THẮT TĨNH MẠCH TINH TRÊN BỤNG
Đại cương
Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là hiện tượng giãn bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch tinh. 90% giãn TMT xảy ra ở một bên và thường là ở bên trái. Lý do chủ yếu để người bệnh đi khám là đau tức vùng bẹn bìu hoặc hiếm muộn con cá Mục đích của phẫu thuật thắt cắt tĩnh mạch tinh là ngăn cản sự trào ngược dòng máu tĩnh mạch về tinh hoàn, trong khi đó bảo tồn dòng máu động mạch và bạch huyết.
Chỉ định
Khi xuất hiện tất cả các biểu hiện sau:
+ Giãn tĩnh mạch tinh có thể sờ thấy được (độ 2-3)
+ Cặp đôi bị vô sinh
+ Phía nữ có khả năng sinh sản bình thường hoặc nếu không bình thường thì cũng có tiềm năng có thể chữa khỏi
+ Nam giới có hơn một dữ liệu bất thường trên tinh dịch đồ hoặc trên kết quả xét nghiệm chức năng tinh trùng.
Ở nam giới trưởng thành bị giãn tĩnh mạch tinh có thể sờ thấy được và phân tích tinh dịch đồ bất thường nhưng hiện tại không cố gắng có con.
Ở nam giới trưởng thành có bằng chứng giảm kích thước tinh hoàn cùng bên giãn tĩnh mạch tinh.
Giãn TMT gây triệu chứng đau tức vùng bìu kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động hàng ngày.
Chống chỉ định
Những người bệnh có chống chỉ định phẫu thuật nói chung
Chuẩn bị
Người thực hiện:
Phẫu thuật viên (PTV) chuyên khoa Nam học – Tiết niệu – Nhi khoa.
Kíp mổ gồm 3 người: 1 PTV chính và 2 PTV phụ
Người bệnh:
Giải thích kỹ cho người bệnh và người thân về các tai biến, biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật.
Yêu cầu người bệnh tối hôm trước ăn nhẹ, sáng ngày mổ nhịn ăn.
Chuẩn bị ruột: Thụt tháo tối trước mổ.
Phương tiện:
Bộ dụng cụ trung phẫu, có thể kết hợp với kính phóng đại để thuận lợi trong việc phẫu tích các thành phần nhỏ như: động mạch, bạch mạch,…
Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 phút
Các bước tiến hành
Tư thế:
Tư thế người bệnh, người bệnh nằm ngửa hai chân duỗi thẳng và đầu kê cao khoảng 15 độ.
Cách bố trí phòng mổ:
+ Bác sĩ gây mê ở phía trên đầu người bệnh.
+ Phẫu thuật viên chính đứng cùng bên với bên mổ và phụ đứng ở phía đối diện.
+ Bàn dụng cụ đặt ở dưới chân người bệnh, y tá dụng cụ đứng cùng bên với phẫu thuật viên phụ.
Vô cảm:
Vô cảm: Gây tê tủy sống hoặc gây tê thừng tinh phối hợp tê tại chỗ hoặc mê toàn thân
Kỹ thuật:
Mổ đường bẹn :
*.Kỹ thuật mổ của Schoysman:
Bước 1: Đường rạch da giống với đường mổ của thoát vị bẹn. Đầu dưới của đường rạch ở điểm giữa gai mu và khớp mu nơi mức lổ bẹn ngoàĐường rạch da xiên lên trên và ra ngoài, theo đường phân giác của góc giữa dây cung đùi và bờ ngoài của cơ thẳng to của bụng. Chiều dài trung bình của đường rạch là từ 8 – 10cm, càng dài nếu người bệnh càng béo.
Bước 2: Kỹ thuật mổ này chống chỉ định với những người bệnh có tiền sử mổ thoát vị bẹn vì dễ phạm phải các thành phần của thừng tinh khi mổ lạHơn nữa, TMT tại vị trí này đã phân nhánh nên có nhiều nhánh dễ bị bỏ sót khi thắt. Ngoài ra tại vị trí này động mạch tinh cũng đã phân nhánh nên khó nhận biết bằng mắt thường để tách riêng.
*.Mổ đường chậu sau phúc mạc.
+ Kỹ thuật của Ivanissevich.
Rạch da ở phía trên lỗ bẹn sâu và dưới gai chậu trước trên. Đường rạch dài chừng 8 – 10 cm.
+ Kỹ thuật của Palomo.
Bước 1: Rạch da theo chiều ngang độ 5cm ở trên lỗ bẹn sâu, hơi cao hơn so với kỹ thuật mổ của Ivanissevich.
Bước 2: Rạch cân cơ chéo lớn, tách các thớ cơ. Bóc tách đi vào khoang sau phúc mạc.
Bước 3: Phẫu tích bộc lộ tĩnh mạch tinh. Tách riêng các thành phần còn lại: động mạch, bạch mạch…
Bước 4: Thắt và cắt TMT ở vị trí sau phúc mạc bờ ngoài cơ thắt lưng chậu và bảo tồn động mạch tinh, bạch mạch.
Bước 5: Cầm máu. Khâu phục hồi vết mổ.
Theo dõi và nguyên tắc xử trí tai biến – biến chứng
Theo dõi:
Theo dõi ngay sau mổ:
+ Sự tiến triển của vết mổ: liền tốt hay viêm nhiễm, không liền
+ Tụ máu bìu
+ Phù nề, tràn dịch tinh mạc
+ Đau tinh hoàn và bìu bên mổ
Theo dõi xa sau mổ: Thăm khám tình trạng chung và tại chỗ, SA Doppler màu vùng bìu, xét nghiệm tinh dịch đồ và nội tiết tố. Đánh giá dựa theo các tiêu chuẩn sau:
+ Tràn dịch tinh mạc
+ Giãn tĩnh mạch tinh tái phát + Teo tinh hoàn + Đau tức vùng bìu
+ Sự cải thiện về chỉ số tinh dịch đồ hay người bệnh có con sau phẫu thuật
Xử trí tai biến:
Phải mổ lại cầm máu do chảy máu, tụ máu bìu.
Tràn dịch tinh mạc nhiều phải mổ lại dẫn lưu dịch.