Nội dung

Thông tư liên tịch –hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người

quy định chung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc phối hợp trong giám sát, điều tra, xử lý ổ dịch, truyền thông, đào tạo, nghiên cứu khoa học về phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người giữa các đơn vị của ngành y tế và ngành nông nghiệp. Danh mục các bệnh lây truyền từ động vật sang người được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Nội dung phối hợp

Giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Tổ chức điều tra, xử lý ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Truyền thông phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Đào tạo và nghiên cứu khoa học về phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện phối hợp

Bình đẳng, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau vì mục đích chung là bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Bảo đảm tính chủ động, kịp thời và liên tục đối với tất cả các hoạt động phối hợp.

giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người 

Điều 4. Nội dung phối hợp trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người

Trao đổi các thông tin về ca bệnh, ổ dịch trên động vật hoặc trên người:

Các thông tin về trường hợp bệnh, ổ dịch trên động vật:

Ngày phát hiện trường hợp bệnh, ổ dịch đầu tiên nghi ngờ mắc bệnh hoặc đã xác định mắc bệnh có thể lây sang người;

Tên, loài động vật mắc bệnh;

Địa điểm ghi nhận các trường hợp bệnh, ổ dịch trên động vật, số mắc, chết, số đàn lây nhiễm;

Triệu chứng lâm sàng của động vật nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người;

Kết quả xét nghiệm: ngày xét nghiệm, phương pháp xét nghiệm, số mẫu xét nghiệm, số xét nghiệm dương tính, âm tính;

Đặc điểm chăn nuôi động vật bị mắc bệnh;

Các biện pháp phòng, chống đã triển khai; – Đề xuất, kiến nghị các biện pháp giải quyết tiếp.

Các thông tin về trường hợp bệnh, ổ dịch trên người:

Ngày khởi phát, ngày ghi nhận trường hợp bệnh, ổ dịch trên người đầu tiên bị nghi ngờ hoặc đã xác định là mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người;

Địa điểm, số trường hợp mắc, chết;

Triệu chứng chính của các trường hợp mắc, chết;

Kết quả xét nghiệm: ngày xét nghiệm, phương pháp xét nghiệm, số mẫu xét nghiệm, số xét nghiệm dương tính, âm tính;

Các yếu tố nguy cơ;

Các biện pháp phòng, chống đã triển khai; – Đề xuất, kiến nghị các biện pháp giải quyết tiếp.

Chia sẻ mẫu bệnh phẩm:

Tất cả các mẫu bệnh phẩm của động vật nghi ngờ mắc bệnh có thể lây truyền sang người hoặc của người nghi ngờ mắc bệnh lây truyền từ động vật được thu thập trong quá trình giám sát, điều tra ổ dịch phải được cung cấp cho cơ quan thú y hoặc y tế khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan thú y hoặc y tế cùng cấp;

Thời gian thực hiện việc chia sẻ mẫu bệnh phẩm: trong vòng 48 giờ kể từ

khi nhận được yêu cầu. 

Điều 5. Phương thức, thời hạn trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người

Việc trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người trong trường hợp đột xuất hoặc theo định kỳ phải được thực hiện bằng văn bản. 

Trường hợp khẩn cấp có thể trao đổi trực tiếp, điện thoại, fax hoặc thư điện tử nhưng trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện ca bệnh, ổ dịch ở người hoặc động vật nghi ngờ mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người phải gửi văn bản theo Phụ lục 2 hoặc theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Việc trao đổi thông tin theo định kỳ tháng, quý, năm về tình hình bệnh lây truyền từ động vật sang người thực hiện theo Phụ lục 4 hoặc theo Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Phân công đơn vị đầu mối thực hiện trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người

Cấp Trung ương: Cục Y tế dự phòng và Cục Thú y.

Cấp khu vực: 

Khu vực miền Bắc: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Cơ quan Thú y vùng 1, Cơ quan Thú y vùng 2 chịu trách nhiệm trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người đối với các tỉnh thuộc khu vực được giao phụ trách theo Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;

Khu vực miền Trung: Viện Pasteur Nha Trang và Cơ quan Thú y vùng 3, Cơ quan Thú y vùng 4 chịu trách nhiệm trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người đối với các tỉnh thuộc khu vực được giao phụ trách theo Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;

Khu vực Tây Nguyên: Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và Cơ quan Thú y vùng 5 chịu trách nhiệm trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người đối với các tỉnh thuộc khu vực được giao phụ trách theo Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;

Khu vực miền Nam: Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh và Cơ quan Thú y vùng 6, Cơ quan Thú y vùng 7 chịu trách nhiệm trao đổi thông tin trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người đối với các tỉnh thuộc khu vực được giao phụ trách theo Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

Cấp tỉnh: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) và Chi cục Thú y tỉnh.

