Để thăm dò chức năng thận và đường tiết niệu bằng đồng vị phóng xạ, hiện có nhiều phương pháp, những nghiệm pháp sau đây là khá thông dụng:
Thăm dò chức năng thải lọc (Xác định mức lọc cầu thận: glomerular filtration rate: GFR; Đo dòng huyết tương thực tế qua thận: effective renal plasma flow: ERPF…).
Thận đồ đồng vị (Radiorenography, nephrograme isotopique).
Xác định lượng nước tiểu cặn.
Ghi hình nhấp nháy (Scinti-imaging) để đánh giá chức năng từng thận, ghi hình tưới máu thận (perfusion imaging)…
Ghi hình tuyến sinh dục gồm: đo dòng máu tới dương vật (penile blood flow), ghi hình tinh hoàn (testicular scanning) hay ghi hình tưới máu tinh hoàn (testicular perfusion), chụp hình vòi tử cung (salpingography).
Dưới đây chỉ giới thiệu một số nghiệm pháp YHHN thường dùng trong thực tế lâm sàng hiện nay.
Để ghi hình thận người ta thường sử dụng các DCPX phát tia gamma, được hấp thu nhanh ở thận, tham gia vào quá trình lọc ở cầu thận, chế tiết và bài xuất ở ống thận. Chúng được lưu giữ một thời gian đủ dài trong tổ chức thận cho phép có thể ghi lại sự phân bố hoạt tính phóng xạ trong thận.
Các chất ghi hình chức năng
DCPX gồm 131I-hippuran, 99mTc-MAG3 và 99mTc-DTPA. 131I-hippuran không được ứng dụng nhiều vì phải dùng ống chuẩn trực năng lượng cao và liều dùng không quá 100 mCi. Năng lượng gamma lớn gây chiếu xạ nhiều cho bệnh nhân. Những lý do trên làm cho hình ảnh ghi được không đạt chất lượng cao.
99mTc-MAG3 được dùng ghi hình chức năng thay thế hippuran. Khác với hippuran, MAG3 được hấp thu rất nhanh vào hồng cầu. 99mTc-MAG3 có ưu điểm là cho hình ảnh với chất lượng cao.
99mTc-DTPA thoát ra khỏi huyết tương bằng cách lọc qua cầu thận, vì vậy là chất đo mức lọc cầu thận (glomerular filtration rate -GFR) tốt nhất.
Các chất ghi hình hình thái
99mTc-DMSA (Dimercaptosuccinic acid) và 99mTc-glucoheptonat là những DCPX ghi hình thái, bởi nó được tích tụ trong thận nhờ một cơ chế tương tác hỗn hợp: dòng máu đến, GFR, chế tiết của ống thận và hấp thu của ống thận. Phần lớn DMSA được tiết ra từ tế bào ống lượn gần, hoạt độ ở tế bào ống lượn xa và quai Henle là rất ít. Khoảng 30%-50% DMSA được giữ trong nhu mô thận trong vòng 1 giờ, glucoheptonat chỉ được giữ trong nhu mô khoảng 5%-10%.
Chỉ định
Ghi hình thận thường được chỉ định cho các trường hợp:
Cần xác định chính xác kích thước, vị trí giải phẫu của thận và đánh giá chức năng thận.
Nghi chấn thương thận, u và nang thận.
Đánh giá các khối nhu mô thận còn hoạt động trong thận ứ nước.
Xác định thận lạc chỗ.
Đánh giá hình ảnh và chức năng thận ghép.
Đánh giá kết quả
Với thận bình thường, hoạt độ phóng xạ phân bố đều ở cả 2 thận. Bờ thận có thể hơi nhoè do cử động hô hấp. Kích thước thận dài khoảng 10-12cm, rộng 5-6cm. Bình thường 2 thận có cùng độ sâu, trong một số trường hợp bệnh lý, có thể độ sâu 2 thận không đều nhau. Khi đó số xung phóng xạ ghi được sẽ không giống nhau mặc dù mức độ tập trung phóng xạ và bài tiết chúng ở 2 thận là tương đương, cần thiết phải tính toán hiệu chỉnh độ sâu của thận.
Ghi ghi hình thận bằng máy SPECT thì thận bình thường khi cắt lớp sẽ có HĐPX phân bố đồng đều ở cả vùng vỏ thận và rìa mép vỏ thận. Tuy nhiên những hình thái dưới đây vẫn được coi là bình thường:
Một đường viền ở vùng vỏ thận khuyết HĐPX.
Hình khuyết HĐPX ở vùng vỏ, từ rốn thận ăn vào vùng nhu mô. Điều này có thể là do vách ngăn trong nhu mô thận.
Hình ảnh giảm HĐPX ở cực trên thận vùng vỏ thận.
