Đại cương
Sỏi niệu ít gặp ở trẻ em (khoảng 0.1-0.9/1.000 ca).
Nam/Nữ: 2/1, tuổi thường gặp 3-9 tuổi ở nữ, ≤1-6 tuổi ở nam.
Yếu tố thuận lợi phát sinh sỏi: bất thường trong chuyển hóa gây sỏi niệu khoảng 44% (thường gặp nhất là tăng calci niệu →20 – 30% sỏi calci), bất thường đường tiết niệu, tồn tại vật lạ trong cơ thể…
Biểu hiện chủ yếu là nhiễm trùng đường niệu (tái phát và khó điều trị) thường do E.coli, Proteus và Gram âm.
Có khuynh hướng xảy ra ở những trẻ dinh dưỡng kém, viêm nhiễm mạn tính, đặc biệt là trẻ sinh non, nằm bất động kéo dài.
Chẩn đoán
Triệu chứng
Đau bụng cơn (hông lưng), buồn nôn hay nôn ói.
Tiểu máu đại thể hoặc vi thể, tiểu mủ.
Bí tiểu.
Thay đổi thói quen đi tiểu (số lượng, số lần..).
Sốt, lạnh run.
Cầu bàng quang (+).
Chạm thận, rung thận (+).
Đôi khi biểu hiện giống như một bướu Wilms‟: sụt cân, thiếu máu (suy thận mạn).
Cận lâm sàng
Siêu âm: dấu “bóng lưng”, xác định được kích thước, độ dày mỏng của nhu mô thận, mức độ chướng nước của thận.
KUB &UIV: thấy rõ hình dạng và vị trí của sỏi, cấu trúc giải phẫu của hệ tiết niệu, đánh giá được một phần chức năng của thận.
CT scan bụng (không cản quang và có thuốc cản quang)có dựng hình hệ niệu: trong những trường hợp có bất thường hệ tiết niệu, sỏi không cản quang trên KUB.
VCUG (Chụp bàng quang lúc đi tiểu): kiểm tra bế tắc đường tiểu dưới như van niệu đạo sau, hẹp niệu đạo và trào ngược bàng quang niệu quản.
Xét nghiệm về bệnh lý chuyển hóa.
TPTNT: BC, HC, pH, protein, cặn lắng.
Chức năng thận: urê, creatinin/máu, acid uric/máu nếu sỏi không cản quang.
Chẩn đoán xác định:
Lâm sàng + cận lâm sàng.
Chẩn đoán phân biệt
Sỏi mật: được loại trừ trên phim UIV.
Sỏi phân: thụt tháo sau đó chụp KUB kiểm tra.
Điều trị
Nguyên tắc điều trị
Điều trị bệnh lý chuyển hoá (nếu được) và các yếu tố thuận lợi tạo sỏi (hẹp khúc nối bể thận niệu quản, hẹp niệu đạo).
Phẫu thuật lấy hết sỏi (sót sỏi là điều kiện thuận lợi tái phát sỏi).
Tránh tái phát: kiểm soát chế độ ăn và tránh nhiễm trùng tiểu.
Bảo tồn chức năng thận tối đa.
Điều trị nội khoa
Sỏi
Thuốc tan sỏi: chỉ có thể áp dụng trong trường hợp sỏi urat.
Điều trị nội khoa như kháng sinh, kháng viêm để khống chế nhiễm trùng, thận nhân tạo để chuẩn bị cho phẫu thuật tiếp theo.
Điều trị ngoại khoa
Chỉ định:
Điều trị nội khoa thất bại (X-quang, triệu chứng bệnh không giảm…).
Sỏi có biến chứng (nhiễm trùng, tắc nghẽn, suy thận, đau lưng…), sỏi san hô hoặc bán san hô.
Các phương pháp:
Tán sỏi qua da (PCNL).
Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL).
Tán sỏi nội soi(laser)
Phẫu thuật nội soi lấy sỏi.
Mổ mở lấy sỏi.
Điều trị ngoại khoa theo vị trí sỏi
Sỏi thận:
Tán sỏi ngoài cơ thể: không giống như người lớn, vẫn cần phải gây mê và đảm bảo trẻ giữ yên tư thế, chỉ định ở trẻ lớn, sỏi nhỏ hoặc không có nhiễm trùng hệ niệu.
Tán sỏi qua da: chưa nhiều báo cáo áp dụng ở trẻ em.
Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi: sỏi bể thận đơn giản, sỏi khúc nối bể thận niệu quản
Mổ mở lấy sỏi: sỏi bể thận kèm sỏi nhỏ, sỏi san hô, sỏi kèm hẹp khúc nối bể thận niệu quản.
Sỏi niệu quản:
Tán sỏi qua nội soi bàng quang (thủy động lực, laser): sỏi niệu quản đoạn chậu, đoạn lưng thấp.
Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi: sỏi niệu quản đoạn lưng.
Mổ mở lấy sỏi: thất bại khi tán sỏi nội soi, trẻ quá nhỏ, sỏi kèm hẹp niệu quản.
Sỏi bàng quang:
Tán sỏi bằng laser: áp dụng cho sỏi có d
Mổ mở lấy sỏi: sỏi bàng quang kích thước lớn, sỏi kèm bế tắc đường tiết niệu (sau tạo hình bàng quang hoặc Mitrofanoff).
Sỏi kẹt niệu đạo: đây là một cấp cứu niệu khoa.
Sỏi kẹt miệng sáo: mở miệng sáo vị trí 6 giờ để lấy sỏi.
Sỏi kẹt niệu đạo dương vật: đẩy sỏi vào bàng quang bằng thông cứng (nếu được), nếu sỏi không di chuyển có thể mở niệu đạo vị trí thể xốp tiếp xúc thể hang để lấy sỏi.
Sỏi kẹt niệu đạo phía sau bìu: đẩy sỏi vào bàng quang bằng Benique (nếu dễ) sau đó tán sỏi.
Biến chứng phẫu thuật
Nhiễm trùng.
Mất máu.
Tổn thương mạch máu thận, nhu mô thận.
Tắc ruột, liệt ruột.
Rối loạn thăng bằng kiềm toan.
Rò tiết niệu và đường tiêu hoá.
Sỏi tái phát.
Suy thận mạn.
Hậu phẫu
Xét nghiệm phân chất sỏi.
Lưu thông tiểu 7 ngày nếu có mở bàng quang.
Điều trị nhiễm trùng.
Thuốc hỗ trợ chống sỏi tái phát.
Thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.