Cấp huyện: Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) hoặc Trung tâm Y tế dự phòng huyện (đối với các huyện đã có Trung tâm Y tế dự phòng độc lập) và Trạm Thú y huyện.

Cấp xã: Trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã) và Ban chăn nuôi – thú y xã.

điều tra ổ dịch, xử lý ổ dịch

Điều 7. Thành lập Đội điều tra, xử lý ổ dịch 

Khi phát hiện động vật nghi mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người, cơ quan thú y có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập Đội điều tra, xử lý ổ dịch, gồm các thành phần sau:

Lãnh đạo chính quyền địa phương;

Đại diện cơ quan thú y;

Đại diện cơ quan y tế dự phòng;

Đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan khác.

Khi phát hiện người bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh đang điều trị có trách nhiệm thông báo bằng văn bản trong vòng 24 giờ đến cơ quan y tế dự phòng cùng cấp để thông báo bằng văn bản cho cơ quan thú y cùng cấp thành lập Đội điều tra, xử lý ổ dịch theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 8. Điều tra, xử lý ổ dịch, báo cáo tình hình bệnh dịch 

Điều tra ổ dịch:

Điều tra nguồn lây;

Xác định hành vi nguy cơ;

Lấy mẫu từ người nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh, động vật nghi ngờ

truyền bệnh sang người và tiến hành xét nghiệm xác định;

Tiến hành xử lý ổ dịch.

Xử lý ổ dịch: 

Việc xử lý ổ dịch trên người thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Việc xử lý ổ dịch trên động vật thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Báo cáo kết quả điều tra, xử lý ổ dịch:

Báo cáo kết quả với cơ quan cấp trên và chính quyền sở tại ngay sau khi kết

thúc điều tra, xử lý ổ dịch; 

Việc công bố thông tin tình hình bệnh dịch trên người và trên động vật được thực hiện theo quy định của pháp luật.

truyền thông về phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người

Điều 9. Nội dung truyền thông

Nội dung truyền thông:

Tên loại bệnh, dịch truyền nhiễm;

Đường lây bệnh truyền nhiễm;

Các yếu tố, hành vi nguy cơ;

Biện pháp phòng, chống.

Các thông điệp truyền thông phải có sự thống nhất giữa các đơn vị y tế và nông nghiệp về nội dung, phương thức truyền thông.

Điều 10. Phân công thực hiện truyền thông

Trường hợp có ổ dịch trên động vật có khả năng lây truyền sang người nhưng chưa phát hiện ca bệnh trên người: Chi cục Thú y tỉnh là đơn vị đầu mối, phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh xây dựng thông điệp truyền thông về phòng, chống dịch bệnh và triển khai truyền thông.

Trường hợp phát hiện người bị nghi ngờ hoặc đã được xác định mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh là đơn vị đầu mối, phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh xây dựng thông điệp truyền thông về phòng, chống dịch bệnh và triển khai truyền thông.

đào tạo, nghiên cứu khoa học về phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người

Điều 11. Phối hợp trong tổ chức đào tạo, tập huấn

Thống nhất xây dựng khung chương trình đào tạo, tập huấn về nội dung phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Phối hợp tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Cử cán bộ theo đề nghị của ngành y tế hoặc nông nghiệp tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn. 

Điều 12. Phối hợp trong nghiên cứu khoa học

Chia sẻ thông tin, số liệu liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu theo đề nghị bằng văn bản của các cơ quan thuộc ngành y tế hoặc nông nghiệp. 

Cử cán bộ tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học do ngành y tế hoặc ngành nông nghiệp thực hiện.

Thông báo kết quả nghiên cứu về các bệnh lây truyền từ động vật sang người cho các đơn vị y tế hoặc nông nghiệp sau khi được nghiệm thu chính thức.

tổ chức thực hiện

Điều 13. Trách nhiệm của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế

Đầu mối của Bộ Y tế phối hợp với Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các hoạt động phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Chỉ đạo toàn bộ các hoạt động về phối hợp giữa ngành y tế và nông nghiệp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người đối với các đơn vị trong ngành y tế. 