Khi thận bị tổn thương như: u, nang (hoặc nhiều nang), nhồi máu, áp xe, vỡ chấn thương, tụ máu trong vỏ thận, lao thận… đều xuất hiện một vùng mờ nhạt hoặc ổ khuyết không có phóng xạ (vùng lạnh) trong nhu mô thận. Như vậy trong ghi hình thận không thể phân biệt từng loại tổn thương, u lành hay ác, nhưng có thể xác định được là khối u hay tổn thương đó nằm ở tại thận hay ngoài thận.
Các bệnh thận lan toả như viêm thận mãn, xơ cứng động mạch hay tiểu động mạch thận sẽ làm giảm tập trung hoạt độ phóng xạ một cách nham nhở, hoặc lan toả và thường đi kèm tăng hoạt độ ở gan.
Tắc động mạch thận một bên thường thể hiện trên Scintigram bằng giảm kích thước và giảm hoạt độ phóng xạ bên đó (do lượng máu tới ít hơn). Ghi hình nhấp nháy thận giúp phát hiện các dị tật bẩm sinh như thận lạc chỗ: xác định chính xác vị trí, kích thước, những đặc điểm về cấu trúc và chức năng của thận lạc chỗ.
Khi thận bị tổn thương như u, nang, nhồi máu, áp xe, vỡ do chấn thương, tụ máu trong vỏ thận, lao thận… đều xuất hiện một vùng mờ nhạt hoặc ổ khuyết phóng xạ trong nhu mô thận. Như vậy trong ghi hình thận không thể phân biệt từng loại tổn thương, u lành hay u ác, nhưng có thể xác định tổn thương nằm tại thận hay ngoài thận. Ghi hình thận có thể phát hiện các dị tật bẩm sinh như thận lạc chỗ, thận hình móng ngựa…
Có thể phát hiện các dị tật bẩm sinh như thận lạc chỗ: xác định chính xác vị trí, kích thước, những đặc điểm về cấu trúc và chức năng của thận lạc chỗ.
Thận đồ đồng vị (xạ thận đồ)
Có nhiều nghiệm pháp để thăm dò chức năng thận, tuy nhiên trong thực tế nghiệm pháp thận đồ đồng vị được sử dụng phổ biến nhất và rất có giá trị để thăm dò chức năng thận. Thận đồ đồng vị là nghiệm pháp thăm dò chức năng thận, được Taplin và cộng sự tiến hành từ năm 1956. TĐĐV thường được tiến hành đồng thời với việc ghi hình thận hàng loạt với máy Gamma Camera.
Nguyên lý: Khá đơn giản, người ta thường sử dụng một số chất mà đường bài xuất duy nhất ra khỏi cơ thể là qua thận. Nếu ta đánh dấu chất này bằng các ĐVPX thích hợp, sau đó tiêm vào tĩnh mạch rồi ghi đồ thị HĐPX của từng thận theo thời gian ta sẽ đánh giá một cách bán định lượng chức năng thận.
riêng rẽ từng thận khi có nghi ngờ thận một bên, thận câm, đánh giá trước và theo dõi sau ghép thận, theo dõi tắc đường tiết niệu, tăng huyết áp do động mạch thận… Xạ thận đồ (renogram) gồm 3 đoạn chủ yếu (hình 5.11). Đoạn I thể hiện dòng máu đến thận, dòng máu đến đủ thì đường cong đi lên tới một độ cao nhất định trong vòng vài chục giây đầu tiên. Đoạn II thể hiện hoạt động lọc, tiết (filtration, secretion) của thận, phần này rất quan trọng để đánh giá chức năng thận. Đánh giá đoạn II bằng độ cao phần đi lên từ đoạn I đến đỉnh cao nhất của đồ thị. Thời gian đạt đến đỉnh (tmax) cũng là một chỉ số có giá trị. Đoạn III từ đỉnh đi xuống, trên đoạn này có thể phân ra: thời điểm giảm hoạt độ xuống 50% (t1/2) so với đỉnh, thời điểm giảm 75%…
Thận đồ bất thường thể hiện như đoạn II bẹt, tmax kéo dài, t1/2 kéo dài… Nếu đường bài xuất nước tiểu bị tắc nghẽn thì sẽ thấy không có đoạn xuống, có thể là một đường nằm ngang hoặc tiếp tục chênh chếch đi lên.
Khi cần phân biệt việc thải nước tiểu khó khăn do hệ thống góp nhận nước tiểu bị dãn hoặc tắc nghẽn, người ta dùng thuốc lợi tiểu. Tiến hành làm thận đồ bình thường, đến phút thứ 10, cho tiêm tĩnh mạch Furosemide 0,5 mg/kg, rồi ghi hình tiếp trong 20 – 30 phút nữa. Nếu do tắc nghẽn thì nước tiểu vẫn không thể thải ra được, nếu chỉ là dãn thì nước tiểu sẽ được thải ra một cách bình thường.