Nội dung

Lượng giá chức năng ngôn ngữ

 

Đại cương

Chức năng ngôn ngữ được thể hiện thông qua khả năng giao tiếp của người đó với những người xung quanh. Có rất nhiều khía cạnh cần phải xem xét trong quá trình lượng giá chức năng ngôn ngữ, đây là một việc làm phức tạp và mất thời gian. Mục đích của phục hồi chức năng ngôn ngữ là xác định được người bệnh đang có những dạng rối loạn ngôn ngữ nào và mức độ hiệu quả của việc sử dụng chức năng ngôn ngữ trong giao tiếp của người bệnh để lập kế hoạch can thiệp phù hợp. Để làm được điều đó cần phải có công cụ thích hợp, trên thực tế, có rất nhiều bộ công cụ lượng giá ngôn ngữ khác nhau được thiết kế phù hợp với các đối tượng người bệnh và các dạng rối loạn khác nhau. Một trong những bộ công cụ được đánh giá có độ tin cậy và tính giá trị cao là Western Aphasia Battery. Bộ công cụ này cũng được sử dụng nhiều nhất tại các trung tâm phục hồi chức năng ngôn ngữ.

Western Aphasia Battery gồm 8 mục tương ứng với 8 chức năng khác nhau của ngôn ngữ: 1.Ngôn ngữ tự nhiên, 2.Hiểu ngôn ngữ nói, 3.Lặp lại từ, 4.Gọi tên đồ vật, 5.Đọc, 6.Viết, 7.Ngôn ngữ thực dụng, 8.Ngôn ngữ hình ảnh, tính toán.

Quá trình lượng giá được tiến hành tuần tự theo 8 mục trên, cho điểm từng mục dựa vào khả năng thể hiện của người bệnh. Kết quả được đánh giá thông qua 3 chỉ số Aphasia Quotent Score (AQ), Language Quotient Score (LQ) và Cortical Quotient Score, trong đó chỉ số AQ là quan trọng nhất. 

Phân loại mức độ nặng của thất ngôn theo chỉ số AQ: 0-25: rất nặng; 26-50: nặng ; 51-75: vừa ; ≥76: nhẹ

Chỉ định

Người trưởng thành có vấn đề về ngôn ngữ liên quan đến các dạng tổn thương thần kinh mắc phải. Ví dụ: tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, u não…

Chống chỉ định

Không có chống chỉ định tuyệt đối.

Bộ công cụ Western Aphasia Battery không phù hợp để đánh giá ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị

Người lượng giá:

Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu

Phương tiện

Phiếu đánh giá ngôn ngữ theo Western Aphasia Battery

Sách hướng dẫn

Giấy, bút

Đồng hồ tính giây

Đồ vật: cốc, lược, hoa, matches, tuốt-nơ-vít, 4 Koh’s blocks, đồng hồ đeo tay, búa, điện thoại, bóng, dao, đinh, bàn chải đánh răng, cục tẩy, ổ khóa, chìa khóa, kẹp giấy, dây cao su, thìa, băng casset, nĩa, Raven’s Colored Progressive Matrices  

Người bệnh

Hồ sơ bệnh án

Các bước tiến hành

Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra người bệnh

Thực hiện kỹ thuật

+ Thời gian tiến hành lượng giá

Đánh giá nhanh bên giường bệnh: 15 phút

Phần phỏng vấn: 30- 45 phút

Đọc/Viết /Ngôn ngữ thực dụng/Ngôn ngữ hình ảnh/Tính toán : 45-60 phút

+ Hướng dẫn chung

Ghi hình lại trong quá trình đánh giá để xem lại sau đó 

Đặt hình ảnh hoặc đồ vật trong tầm nhìn của người bệnh

Ghi nhận cách đáp ứng của người bệnh, dù đáp ứng đó là chính xác hay không

+ Lần lượt lượng giá chức năng ngôn ngữ của người bệnh theo 8 mục sau:

. Ngôn ngữ tự nhiên (Spontaneous Speech):

Cho điểm từ 0-10 theo 2 tiêu chí độ lưu loát và nội dung thông tin.

Tối đa: 20 điểm.

. Hiểu ngôn ngữ nói (Auditory Verbal Comprehension) – Trả lời 20 câu hỏi Có/Không theo mẫu có sẵn. Cho điểm từ 0-3.

Nghe và hiểu được 60 từ có sẵn. Điểm tối đa: 60.