Phối hợp với Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, đề xuất sửa đổi các hướng dẫn giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người; xây dựng và phát triển các kế hoạch hoạt động phối hợp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người. 

Định kỳ 6 tháng một lần, tổ chức họp giao ban với Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan để đánh giá hoạt động phối hợp trong giám sát phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người. 

Điều 14. Trách nhiệm của Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Đầu mối của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế triển khai các hoạt động phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Chỉ đạo toàn bộ các hoạt động về phối hợp giữa ngành y tế và nông nghiệp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người đối với các đơn vị trong ngành nông nghiệp. 

Phối hợp với Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế xây dựng, đề xuất sửa đổi các hướng dẫn giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người; xây dựng và phát triển các kế hoạch hoạt động phối hợp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người. 

Định kỳ 6 tháng một lần, phối hợp với Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức họp giao ban để đánh giá hoạt động phối hợp trong giám sát phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Điều 15. Trách nhiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh

Đầu mối phối hợp với các đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này trong việc triển khai các hoạt động phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người thuộc khu vực được giao phụ trách.

Chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật, tổ chức kiểm tra, giám sát, xác minh tác nhân gây bệnh lây truyền từ động vật sang người tại các đơn vị y tế ở các tuyến thuộc khu vực được giao phụ trách.

Phối hợp với các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp thực hiện các nghiên cứu khoa học về các bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Phối hợp với các Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng và các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp trong phòng, chống các bệnh do ký sinh trùng, côn trùng lây truyền từ động vật sang người tại khu vực được giao phụ trách.

Đề xuất các mô hình phối hợp trong giám sát, phòng và chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người; xây dựng nội dung tài liệu đào tạo, tập huấn. 

Thu thập, phân tích, đánh giá, lưu trữ số liệu giám sát các bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Thực hiện chia sẻ thông tin, phối hợp tổ chức điều tra, xử lý ổ dịch, chia sẻ mẫu bệnh phẩm, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, phối hợp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. 

Định kỳ 3 tháng một lần, tổ chức họp giao ban với các đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này và các đơn vị liên quan để đánh giá hoạt động phối hợp trong giám sát phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người thuộc khu vực được giao phụ trách.

Điều 16. Trách nhiệm của các Cơ quan thú y vùng 

Đầu mối phối hợp với các đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này trong việc triển khai các hoạt động phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người thuộc khu vực được giao phụ trách.

Chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật, tổ chức kiểm tra, giám sát, xác minh tác nhân gây bệnh lây truyền từ động vật sang người tại các đơn vị nông nghiệp ở các tuyến thuộc khu vực được giao phụ trách.

Phối hợp với các đơn vị thuộc ngành y tế thuộc khu vực phụ trách thực hiện các nghiên cứu khoa học về các bệnh lây truyền từ động vật sang người. 

Đề xuất các mô hình phối hợp trong giám sát, phòng, chống; xây dựng nội dung tài liệu đào tạo, tập huấn. 

Thu thập, phân tích, đánh giá, lưu trữ số liệu giám sát các bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Thực hiện chia sẻ thông tin, phối hợp tổ chức điều tra, xử lý ổ dịch, chia sẻ mẫu bệnh phẩm, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, phối hợp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. 

Định kỳ 3 tháng một lần, phối hợp với các đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này và các đơn vị liên quan tổ chức họp giao ban để đánh giá hoạt động phối hợp trong giám sát phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người thuộc khu vực được giao phụ trách.

Điều 17. Trách nhiệm của Sở Y tế 

Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện các hoạt động về phối hợp giữa ngành y tế và nông nghiệp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người. 

Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện phối hợp giữa ngành y tế, nông nghiệp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người trên địa bàn phụ trách. 

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch hoạt động chung trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; đề xuất Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các hoạt động ưu tiên. 

Điều 18. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 

Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện các hoạt động về phối hợp giữa ngành y tế và nông nghiệp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người. 

Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện phối hợp giữa ngành y tế, nông nghiệp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người trên địa bàn phụ trách. 

