Nội dung

Vết thương xuyên nhãn cầu ở trẻ em

Đại cương

Định nghĩa

Vết thương xuyên nhãn cầu là vết thương xuyên qua toàn bộ chiều dày của màng nhãn cầu giác mạc ở phía trước củng mạc ở phía sau, gây phòi tổ chức nội nhãn, màng bồ đào, thủy tinh thể và dịch kính, võng mạc.

Nguyên nhân:

Thường gặp do tai nạn sinh hoạt (vật nhọn đâm vào mắt, chim mổ), tai nạn giao thông …

Tần suất:

Tỷ lệ chấn thương chung 10%- 15% trong các bênh mắt ̣          

Tỷ lệ mù lòa do vết thương xuyên nhẫn cầu khá cao: 49%- 74%.

Phân loại chấn thương mắt:

Chấn thương nhãn cầu kín

Chấn thương nhãn cầu hở

Rách nhãn cầu:

Vết thương xuyên nhãn cầu có dị vật nội nhãn .

Vết thương xuyên nhãn cầu không có dị vật nội nhãn.

Vết thương xuyên thấu nhãn cầu

Vỡ nhãn cầu.

Chẩn đoán:

Bệnh sử :

Chấn thương mắt (cơ chế chấn thương, thời điểm xảy ra, xử trí trước đó)

Triệu chứng cơ năng: đỏ mắt, đau nhức mắt, giảm thị lực.

Triệu chứng thực thể:

Cương tụ kết mạc nông, sâu; xuất huyết kết mạc.

Vết thương nhãn cầu: rách giác mạc, củng mạc.

Phòi kẹt tổ chức mống mắt, pha lê thể, hắc mạc.

Biến dạng đồng tử về hình dạng, kích thước, vị trí.

Tiền phòng xẹp, xuất huyết, dị vật tiền phòng.

Vỡ thể thủy tinh.

Trương lực mắt mềm.

Cân lâm sàng: chẩn đoán hình ảnh X quang, Ctscan hoặc MRI; siêu âm B sau khi khâu vết thương.

Điều tri:̣

Nguyên tắc điều tri

Phục hồi sự toàn vẹn nhãn cầu.

Đề phòng biến chứng

Ưu tiên xử trí : vết thương xuyên nhãn cầu> vết thương da mi, lệ quản

Xử trí cấp cứu:

Rửa mắt nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý.

Kháng sinh nhỏ mắt (Tobramycin, Ofloxacin…) 6 lần/ ngày.

Nhỏ dãn đồng tử Collyre Atropin 0,5% – 1%. 2 lần/ ngày.

Băng mắt nhẹ nhàng.

Điều trị nôi khoa    

Kháng sinh.

Kháng viêm coticoide hoặc NSAIDs tùy theo thương tổn.

Giảm đau.

Tiêm phòng: uốn ván, dại … theo nguyên nhân

Điều trị ngoai khoa

Thám sát, xác định rõ vị trí và mức độ của vết thương xuyên nhãn cầu. Sau đó khâu tái tạo cấu trúc giải phẫu dưới gây mê:

Rách giác mạc: 

Tách mống mắt kẹt; làm sạch xuất tiết, dịch kính bám ở mép vết thương. 

Khâu giác mạc bằng chỉ nylon 10.0, mũi rời, vùi chỉ trong nhu mô.

Tái tạo tiền phòng bằng hơi. 

Rách củng mạc:

Thám sát cẩn thận, đặc biệt tìm đầu xa của vết thương xuyên thấu.

Khâu củng mạc bằng chỉ Vicryl 6.0 – 8.0 hoặc nylon 8.0.

Tiêm kháng sinh tiền phòng.

Tiêm kháng sinh dưới kết mạc.

Theo dõi và tái khám (hậu phẫu):

Đánh giá tình trạng mép mổ, và cấu trúc khác của nhãn cầu. 

Theo dõi biến chứng mhiễm trùng và viêm màng bồ đào.

Cắt chỉ giác mạc : khi chỉ nới lỏng hoặc cắt sau    2- 3 tháng sau phẫu thuật

Phối hợp cận lâm sàng đánh giá toàn diện tổn thương để có hướng xử trí tiếp.