Thực hiện chuỗi hành động theo yêu cầu: Điểm tối đa: 80.

. Lặp lại từ (Repetition)

Yêu cầu người bệnh lặp lại từ/chuỗi từ theo mẫu, bao gồm 15 mục từ đơn giản đến phức tạp. 

Điểm số được đánh giá theo thang điểm có sẵn. Điểm tổng tối đa: 100.

. Gọi tên (Naming)

Gọi tên đồ vật: đặt 20 vật (theo mẫu) theo thứ tự. Yêu cầu người bệnh gọi tên các đồ vật đó. Tối đa: 60 điểm.

Mức độ lưu loát: yêu cầu người bệnh kể tên càng nhiều con vật càng tốt trong vòng một phút.  Mỗi con vật được kể tên tương ứng với 1 điểm. Điểm tối đa: 20. – Hoàn thành câu nói: Yêu cầu người bệnh điền vào một từ thích hợp trong một câu đơn giản mà người đánh giá bỏ trống. Tối đa: 10 điểm.

Ngôn ngữ tương tác: Hỏi 5 câu hỏi đơn giản (theo mẫu) để người bệnh trả lời. Tối đa: 10 điểm.

. Đọc

Hiểu câu: Điểm tối đa 40 điểm

Đọc và làm theo yêu cầu: Điểm tối đa 20 điểm.

Chỉ vào vật thật sau khi đọc từ đó trên giấy: Điểm tối đa 6 điểm. 

Chỉ vào ảnh có hình đồ vật sau khi đọc từ đó trên giấy: Điểm tối đa 6 điểm. 

Chỉ vào từ tương ứng với đồ vật xuất hiện trong hình Điểm tối đa 6 điểm. 

Chọn từ được nhắc đến trong câu: Điểm tối đa 4 điểm

Phân biệt được các chữ cái: Điểm tối đa 6 điểm.

Nhận ra được từ khi nghe đánh vần từ đó. Điểm tối đa: 6 diểm.

Đánh vần được: Điểm tối đa 6 điểm.

. Viết (Writing)

Viết theo yêu cầu: Điểm tối đa 6 điểm.

Viết để mô tả điều xảy ra trong hình. Điểm tối đa 34 điểm.

Viết chính tả: Điểm tối đa 10 điểm.

Viết lại từ được đọc: Điểm tối đa 10 điểm.

Chữ cái và chữ số. Điểm tối đa 10 điểm.

Viết chữ cái và chữ số. Điểm tối đa 5 điểm

Chép lại câu văn. Điểm tối đa 10 điểm

. Ngôn ngữ thực dụng (Apraxia)

Yêu cầu người bệnh thực hiện các động tác theo yêu cầu của người lượng giá.

Điểm tối đa 60 điểm

. Ngôn ngữ hình ảnh, tính toán (Constructional, Visuospatial, and Calculation)

Vẽ. Điểm tối đa 30 điểm

Xếp hình. Điểm tối đa 9 điểm

Tính toán. Điểm tối đa 24 điểm

Raven’s Colored Progressive Matrices. Điểm tối đa 37 điểm.

Sử dụng công thức để chuyển số điểm trong các mục trên thành điểm chuẩn. Cụ thể như sau:

Ngôn ngữ tự nhiên: giữ nguyên

Hiểu ngôn ngữ nói: tổng điểm chia 20

Lặp lại từ: tổng điểm chia 10

Gọi tên: tổng điểm chia 10

Đọc: tổng điểm chia 10

Viết: tổng điểm chia 10

Ngôn ngữ thực dụng: tổng điểm chia 6

Ngôn ngữ hình ảnh, tính toán: tổng điểm chia 10

Chỉ số AQ: (Tổng điểm chuẩn của 4 mục từ mục 1 đến mục 4 ) x 2 10.

Chỉ số CQ: Tổng điểm chuẩn của cả 8 mục.

Điền vào phiếu đánh giá.

Ghi lại ngày giờ đánh giá. Ký, ghi rõ họ tên người đánh giá.

Theo dõi

Tiến hành lượng giá chức năng ngôn ngữ của người bệnh định kỳ trong suốt thời gian nằm viện và khi người bệnh xuất viện. Theo dõi sự thay đổi về chức năng ngôn ngữ của người bệnh.

TAI BIẾN

Đây là một phương pháp lượng giá không can thiệp; chưa ghi nhận tai biến nào trong quá trình đánh giá.