Phối hợp với Sở Y tế xây dựng các kế hoạch hoạt động chung trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; đề xuất Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các hoạt động ưu tiên. 

Điều 19. Trách nhiệm của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh

Là đơn vị đầu mối, tham mưu cho Sở Y tế triển khai thực hiện các hoạt động phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người trên địa bàn phụ trách. 

Thực hiện việc giám sát, phòng và chống bệnh lây truyền từ động vật sang người: chia sẻ thông tin, phối hợp tổ chức điều tra, xử lý ổ dịch, chia sẻ mẫu bệnh phẩm, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, phối hợp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. 

Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị trong ngành y tế tuyến huyện, xã triển khai các hoạt động phối hợp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Định kỳ 3 tháng một lần, tổ chức họp giao ban với các Chi cục Thú y tỉnh và các đơn vị liên quan để đánh giá hoạt động phối hợp trong giám sát, phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Điều 20. Trách nhiệm của Chi cục Thú y tỉnh

Là đơn vị đầu mối, tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện các hoạt động phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người trên địa bàn phụ trách. 

Thực hiện việc giám sát, phòng và chống bệnh lây truyền từ động vật sang người: chia sẻ thông tin, phối hợp tổ chức điều tra, xử lý ổ dịch, chia sẻ mẫu bệnh phẩm, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, phối hợp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. 

Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị trong ngành nông nghiệp tuyến huyện, xã triển khai các hoạt động phối hợp trong phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Định kỳ 3 tháng một lần phối hợp với các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức họp giao ban để đánh giá hoạt động phối hợp trong giám sát phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

điều khoản thi hành

Điều 21. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2013. 

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời để Liên Bộ nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp./.

Danh mục các bệnh lây truyền từ động vật sang người  ưu tiên phối hợp giữa ngành y tế và nông nghiệp

Bệnh Cúm A (H5N1).

Bệnh Dại.

Bệnh Liên cầu khuẩn lợn.

Bệnh Than (nhiệt thán).

Bệnh Xoắn khuẩn vàng da (leptospirosis).

mẫu báo cáo trường hợp bệnh hoặc ổ dịch lây truyền  từ động vật sang người 

Cơ quan chủ quản:…..1……

Đơn vị:……….2…………

 

Số:………../……3…..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

……….4………, ngày….. tháng….năm………

 

BÁO CÁO

TRƯỜNG HỢP BỆNH HOẶC Ổ DỊCH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI

 

Kính gửi:………………….5……………………..

Thông tin trường hợp bệnh hoặc ổ dịch đầu tiên

Tên, loài động vật mắc bệnh:………………………………………………………………….

Địa điểm phát hiện:………………………………………..6……………………………………

Họ tên người liên hệ (hộ chăn nuôi, trang trại):………… Điện thoại:…………….

Ngày phát hiện trường hợp bệnh đầu tiên:………/………./…………………………….

Chẩn đoán ban đầu:………………………. Nơi chẩn đoán………………………………..

Chẩn đoán xác định: ……………………………………………………………………………..

Yếu tố dịch tễ:………………………………………………………………………………………

Đặc điểm chăn nuôi:……………………………………………………………………………..

Ngày lấy mẫu bệnh phẩm:…………………./………………../………………………………

Ngày gửi xét nghiệm:……………………../………………../……………………………….

Phương pháp xét nghiệm:…………………………………………………………………….

Ngày trả và kết quả xét nghiệm:……………../………………./………………………….

Ghi chú:

1 Tên cơ quan chủ quản trực tiếp;

2 Tên đơn vị lập báo cáo;

3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức lập báo cáo;

4 Địa danh;

5 Cơ quan nhận Báo cáo;

6 Ghi rõ số nhà, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố địa điểm phát hiện bệnh hoặc ổ dịch.

 Tổng hợp tình hình bệnh hoặc ổ dịch đến thời điểm báo cáo

Tổng số động vật mắc:…………………………………………………………………………..

Tổng số động vật chết:…………………………………………………………………………..

Tổng số đàn nhiễm bệnh:……………………………………………………………………….

Số địa phương ghi nhận ca bệnh: Số tỉnh:…….. Số huyện:……. Số xã: …………

Số mẫu xét nghiệm: ………………………………………………………………………………

Phương pháp xét nghiệm:………………………………………………………………………

Số mẫu dương tính:……………………………………………………………………………….

