đơn vị quy định.

Nguồn kinh phí và trách nhiệm chi trả chế độ

Nguồn kinh phí thực hiện các chế độ đối với người hành nghề trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm giao cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; trong đó:

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cử người hành nghề đi luân phiên có thời hạn xuống tuyến dưới có trách nhiệm thanh toán các chế độ quy định tại Điểm a, b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 của Quyết định này cho người hành nghề thuộc đơn vị mình đã được cử đi luân phiên. Trường hợp đơn vị nơi người hành nghề đến luân phiên đã bố trí phòng nghỉ thì không thực hiện thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhận người hành nghề từ tuyến trên đến luân phiên có trách nhiệm thanh toán các chế độ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 7 và các quyền lợi khác như: Thu nhập tăng thêm, tiền thưởng (nếu có), phúc lợi tập thể của đơn vị mình cho người hành nghề được cử đến luân phiên.   – Chế độ công tác phí:

Công tác phí của người hành nghề đi luân phiên do đơn vị cử đi chi trả theo chế độ quy định.

Trách nhiệm của Bộ Y tế

Tổ chức triển khai, hướng dẫn việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn của người hành nghề; theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Quyết định này trong toàn quốc và định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chỉ đạo thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn của người hành nghề đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế.

Phê duyệt kế hoạch đi luân phiên của các đơn vị trực thuộc Bộ trước 30 tháng 6 hằng năm.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Tổ chức triển khai, hướng dẫn việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn của người hành nghề đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc quyền quản lý của địa phương.

Phê duyệt các chương trình, kế hoạch, chính sách luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề trên địa bàn tỉnh trước 30 tháng 6 hằng năm.

Bố trí kinh phí thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn người hành nghề theo quy định của Quyết định này.

Trách nhiệm của Sở Y tế

Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các dự thảo chương trình, kế hoạch, chính sách luân phiên có thời hạn người hành nghề trên địa bàn tỉnh.

Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, chính sách luân phiên có thời hạn của địa phương sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc quyền quản lý.

Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước chi cho việc thực hiện nhiệm vụ luân phiên có thời hạn người hành nghề; huy động các nguồn lực xã hội hóa cho các hoạt động luân phiên có thời hạn người hành nghề.

Quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn.

Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thống kê, báo cáo Bộ Y tế về việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn.

Trách nhiệm của các đơn vị cử người hành nghề đi luân phiên

Thực hiện khảo sát, xác định nhu cầu của đơn vị, địa phương tiếp nhận người hành nghề đến luân phiên có thời hạn; hợp đồng trách nhiệm với địa phương, đơn vị về số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thời gian làm việc của người hành nghề đến làm nhiệm vụ.

Xây dựng kế hoạch hằng năm, thông qua các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội của đơn vị, công khai kế hoạch trong toàn đơn vị và điều động hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều động người hành nghề đi luân phiên có thời hạn theo kế hoạch.

Bố trí kinh phí để thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn người hành nghề của đơn vị theo quy định tại Điều 8 của Quyết định này.

Trách nhiệm của các đơn vị tiếp nhận người hành nghề đến thực hiện chế độ luân phiên

Xác định nhu cầu về nhân lực cần bổ sung, tăng cường phù hợp với yêu cầu thực tế, lập kế hoạch tiếp nhận người hành nghề đến luân phiên có thời hạn và kỹ thuật chuyên môn cần hỗ trợ.

Sắp xếp chỗ ở, phương tiện làm việc, phổ biến về phong tục tập quán của đồng bào địa phương cho người hành nghề đến luân phiên có thời hạn.

Bố trí kinh phí để giải quyết chế độ cho người hành nghề luân phiên có thời hạn ở đơn vị và kinh phí để bảo đảm các điều kiện vật chất phục vụ công tác chuyên môn cho người hành nghề đến làm việc.

Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp làm việc giữa người hành nghề đi luân phiên có thời hạn và người hành nghề của đơn vị.

Xác nhận kết quả làm việc của người hành nghề đến luân phiên.

Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020

Sự cần thiết xây dựng đề án        

Trong thời gian qua, ngành y tế nước ta nói chung, hệ thống khám bệnh, chữa bệnh nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các bệnh viện được đầu tư, phát triển hơn, nhiều kỹ thuật, công nghệ y học tiên tiến được áp dụng trong khám, chữa bệnh, khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế của người dân được cải thiện, góp phần cứu chữa được nhiều người mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo mà trước đây chưa cứu chữa được hoặc phải đi nước ngoài khám, chữa bệnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hệ thống khám, chữa bệnh của nước ta vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất cập, thách thức: Mô hình bệnh tật kép (bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm); nguồn lực đầu tư cho y tế tuy có tăng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; số giường bệnh/vạn dân thấp hơn so với các nước trong khu vực, năm 2011 đạt tỷ lệ 21,1 giường bệnh/vạn dân[1]; nhân lực y tế cho lĩnh vực khám chữa bệnh còn thiếu so với định mức biên chế và nhu cầu thực tế; tỷ lệ bác sĩ/vạn dân đạt 7,211 là tỷ lệ thấp so với nhiều nước trong khu vực; phân bố nhân lực y tế không đồng đều, cán bộ có tay nghề cao thường tập trung chủ yếu ở các thành thị, vùng kinh tế, xã hội phát triển, tình trạng thiếu nhân lực y tế phổ biến ở nhiều địa phương; nhiều kỹ thuật y học cao đã triển khai nhưng không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và ở các bệnh viện tuyến trung ương; ở tuyến dưới, vùng sâu, vùng xa có chất lượng dịch vụ y tế thấp hơn hẳn so với vùng kinh tế phát triển, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao của người dân hạn chế, dẫn đến sự mất công bằng trong chăm sóc sức khỏe, người dân không tin tưởng chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới. 

Việc vượt tuyến khám bệnh, chữa bệnh xảy ra khá phổ biến, nhiều người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh tuyến trung ương để khám, chữa các bệnh mà đáng lẽ có thể được điều trị hiệu quả ngay ở tuyến tỉnh, tuyến huyện, gây quá tải tại các bệnh viện tuyến trên đặc biệt là các bệnh viện trung ương.

Để giải quyết những khó khăn, thách thức nêu trên, trong nhiều năm qua Bộ Y tế đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao năng lực y tế tuyến dưới thông qua việc đẩy mạnh hoạt động chỉ đạo tuyến, hướng dẫn hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật, luân phiên cán bộ theo Đề án 1816 của Bộ Y tế và các Đề án của Chính phủ. Nhiều bệnh viện tuyến tỉnh và hầu hết bệnh viện tuyến huyện đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị theo Đề án 225, Đề án 47, Đề án 930 của Chính phủ. Tuy nhiên, các bệnh viện này còn thiếu cán bộ chuyên môn có trình độ phù hợp để sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế đã được đầu tư.

Từ năm 2005 Bộ Y tế đã thí điểm triển khai Đề án bệnh viện vệ tinh về chuyên ngành ngoại khoa và nội khoa. Mục tiêu của Đề án là tăng cường năng lực khám bệnh, chữa bệnh cho một số đơn vị vệ tinh của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Hoạt động chủ yếu là đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cung cấp trang thiết bị y tế, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa thông qua mạng Internet (Telemedicine). Kết quả của Đề án thí điểm là rất tốt, các bệnh viện vệ tinh của hai bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bạch Mai đã tiếp nhận được nhiều kỹ thuật, công nghệ y học, năng lực cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh được nâng cao, tỷ lệ chuyển người bệnh lên tuyến trên giảm. 

Thực tiễn cho thấy, triển khai thực hiện Đề án bệnh viện vệ tinh là gắn thương hiệu của bệnh viện tuyến trên với bệnh viện tuyến dưới, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ của tuyến dưới, chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện tuyến trên về bệnh viện tuyến dưới, giúp bệnh viện tuyến dưới sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất đã được đầu tư.

Xuất phát từ cơ sở thực tiễn nêu trên, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện, Bộ Y tế xây dựng Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020. 

Khái niệm

Bệnh viện hạt nhân là bệnh viện tuyến trên có đủ năng lực, được giao nhiệm vụ xây dựng và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh để giúp bệnh viện tuyến dưới nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. 

