Đại cương
Xạ trị nông (Xạ trị Rx) là kỹ thuật dùng loại bức xạ ion hóa của tia X (Roentgen) hoạt động ở mức điện áp dưới 250KV để điều trị một số bệnh nằm nông trên da.
Ngày nay, nhớ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhiều loại máy tia X đuợc cải tiến và hoàn thiện hơn, như máy gia tốc xạ trị ung thư, nhưng kỹ thuật xạ trị Rx nông vẫn còn được áp dụng trên một số bệnh lành tính.
Chỉ định
Điều trị đơn thuần
U máu bẩm sinh ở trẻ em gồm các thể lan toả, thể mao mạch
Viêm da thần kinh
Điều trị phối hợp sau phẫu thuật
Sẹo lồi sau phẫu thuật cắt bỏ sẹo từ 6 – 8 giờ bắt đầu tiến hành tia.
Chống chỉ định
Các loại u máu thể phẳng, thể dị dạng mạch.
U máu ở các vị trí ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như bàn tay, bàn chân, đặc biệt là các khớp đốt bàn chân, bàn tay ở trẻ em trong giai đoạn phát triển.
U máu ở quầng vú, mắt…
U máu ở bộ phận sinh dục như vùng da bìu, âm hộ, âm vật.
Chuẩn bị
Người thực hiện:
Bác sĩ xạ trị và Kỹ thuật viên xạ trị.
Phương tiện
Máy tia X (họat động ở điện áp dưới 250KV)
Các ống cone, applicateur có kích thước, hình dạng khác nhau.
Các dụng cụ che chắn bảo vệ tổ chức lành.
Người bệnh:
Được giải thích rõ về phương thức điều trị, tác dụng phụ có thể xảy ra, ký cam kết điều trị.
Hồ sơ bệnh án
Theo quy định của Bộ Y tế, dự kiến tổng liều
Hồ sơ kỹ thuật: bìa tia, phiếu tính liều tia, tổng liều, các cơ quan trọng yếu cần được bảo vệ.
Các bước tiến hành
Tư thế người bệnh
Tùy theo vị trí u, người bệnh được đặt ở tư thế thích hợp. Tư thế đó cần được lặp lại một cách chính xác trong suốt quá trình điều trị, bảo vệ tối đa các tổ chức lành.
Liều lượng
Phát tia đúng liều lượng chỉ định, đúng các thông số điện áp và dòng điện.v.v…
U máu thể lồi: Tổng liều một lượt từ 400R – 500R. Liều lượng mỗi ngày: từ 80 – 100R, điều trị 2-3 đợt.
U máu thể hỗn hợp, thể dưới da: tổng liều một đợt từ 500R – 600R. Liều lượng mỗi ngày 100R, điều trị 2 đợt.
Sẹo lồi: tổng liều từ 1.200R – 1500R liều lượng mỗi ngày: 150R
Thực hành điều trị
Bác sĩ điều trị chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án, chỉ định liều lượng và kỹ thuật điều trị.
Chuẩn bị máy:
Trước khi điều trị người bệnh kỹ thuật viên xạ trị phải vận hành thử, kiểm tra các thông số kỹ thuật của thiết bị (cao áp, dòng điện v.v…)
Các dụng cụ che chắn, bảo vệ
Thực hành điều trị:
Đặt người bệnh theo đúng tư thế.
Phát tia đúng thời gian, liều lượng đã chỉ định.
Theo dõi và xử trí tai biến
Theo dõi
Quá trình điều trị: theo dõi hàng ngày về tình trạng sức khỏe người bệnh, các tai biến có thể xảy ra (bỏng ra, cháy da, loét da, dị ứng…)
Theo dõi sau điều trị: Mức độ thoái lui, hiệu quả của điều trị
Xử trí tai biến
Các phản ứng cấp tính ở da: theo dõi sát trong quá trình xạ trị.
Sốt: Tạm ngưng xạ trị, điều trị phối hợp
Chảy máu phá hủy cấu trúc lân cận có thể xảy ra với các u máu: cầm máu và săn sóc tại chỗ.