Các yếu tố nguy cơ lây truyền sang người:………………………………………………

 Nhận định tình hình

……………………………………………………………………………………………………………….

Các biện pháp phòng, chống dịch đã triển khai

……………………………………………………………………………………………………………….

 

Nơi nhận:                                                                                        Thủ trưởng đơn vị

– ……………….                                                                                  (Ký, đóng dấu)

mẫu báo cáo trường hợp bệnh hoặc ổ dịch lây truyền từ động vật sang người

(Áp dụng đối với các đơn vị y tế khi trao đổi thông tin bệnh dịch  với các đơn vị thú y)

 

Cơ quan chủ quản:…..1……

Đơn vị:……….2…………

 

Số:………../……3…..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

……….4………, ngày….. tháng….năm………

 

BÁO CÁO

TRƯỜNG HỢP BỆNH HOẶC Ổ DỊCH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI

 

Kính gửi:………………….5……………………..

 

Thông tin bệnh nhân đầu tiên

1. Họ tên bệnh nhân:………………………… Tuổi:……………….. Giới:…………………… 

2. Họ tên người liên hệ (đối với trẻ em):……………………………………………………..

3. Nghề nghiệp:………………………………………………………………………………………..

4. Nơi ở hiện tại:…………………………………….6……………………………………………….

5. Quận/Huyện:…………………. Tỉnh:……………… Số điện thoại:……………………….

6. Ngày khởi phát triệu chứng đầu tiên:………………/……………../……………………..

7. Ngày vào viện:………/………./……… Ngày tử vong (nếu có):……/……./…………..

8. Nơi khám bệnh đầu tiên:………………………………………………………………………..

9. Nơi bệnh nhân đang điều trị: ………………………………………………………………….

10. Chẩn đoán ban đầu: …………………………………………………………………………. …

11. Chẩn đoán xác định: ……………………………………………………………………………

12. Tiền sử: ……………………………………………………………………………………………..

13. Yếu tố dịch tễ:…………………………………………………………………………………….

14. Ngày lấy mẫu bệnh phẩm:………………… Loại bệnh phẩm…………………………

15. Ngày gửi xét nghiệm:………………/…………………./…………………………………….

16. Ngày trả và kết quả xét nghiệm:………/……………/…………………………………….

17. Nơi xét nghiệm:…………………….. Phương pháp xét nghiệm:……………………..

_______________________

Ghi chú:

1-Tên cơ quan chủ quản trực tiếp;

2Tên đơn vị lập báo cáo;

3-Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức lập báo cáo;

4-Địa danh;

5-Cơ quan nhận Báo cáo;

6-Ghi rõ số nhà, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố địa điểm phát hiện bệnh hoặc ổ dịch.

Tổng hợp tình hình bệnh hoặc ổ dịch đến thời điểm báo cáo

Tổng số trường hợp mắc:………………………………………………………………………. 2. Tổng số trường hợp tử vong:…………………………………………………………………. 3. Số địa phương ghi nhận trường hợp bệnh: Số tỉnh:…. Số huyện:…. Số xã:…..

Số mẫu xét nghiệm: ……………………………………………………………………………… 5. Số mẫu dương tính:……………………………………………………………………………….

Các yếu tố nguy cơ: ………………………………………………………………………………

Nhận định tình hình

……………………………………………………………………………………………………………….

Các biện pháp phòng, chống dịch đã triển khai

……………………………………………………………………………………………………………….

Nơi nhận:                                                                                   Thủ trưởng đơn vị

– ……………….                                                                             (Ký, đóng dấu)

mẫu báo cáo bệnh lây truyền từ động vật sang người

THÁNG/QUÝ/NĂM 

(Áp dụng đối với các đơn vị y tế khi trao đổi thông tin bệnh dịch  với các đơn vị thú y)

(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013)

 

Cơ quan chủ quản:…..1……             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị:……….2…………                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

             

Số:………../……3…..                                          ……….4………, ngày….. tháng…. năm………

 

BÁO CÁO THÁNG/QUÝ/NĂM

BỆNH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI

Tháng…. (từ ngày 01 đến ngày 31 hàng tháng)5

Quý….. (từ ngày 01 của tháng đầu quý đến ngày 31 của tháng cuối quý)6

Năm….. (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 các năm)7

Kính gửi:………………….8……………………..