Bệnh viện vệ tinh là bệnh viện có một hoặc nhiều đơn vị vệ tinh. Bệnh viện vệ tinh chủ yếu là bệnh viện tuyến tỉnh hoặc tuyến huyện

Đơn vị vệ tinh là khoa (hoặc trung tâm) thuộc bệnh viện tuyến tỉnh hoặc bệnh viện tuyến huyện được bệnh viện hạt nhân lựa chọn đỡ đầu, hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, tư vấn để hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, năng lực và khả năng cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo mô hình bệnh viện hạt nhân.

Căn cứ pháp lý xây dựng đề án

Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;

Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; 3. Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020.

Mục tiêu đề án:

Mục tiêu chung:

Nâng cao năng lực về khám bệnh, chữa bệnh cho các bệnh viện vệ tinh, thông qua các hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, cải tạo cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị y tế, giúp người dân được khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao tại các bệnh viện vệ tinh, không phải lên tuyến trên; trước mắt tập trung ưu tiên 5 chuyên khoa: Ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản và nhi.

Mục tiêu cụ thể: 

Hình thành và phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh gồm một số bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về các chuyên khoa hiện đang quá tải trầm trọng: Ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản và nhi.

Nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh của các bệnh viện vệ tinh thông qua việc tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và tư vấn khám, chữa bệnh từ xa bằng công nghệ thông tin (Telemedicine).

Các bệnh viện hạt nhân và bệnh viện vệ tinh được đầu tư về nhân lực, cơ sở vật chất, trang bị thiết bị y tế, phương tiện chuyển tuyến, công nghệ thông tin để bảo đảm việc chuyển giao, tiếp nhận kỹ thuật có hiệu quả cao và bền vững.

Phạm vi đề án

Phạm vi chuyên môn: Tập trung đầu tư vào 5 chuyên khoa có công suất sử dụng giường bệnh quá cao: Ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản và nhi.

Thời gian và địa bàn triển khai: 

Giai đoạn 2013-2015: Ưu tiên đầu tư 48 bệnh viện tuyến tỉnh là bệnh viện vệ tinh của 14 bệnh viện hạt nhân (08 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và 06 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh).

Giai đoạn 2016 – 2020: Tiếp tục duy trì kết quả của Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2015,  đồng thời căn cứ vào thực trạng quá tải bệnh viện, điều kiện kinh tế xã hội để mở rộng Đề án.

Nội dung hoạt động của đề án 

Thành lập mạng lưới bệnh viện vệ tinh

Tiêu chí lựa chọn bệnh viện vệ tinh

Đại diện cho các vùng miền, có tầm ảnh hưởng với các bệnh viện lân cận.

Mật độ dân cư đông, giao thông thuận lợi.

Phù hợp quy hoạch phát triển mạng lưới chuyên khoa, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế.

Có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, năng lực chuyên môn, đủ khả năng phát triển thành vệ tinh theo yêu cầu chuyên môn của chuyên khoa được lựa chọn.

Có tỷ lệ chuyển tuyến lên bệnh viện hạt nhân cao.

Có sự cam kết và quyết tâm tham gia thực hiện đề án của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế và các bệnh viện dự kiến tham gia đề án. 

Các điều kiện khác theo yêu cầu đặc thù của chuyên khoa vệ tinh.

Mạng lưới bệnh viện vệ tinh theo chuyên khoa 

Chuyên khoa ung bướu  

Bệnh viện hạt nhân: Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa trung ương Huế;

Bệnh viện vệ tinh, gồm 18 bệnh viện:

06 bệnh viện vệ tinh của bệnh viện K: Bệnh viện đa khoa các tỉnh: Hòa Bình, Bắc Ninh, Phú Thọ, Ninh Bình, Bệnh viện đa khoa Bãi Cháy – tỉnh Quảng Ninh và Bệnh viện Ung bướu Nghệ An;

03 bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí

Minh: Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ, Bệnh viện đa khoa các tỉnh: Khánh Hòa và Bệnh viện Quân y 175 thành phố Hồ Chí Minh;

06 bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Bạch Mai: Bệnh viện đa khoa các tỉnh: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Bình, Thanh Hóa và Hà Tĩnh;

03 bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện đa khoa trung ương Huế: Bệnh viện đa khoa các tỉnh: Quảng Trị, Quảng Nam và Kon Tum.

Chuyên khoa ngoại – chấn thương 

Bệnh viện hạt nhân: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện đa khoa trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện vệ tinh, gồm 19 bệnh viện:

07 bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: Bệnh viện đa khoa các tỉnh: Lào Cai, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hà Giang, Điện Biên và Bắc Giang;

06 bệnh viện vệ tinh của bệnh viện đa khoa trung ương Huế: Bệnh viện đa khoa các tỉnh  Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Kon Tum và Phú Yên;

02 bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Chợ Rẫy: Bệnh viện đa khoa các tỉnh Đồng Nai và Tiền Giang;

04 bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Kiên Giang, Đăk Lăk và Bệnh viện Quân y 175.  

Chuyên khoa tim mạch

Bệnh viện hạt nhân: Bệnh viện Bạch Mai (Viện Tim Mạch), Bệnh viện

E (Trung tâm Tim mạch), Bệnh viện đa khoa trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân Gia Định thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện vệ tinh, gồm 18 bệnh viện:

06 bệnh viện vệ tinh của bệnh viện Bạch Mai (Viện Tim Mạch): Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn – thành phố Hà Nội, Bệnh viện đa khoa các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Lào Cai, Ninh Bình và Phú Thọ;

04 bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện E (Trung tâm Tim mạch): Bệnh viện đa khoa các tỉnh: Thái Bình, Thanh Hóa, Bắc Giang và Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp – Hải Phòng.

03 bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện đa khoa Trung ương Huế: Bệnh viện đa khoa các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam và Phú Yên;

03 bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Chợ Rẫy: Bệnh viện đa khoa các tỉnh Khánh Hòa, Tiền Giang và Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai;

02 bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng và Trung tâm Y tế Liên doanh dầu khí Việt Nga.

Chuyên khoa sản 

Bệnh viện hạt nhân: Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện vệ tinh, gồm 10 bệnh viện: 

08 Bệnh viện vệ tinh của bệnh viện Phụ sản trung ương: Bệnh viện Sản Nhi các tỉnh Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, bệnh viện Phụ Sản các tỉnh: Nam Định, Hải Dương, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh và Bệnh viện đa khoa khu vực Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh; Bệnh viện A Thái Nguyên.

02 bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Từ Dũ – thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang và Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận.

Chuyên khoa nhi

Bệnh viện hạt nhân: Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhi đồng 2 – thành phố Hồ  Chí Minh.

Bệnh viện vệ tinh, gồm 10 bệnh viện:

05 bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Nhi Trung ương: Bệnh viện Nhi các tỉnh: Hải Dương, Thái Bình, Bệnh viện Sản Nhi các tỉnh: Ninh Bình, Bắc Giang và Vĩnh Phúc;

03 bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Nhi đồng 1: Bệnh viện đa khoa tỉnh  Long An, Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau và Bệnh viện Nhi Cần Thơ;

02 bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Nhi đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nhi Đồng Nai, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận.

Các hoạt động và giải pháp

Đào tạo

Nội dung đào tạo: Lĩnh vực chuyên môn thuộc chuyên khoa vệ tinh: Ung bướu, tim mạch, ngoại chấn thương, sản và nhi; Lĩnh vực chuyên môn hỗ trợ: Gây mê hồi sức, cấp cứu hồi sức, chẩn đoán hình ảnh, nội soi, hóa sinh, huyết học, vi sinh, giải phẫu bệnh – tế bào học và các lĩnh vực liên quan khác; Kỹ năng quản lý bệnh viện, lập kế hoạch, phương pháp giảng dạy… 

Biên soạn và in ấn tài liệu: Xây dựng, chuẩn hóa chương trình, nội dung tài liệu đào tạo liên tục thuộc các lĩnh vực thực hiện trong Đề án; Xây dựng, hoàn thiện và triển khai áp dụng các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc các lĩnh vực thực hiện trong Đề án; Bảo đảm các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, quy trình kỹ thuật chuyên môn, chương trình và các tài liệu đào tạo được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt trước khi tổ chức áp dụng đào tạo thống nhất trong hệ thống các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tiến hành tổ chức đào tạo về lý thuyết và thực hành tại bệnh viện vệ tinh và tại bệnh viện hạt nhân, với đối tượng đào tạo là: Bác sĩ, kỹ thuật viên, nhân viên y tế của bệnh viện vệ tinh sẽ tham gia tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật.

Chuyển giao kỹ thuật :

Bệnh viện hạt nhân: Xây dựng, hoàn thiện quy trình chuyển giao các gói kỹ thuật công nghệ theo quy định. Tổ chức chuyển giao các gói kỹ thuật cho bệnh viện vệ tinh. Sau khi chuyển giao kỹ thuật phải bảo đảm cho bệnh viện vệ tinh tự thực hiện được các kỹ thuật đã chuyển giao. Thực hiện chuyển tuyến người bệnh ở giai đoạn hồi phục về điều trị tại bệnh viện vệ tinh. Đánh giá hiệu quả chuyển giao, tiếp nhận các gói kỹ thuật giữa các bệnh viện hạt nhân và bệnh viện vệ tinh. 

Bệnh viện vệ tinh: Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật của bệnh viện hạt nhân. Phải tự thực hiện và bảo đảm duy trì bền vững các kỹ thuật đã tiếp nhận chuyển giao từ bệnh viện hạt nhân. Không chuyển lên tuyến trên các loại hình bệnh tật thuộc lĩnh vực kỹ thuật đã tiếp nhận chuyển giao, trừ các trường hợp vượt quá khả năng.

Ứng dụng công nghệ thông tin:

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và xây dựng phần mềm tin học ứng dụng. Trên cơ sở Đề án tư vấn khám, chữa bệnh từ xa bằng công nghệ thông tin (Đề án Telemedicine) của Bộ Y tế, xây dựng và triển khai Dự án Telemedicine của bệnh viện để kết nối với các bệnh viện tham gia Đề án nhằm trao đổi thông tin (bao gồm cả thông tin chuyển tuyến), đào tạo, hội chẩn, tư vấn chuyên môn giữa các bệnh viện vệ tinh và bệnh viện hạt nhân, kết nối trong nước và nước ngoài; 

Tổ chức đào tạo, hội chẩn, tư vấn chuyên môn với các bệnh viện vệ tinh thông qua Telemedicine theo đề nghị của bệnh viện vệ tinh.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Bệnh viện hạt nhân : Tổ chức khảo sát về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện chuyển tuyến tại các đơn vị vệ tinh để xác định yêu cầu về cơ sở vật chất, danh mục trang thiết bị cần bổ sung. Tư vấn đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và cung ứng đủ trang thiết bị thiết yếu theo các chuyên khoa cho các bệnh viện vệ tinh để phục vụ việc tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật. Bảo đảm có đủ trang thiết bị văn phòng, trang thiết bị giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đào tạo cho bệnh viện vệ tinh.

Bệnh viện vệ tinh:  Phối hợp với bệnh viện hạt nhân thực hiện việc khảo sát về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện chuyển tuyến tại bệnh viện để xác định yêu cầu về cơ sở vật chất, danh mục trang thiết bị cần bổ sung phục vụ việc tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật. Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và cung ứng đủ trang thiết bị cần thiết theo các chuyên khoa.

Củng cố, kiện toàn tổ chức hoạt động chỉ đạo tuyến:  

Các bệnh viện hạt nhân và các bệnh viện vệ tinh phải củng cố, kiện toàn đơn vị (trung tâm, phòng hoặc bộ phận) đào tạo, chỉ đạo tuyến của bệnh viện ;

Duy trì các hoạt động chỉ đạo tuyến, đào liên tục, hội thảo, hội nghị chuyên môn, nghiên cứu khoa học, thông tin hai chiều giữa bệnh viện hạt nhân và bệnh viện vệ tinh, giữa các bệnh viện trong mạng lưới vệ tinh nhằm tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn ;

Lồng ghép có hiệu quả với các hoạt động nâng cao năng lực y tế tuyến dưới của các đề án khác (Đề án 1816, Đề án 47, Đề án 930…) để tăng cường hiệu quả của Đề án.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách

Xây dựng các quy định về tài chính thực hiện Đề án;

Xây dựng, hoàn thiện các quy định về phân tuyến kỹ thuật, chỉ đạo tuyến, chuyển tuyến, chuyển giao kỹ thuật, tư vấn khám bệnh, chữa bệnh từ xa qua hệ thống công nghệ thông tin (telemedicine); 

Xây dựng chính sách thu hút cán bộ nhằm tăng cường nhân lực chuyên môn cho tuyến dưới.

Truyền thông, tư vấn sức khỏe 

Tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng bệnh chủ động cho mọi người dân, với phương châm “mọi người vì sức khỏe”. Chú trọng truyền thông, tư vấn về các biện pháp phòng ngừa các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm như các bệnh tim mạch, ung bướu, chấn thương ;

Tổ chức truyền thông về năng lực, khả năng cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các bệnh viện vệ tinh, thuyết phục người dân tuân thủ các quy định khám bệnh, chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế.

Quản lý, giám sát:                                                                                                   

Xây dựng tiêu chí, bộ công cụ giám sát, đánh giá để xác định sản phẩm, đầu ra của Đề án theo từng chuyên khoa;

Hàng năm kiểm tra, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm, bổ sung điều chỉnh các hoạt động phù hợp và hoàn thiện, phát triển mô hình bệnh viện vệ tinh.

Xây dựng quy trình chuyển giao kỹ thuật

Phương thức hỗ trợ tuyến dưới theo hoạt động chỉ đạo tuyến, Đề án 1816 giai đoạn 2013-2015, Đề án bệnh viện vệ tinh, Đề án 47, Đề án 930 chủ yếu là đào tạo và chuyển giao kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực trình độ cán bộ y tế tuyến dưới và chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tuyến dưới. Phương thức hỗ trợ nhân lực (làm thay) chỉ được thực hiện ở một số địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, thiếu nhân lực trầm trọng.

Năm 2009, nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Đề án 1816 về việc “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh”, để đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, Bộ Y tế đã ban hành văn bản hướng dẫn tạm thời về việc xây dựng quy trình chuyển giao kỹ thuật trong thực hiện Đề án 1816. Sau hơn nửa năm thực hiện, văn bản hướng dẫn tạm thời đã giúp các đơn vị thực hiện tốt việc chuyển giao kỹ thuật, Bộ Y tế đã hoàn thiện và ban hành hướng dẫn xây dựng quy trình chuyển giao kỹ thuật y tế trong quá trình thực hiện Đề án 1816 bản chính thức.

Căn cứ pháp lý:

Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/08/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phân tuyến kỹ thuật và Danh mục kỹ thuật trong khám, chữa bệnh.  Quyết định số 1816/QĐ –BYT ngày 26/5/2008 của Bộ trưởng BYT về việc phê duyệt Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ BV tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng KCB tuyến dưới”.

Quyết định số 5068/QĐ-BYT ngày 21tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định một số nội dung triển khai thực hiện đào tạo, chuyển giao kỹ thuật theo gói dịch vụ y tế theo Đề án 1816 từ năm 2013.

Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Các bước xây dựng quy trình chuyển giao kỹ thuật 

Bước 1: Khảo sát, đánh giá nhu cầu tuyến dưới.

Bước 2: Xây dựng đề cương chuyển giao kỹ thuật. 

Bước 3: Phê duyệt kỹ thuật chuyển giao.

Bước 4: Tổ chức thực hiện chuyển giao kỹ thuật.

Bệnh viện tuyến trên:

Bước 1:  Khảo sát, đánh giá nhu cầu tuyến dưới

Bệnh viện tuyến trên phối hợp với BV tuyến dưới tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng BV tuyến dưới về nhân lực, trang thiết bị, năng lực thực hiện kỹ thuật của tuyến dưới theo quy định phân tuyến kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành, sự cần thiết, nhu cầu chuyển giao kỹ thuật của bệnh viện tuyến dưới. – Lựa chọn kỹ thuật chuyển giao cho tuyến dưới: căn cứ kết quả khảo sát, khả năng đáp ứng của đơn vị, bệnh viện tuyến trên lựa chọn và xác định ưu tiên các kỹ thuật chuyển giao cho bệnh viện tuyến dưới.

Bước 2: Xây dựng đề cương chuyển giao kỹ thuật: 

Căn cứ Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện, bệnh viện tuyến trên xây dựng đề cương chuyển giao cho từng kỹ thuật dự kiến chuyển giao. Đề cương chuyển giao kỹ thuật cần nêu rõ mục tiêu chuyển giao, nội dung chuyển giao: 

Mô tả kỹ thuật chuyển giao, các tiêu chuẩn, chỉ tiêu cụ thể cần đạt được của kỹ thuật; chỉ tiêu đánh giá kết quả chuyển giao. 

Thời gian cần thiết để chuyển giao; nhân lực thực hiện chuyển giao.  – Điều kiện cơ sở vật chất máy móc, trang thiết bị và nhân lực tiếp nhận chuyển giao (số lượng, trình độ, năng lực).

Dự toán kinh phí chi tiết tổ chức các hoạt động phục vụ chuyển giao. 

Bước 3: Phê duyệt đề cương chuyển giao kỹ thuật

Bệnh viện tuyến trên tổ chức họp Hội đồng khoa học thẩm định đề cương chuyển giao kỹ thuật. Căn cứ vào kết quả thẩm định đề cương chuyển giao kỹ thuật của Hội đồng khoa học bệnh viện, Giám đốc bệnh viện ký quyết định phê duyệt đề cương. 

Bước 4: Tổ chức thực hiện chuyển giao kỹ thuật 

Bệnh viện tuyến trên ký hợp đồng với bệnh viện tuyến dưới. 

Bệnh viện tuyến trên tổ chức đào tạo cho kíp kỹ thuật của bệnh viện tuyến dưới tại bệnh viện tuyến trên, đảm bảo nắm vững lý thuyết và thành thạo về thực hành kỹ thuật chuyển giao.

Bệnh viện tuyến trên cử kíp kỹ thuật tiếp tục chuyển giao kỹ thuật cho kíp kỹ thuật tại bệnh viện tuyến dưới. 

Giám sát, hướng dẫn bệnh viện tuyến dưới thực hiện kỹ thuật, phát hiện và cùng tuyến dưới giải quyết sớm các vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển giao để đảm bảo việc chuyển giao đạt hiệu quả cao nhất. 

Bệnh viện tuyến trên phối hợp bệnh viện tuyến dưới nghiệm thu thanh lý hợp đồng dựa trên các chỉ tiêu kỹ thuật đã nêu trong hợp đồng. 

Bệnh viện tuyến dưới 

Bước 1: 

Tự khảo sát đánh giá thực trạng thực hiện quy định phân tuyến kỹ thuật, tình hình phân bố loại hình bệnh tật địa phương, nhu cầu cần chuyển giao kỹ thuật của đơn vị. Tìm hiểu, lựa chọn đơn vị tuyến trên chuyển giao kỹ thuật.

Phối hợp với bệnh viện tuyến trên tổ chức khảo sát đánh giá nhân lực, trang thiết bị, sự cần thiết, nhu cầu hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật.

Lựa chọn kỹ thuật cần chuyển giao: căn cứ kết quả khảo sát, khả năng tiếp nhận của đơn vị, bệnh viện tuyến dưới lựa chọn và xác định ưu tiên các kỹ thuật tiếp nhận chuyển giao. Báo cáo Sở Y tế đề nghị bệnh viện tuyến trên hỗ trợ. 

Bước 2: Chuẩn bị các điều kiện tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật. Thời gian thuận lợi để tiếp nhận chuyển giao. Số nhân lực thực hiện nhận chuyển giao. Các yêu cầu về cơ sở vật chất máy móc, trang thiết bị tiếp nhận chuyển giao. 

Tổ chức thực hiện chuyển giao kỹ thuật: ký hợp đồng với bệnh viện tuyến trên. Tạo điều kiện cho cán bộ đi luân phiên đến chuyển giao kỹ thuật. Giám sát, phát hiện và cùng tuyến trên giải quyết sớm các vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển giao để đảm bảo việc chuyển giao đạt hiệu quả cao nhất. 

Tiếp tục giám sát, đánh giá để có đề nghị hỗ trợ phù hợp, đảm bảo duy trì hiệu quả và tính bền vững của kỹ thuật được chuyển giao.

[1] Đề án giảm quá bệnh viện giai đoạn 2012-2020 11 Báo cáo tổng kết ngành y tế năm 2012.