Đại cương
Táo bón có thể được định nghĩa là sự giảm tần số đi ngoài (thường ít hơn ba lần trong tuần) kèm theo khó chịu hoặc khó đi ngoài. Đây là một vấn đề thường gặp ở người bệnh ung thư, thường là do sự kết hợp giữa ăn uống ít chất xơ, uống ít nước, thiếu hoạt động thể lực…Các loại thuốc như thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc chống nôn làm giảm nhu động ruột cũng là nguyên nhân gâđiều dưỡngo bón. Các thuốc diệt tế bào nhóm vinka alkaloid như vincristin, vinblastin và thalidomide là những thuốc hay gâđiều dưỡngo bón do làm giảm nhu động ruột qua cơ chế thần kinh.
Chỉ định
Cho những người bệnh bị táo bón do hóa trị.
Chống chỉ định
Những người bệnh không bị táo bón hoặc bị táo bón do những nguyên nhân khác.
Chuẩn bị
Người thực hiện
Người bệnh được hóa trị phải được giám sát bởi bác sĩ nội khoa ung bướu. Bác sĩ cần phải hiểu rõ cơ chế tác dụng, hiệu quả, các độc tính của các thuốc trong công thức hóa trị sắp được chỉ định cho người bệnh
Điều dưỡng thực hiện Y lệnh tiêm truyền do bác sĩ chuyên khoa ung bướu chỉ định (tên thuốc, liều lượng, dung dịch pha loãng thuốc, lượng dịch, tốc độ truyền …) cần phải hiểu những tác dụng phụ của hóa trị, cùng với bác sĩ xử trí và hướng dẫn người bệnh. Cùng với bác sĩ giải thích để người bệnh yên tâm, không quá lo lắng, hốt hoảng và thông báo sớm cho bác sĩ, điều dưỡng khi có triệu chứng khác thường xảy ra.
Người bệnh
Được giải thích rõ hiệu quả cũng như các tác dụng phụ không mong muốn có thể sẽ xảy ra trong suốt quá trình điều trị, thông báo sớm cho bác sĩ hoặc điều dưỡng khi có triệu chứng khác thường xảy ra.
Phương tiện, thuốc men
Thuốc nhuận tràng: lactulose hoặc sorbitol, muối magiê.
Dụng cụ thụt tháo
Các bước tiến hành
Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra người bệnh
Điều trị
Khi người bệnh được chỉ định dùng các loại thuốc hay gây táo bón như đã đề cập ở trên, cần lưu ý:
Dự phòng bằng chế độ ăn để phòng táo bón hoặc giúp cho táo bón không nặng thêm cũng rất quan trọng. Một số gợi ý sau đây có thể giúp ngăn ngừa táo bón:
Ăn chế độ ăn nhiều chất xơ (lượng xơ khuyến cáo là 25 – 35g cho 1 người/ngày).
Uống từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày
Nước chín, nước ép (rau, quả, thịt), nước chanh, trà không có cafein sẽ rất hiệu quả.
Nên đi bộ và vận động thường xuyên.
Nếu táo bón vẫn tồn tại sau những biện pháp dinh dưỡng, vận động và đi bộ, có thể sử dụng thuốc để điều chỉnh.
Dự phòng và điều trị bằng thuốc:
Thuốc nhuận tràng nên được bắt đầu ngay khi có dấu hiệu táo bón hoặc cần được dùng hàng ngày để ngăn ngừa táo bón. Các thuốc nhuận tràng thường được sử dụng là lactulose hoặc sorbitol, muối magiê theo liều khuyến cáo
Có thể thụt nước để giải quyết táo bón
Theo dõi và xử trí tai biến
Theo dõi
Nếu táo bón lại xuất hiện trở lại, cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời
Xử trí tai biến
Nếu để táo bón kéo dài có thể gây tắc ruột, khi đó phải xử trí như tắc ruột