 

TT

Địa phương

Cúm A (H5N1)

Dại

Liên cầu lợn

Than

Xoắn khuẩn vàng da

M9

C10

XN11 (+)

M

C

XN (+)

M

C

XN (+)

M

C

XN (+)

M

C

XN (+)

1

…..12….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tình hình bệnh, dịch 

Nhận xét, đánh giá

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

 

Nơi nhận:

…………….

 

 

Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

 

1 Tên cơ quan chủ quản trực tiếp;

2 Tên đơn vị lập báo cáo;

3 Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức lập báo cáo;

4 Địa danh;

5 Thời hạn gửi báo cáo tháng: trước ngày 15 của tháng kế tiếp;

6Thời hạn gửi báo cáo quý: trước ngày 15 của quý kế tiếp;

7Thời hạn gửi báo cáo năm: trước ngày 15 tháng 01 của năm kế tiếp;

8Ghi rõ số nhà, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố địa điểm phát hiện ca bệnh;

9 M: số trường hợp mắc;

10 C: số trường hợp chết;

11 XN(+): số trường hợp xét nghiệm dương tính;

12 Địa bàn quản lý trực tiếp của đơn vị báo cáo.

Mẫu báo cáo bệnh lây truyền từ động vật sang người

THÁNG/QUÝ/NĂM

(Áp dụng đối với các đơn vị thú y khi trao đổi thông tin bệnh dịch  với các đơn vị y tế)

Cơ quan chủ quản:…..1……             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị:……….2…………                           Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                               

Số:………../……3…..                               ……….4………, ngày….. tháng….năm………

 

BÁO CÁO THÁNG/QUÝ/NĂM 

BỆNH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI

Tháng…. (từ ngày 01 đến ngày 31 hàng tháng)5

Quý…..(từ ngày 01 của tháng đầu quý đến ngày 31 của tháng cuối quý)6 Năm….. (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 các năm)7

Kính gửi:………………….8……………………..

Tình hình bệnh, dịch 

TT

Địa phương

Cúm A (H5N1) trên gia cầm

Số chó dại

Số lợn mắc liên cầu lợn

Số gia súc mắc nhiệt thán

Số gia súc mắc xoắn khuẩn vàng da

M9

C10

XN11

(+)

M

C

XN

(+)

M

C

XN

(+)

M

C

XN

(+)

M

C

XN

(+)

1

……12……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

……………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận xét, đánh giá

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………. 

Nơi nhận:                                                                                   Thủ trưởng đơn vị

– ………………..                                                                               (Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

1- Tên cơ quan chủ quản trực tiếp;

2- Tên cơ quan, tổ chức lập báo cáo;

3- Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức lập báo cáo;

4- Địa danh;

5-Thời hạn gửi báo cáo tháng: trước ngày 15 của tháng kế tiếp; 

6

Thời hạn gửi báo cáo quý: trước ngày 15 của quý kế tiếp; 

7- Thời hạn gửi báo cáo năm: trước ngày 15 tháng 01 của năm kế tiếp; 

8- Ghi rõ số nhà, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố địa điểm phát hiện ca bệnh;

9- M: số trường hợp mắc;

10- C: số trường hợp chết;

11- XN(+): số trường hợp xét nghiệm dương tính;

12- Địa bàn quản lý trực tiếp của đơn vị báo cáo.

phân công đơn vị đầu mối phụ trách các tỉnh

BẢNG PHÂN CÔNG

Đơn vị đầu mối phụ trách các tỉnh

 

STT

Tên đơn vị

Tỉnh được giao phụ trách

I

Các đơn vị y tế

1

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện

Biên, Yên Bái, Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn,

Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng

Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

2

Viện Pasteur Nha Trang

Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình

Định, Bình Thuận, Ninh Thuận

3

Viện Pasteur        

TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Lâm Đồng

4

Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên

Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông

II

Các đơn vị thú y

1

Cơ quan thú y vùng 1

Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện

Biên, Yên Bái

2

Cơ quan thú y vùng 2

Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng,

Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc

Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên

3

Cơ quan thú y vùng 3

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

4

Cơ quan thú y vùng 4

Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định

5

Cơ quan thú y vùng 5

Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đắc Nông

6

Cơ quan thú y vùng 6

TP. Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh,

Long An, Tiền Giang, Bến Tre

7

Cơ quan thú y vùng 7

Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau