Đại cương
Khi có chỉ định điều trị thay thế chức năng thận, người bệnh cần có đường mạch máu sẵn sàng, thường là thông động tĩnh mạch. Hiện tại, đa số người bệnh khi có chỉ định lọc máu đều không có đường mạch máu sẵn sàng. Sử dụng catheter đôi, có cuff, tạo đường hầm mang lại nhiều lợi ích: có thể sử dụng ngay sau khi đặt, độ ổn định cao, tuổi thọ của đường mạch máu khoảng 3-9 tháng phù hợp cho việc thiết lập đường mạch máu lâu dài.
Chỉ định
Người bệnh có chỉ định chạy thận nhân tạo và cần có đường mạch máu:
Đường mạch máu tạm thời: suy thận cấp, chuẩn bị ghép thận, thẩm phân phúc mạc.
Hỗ trợ đường mạch máu, hay tắc catheter của thẩm phân phúc mạc.
Sử dụng trong thời gian chờ thông động tĩnh mạch trưởng thành.
Sử dụng là đường mạch máu lâu dài: chống chỉ định thông động tĩnh mạch, thất bại trong làm thông động tĩnh mạch.
Chống chỉ định
Rối loạn đông-cầm máu: số đếm tiểu cầu
Chống chỉ định tương đối: tiền sử hẹp tĩnh mạch trung tâm, người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng cao/suy giảm miễn dịch.
Chuẩn bị
Người thực hiện
Bác sĩ thận học.
02 điều dưỡng.
Phương tiện
Thuốc
Thuốc gây tê tại chỗ: lidocain 1%.
Thuốc an thần: seduxen 10mg.
Heparin 5000UI/ml.
Dụng cụ
Bộ dụng cụ phẫu thuật thường.
01 bộ catheter đôi có cuff.
Người bệnh
Người bệnh có thể được thực hiện theo điều trị nội trú hay ngoại trú.
Có đầy đủ các xét nghiệm cơ bản.
Được giải thích rõ lý do thực hiện phẫu thuật, các lợi ích cũng như khó khăn của phương pháp.
Người bệnh nhịn ăn trước 6 tiếng.
Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
Hồ sơ bệnh án
Bệnh án chi tiết.
Có đủ các xét nghiệm:
Đông máu cơ bản.
Huyết học, sinh hóa, chức năng gan,…
Các bước tiến hành
Chuẩn bị người bệnh
Người bệnh được giải thích rõ toàn bộ quá trình phẫu thuật.
Tư thế: nằm ngửa.
Vị trí xâm nhập tĩnh mạch trung tâm được bộc lộ.
Đặt máy theo dõi mạch, huyết áp, SPO2 trong quá trình thực hiện phẫu thuật.
Sát trùng rộng (đường kính 40cm).
Phương pháp vô cảm
Gây tê dưới da bằng lidocain 1%.
Kỹ thuật
(điển hình: đặt catheter đôi, có cuff, được tạo đường hầm vào tĩnh mạch cảnh trong bên phải).
Vị trí: tĩnh mạch cảnh trong bên phải. (Hình 1 và Hình 2)
Hình 1. Vị trí catheter sẽ được đặt |
Hình 2. Vị trí vào tĩnh mạch bên phải |
Vị trí ra khỏi da:1/4 trên ngoài thành ngực phải.
Thăm dò định vị vị trí tĩnh mạch trung tâm.
Dùng kim to xâm nhập tĩnh mạch trung tâm.
Luồn guidewire vào TMTT.(Hình 3)
Xác định vị trí qua da của catheter.
Rạch ra, luồn ống nong đi ngầm dưới da.
Luồn catheter đi ngầm dưới da. (Hình 4)
Nong rộng đường xâm nhập tĩnh mạch trung tâm
Hình 3. Luồn Guidewire vào tĩnh mạch cảnh trong |
Hình 4.Luồn catheter đi ngầm dưới da tới vị trí TM |
Đưa sheat vào tĩnh mạch trung tâm. (Hình 5)
Đưa catheter vào tĩnh mạch trung tâm qua sheat. (Hình 6)
Hình 5. Đưa sheat vào tĩnh mạch trung tâm |
Hình 6. Luồn catheter vào TMTT qua sheat |
Rút bỏ sheat. (Hình 7) Kiểm tra catheter. (Hình 8)
Cố định catheter.
Bởm rửa và kiểm tra lưu thông của catheter.
Hình 7. Xé sheat đưa ra ngoài Hình 8. Catheter đã được đặt vào TMTT
Theo dõi
Trong khi tiến hành thủ thuật: theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, tri giác.
Sau khi tiến hành thủ thuật: theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, tri giác.
Chụp Xquang kiểm tra vị trí catheter.
Tài liệu tham khảo
Ingemar J.A. Davidson, 2008. Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures, 2nd edition (ISBN: 1-57059-627-1).
Oxford University Press, 2008. Oxford Textbook of Clinical Nephrology,
p.1909- 1926 (Third Edition 2008) (ISBN-10: 0198508247 ISBN-13: 978-0198508243).
- Brenner and Rector, 2008. The Kidney, 2008.(ISBN 978-1-4160-3105-5).