Mục đích
Bồi hoàn nước và điện giải, hồi phục tạm thời khối lượng tuần hoàn trong cơ thể. |
Thay thế tạm thời lượng máu mất. |
Nuôi dưỡng cơ thể. |
Đem thuốc vào cơ thể với số lượng nhiều trực tiếp vào máu. |
Duy trì nồng độ thuốc kéo dài nhiều giờ trong máu. |
Mục đích khác: giải độc, lợi tiểu, giữ vein |
Chỉ định
Người bệnh bị mất nước: tiêu chảy, phỏng |
Người bệnh bị mất máu cấp: tai nạn, xuất huyết tiêu hoá. |
Người bệnh bị suy dinh dưỡng. |
Người bệnh cần dùng số lượng lớn thuốc hoặc duy trì đều trong cơ thể. |
Người bệnh bị ngộ độc. |
Nhận định người bệnh
Tình trạng tri giác: lơ mơ, động kinh, co giật, hôn mê.
Hệ thống tĩnh mạch: to, rõ, mềm mại, xơ cứng
Tuổi: già, trẻ.
Tình trạng dấu sinh hiệu đặc biệt là huyết áp.
Chuẩn bị người bệnh
Đối chiếu đúng người bệnh. |
Giải thích cho người bệnh. |
Tư thế thích hợp. |
Kiểm tra dấu sinh hiệu. |
Cho người bệnh tiểu tiện trước khi truyền. |
Dọn dẹp dụng cụ
Xử lý các dụng cụ theo đúng qui trình khử khuẩn tiệt khuẩn.
Trả về chỗ cũ những dụng cụ khác: trụ treo, garrot, gối kê tay
Ghi hồ sơ
Ngày giờ tiêm truyền, ngày giờ kết thúc. |
Loại dung dịch truyền, số lượng, số giọt y lệnh trong 1 phút, thuốc pha (nếu có). |
Phản ứng người bệnh nếu có. |
Tên bác sĩ cho y lệnh. |
Tên điều dưỡng thực hiện. |
Những điểm cần lưu ý
Phải áp dụng đúng kỹ thuật vô khuẩn. |
Phải đếm mạch, đo huyết áp trước khi truyền dịch. |
Tránh để bọt khí vào tĩnh mạch người bệnh: bọt khí có thể làm thuyên tắc tĩnh mạch. |
Quan sát người bệnh trong suốt thời gian tiêm truyền để phát hiện các dấu hiệu bất thường: 30-60 phút/lần tùy theo tình trạng. |
Không nên cho dung dịch chảy quá nhanh vì có thể làm người bệnh bị phù phổi cấp (trừ trường hợp có chỉ thị của bác sĩ). |
Nếu người bệnh phản ứng với dung dịch tiêm truyền như lạnh run, mạch nhanh, khó thở phải ngưng truyền ngay và báo cáo với bác sĩ. |
Khi truyền dịch phải chú ý cẩn thận tốc độ chảy của dịch truyền và tình trạng người bệnh, đặc biệt là đối với các trường hợp sau:
Phù phổi cấp.
Bệnh tim nặng.
Tăng áp lực nội sọ.
Công thức tính thời gian chảy của dịch truyền
Thời gian chảy của dịch truyền (phút) = V dịch truyền (ml) x số giọt/ml
Số giọt y lệnh/phút
Bảng 68.1. Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng: soạn dụng cụ tiêm truyền dung dịch
STT |
Nội dung |
Thang điểm |
||
0 |
1 |
2 |
||
1 |
Sao phiếu thuốc, kiểm tra thuốc |
|
|
|
2 |
Mang khẩu trang, rửa tay |
|
|
|
3 |
Trải khăn sạch |
|
|
|
4 |
Soạn dụng cụ vô khuẩn: Gạc che kim hoặc băng keo cá nhân Bông cồn Bình kềm sát trùng da |
|
|
|
5 |
Gắn lồng treo vào chai (nếu cần) |
|
|
|
6 |
Khui và sát trùng nắp chai dịch truyền |
|
|
|
7 |
Gắn bộ dây tiêm truyền, khoá dây lại, quấn gọn vào chai |
|
|
|
8 |
Soạn dụng cụ sạch: Dây garrot Bồn hạt đậu Gối kê tay Máy đo huyết áp Găng tay sạch Băng keo (ít nhất 3 miếng dán lên dây truyền) Trụ treo Đồng hồ có kim giây Hộp thuốc chống shock
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
Tổng số điểm đạt được |
|
Hình 68.1. Mâm dụng cụ tiêm truyền dung dịch
Bảng 68.2. Bảng kiểm hướng dẫn học kỹ năng: tiêm truyền dung dịch
STT |
Nội dung |
ý nghĩa |
Tiêu chuẩn cần đạt |
1 |
Đối chiếu đúng người bệnh. |
Tránh nhầm lẫn. |
Đối chiếu đúng tên, họ, tuổi, số giường, số phòng. |
2 |
Báo và giải thích cho người bệnh. |
Tiến hành được thuận lợi và an toàn. |
Người bệnh an tâm hợp tác. |
3 |
Đo huyết áp, đếm mạch. |
Đánh giá tình trạng người bệnh trước khi truyền dịch. |
Thực hiện kỹ năng đo huyết áp, đếm mạch chính xác. |
4 |
Cho người bệnh đi tiêu, tiểu. |
Giúp người bệnh tiện nghi trong suốt thời gian truyền. |
Nếu tình trạng người bệnh không đi được có thể cho tiêu tiển tại giường (nếu cần). |
5 |
Chọn vị trí tĩnh mạch. |
Tránh các tai biến do tiêm sai vị trí. |
Chọn tĩnh mạch to, rõ, ít di động. |
6 |
Treo chai lên trụ treo, cho dịch vào 2/3 bầu đếm giọt, đuổi khí trong dây truyền. |
Khí là một trong những nguyên nhân gây thuyên tắc mạch. |
Đưa kim hướng vào bồn hạt đậu, để kim an toàn. |
7 |
Để lộ vùng tiêm. |
Tư thế người bệnh giúp cho việc tiêm tĩnh mạch dễ dàng. |
Có thể kê gối kê tay nếu chọn tĩnh mạch gần khuỷu. |
8 |
Mang găng tay. |
Bảo vệ cho nhân viên y tế tránh sự lây nhiễm từ người bệnh. |
Mang găng tay theo cách sạch, cỡ găng phù hộp để thao tác được gọn gàng. |
9 |
Buộc garrot cách nơi tiêm 10 – 15 cm. |
Giúp tĩnh mạch nổi rõ. |
Buộc garrot cách nơi tiêm 10-15 cm. |
10 |
Sát khuẩn vùng tiêm rộng ra |
Hạn chế sự nhiễm khuẩn |
Sát khuẩn rộng từ trong ra ngoài 5 cm (hoặc sát |
|
ngoài 5 cm. |
từ vùng da xung quanh. Giữ an toàn nơi vị trí đâm kim. |
trùng dọc theo tĩnh mạch từ dưới lên và ra 2 bên) với gòn cồn 700 hoặc cồn iod. |
11 |
Sát khuẩn tay lại. |
Giảm sự lây nhiễm chéo. |
Sát khuẩn kỹ lại các đầu ngón tay. |
12 |
Tay căng da, tay cầm kim mặt vát lên trên, đâm xuyên qua da, hướng kim theo chiều tĩnh mạch. |
Tiêm vào tĩnh mạch. |
Tiêm đúng vị trí. |
13 |
Bóp dây truyền kiểm tra có máu, tháo garrot. |
Xác định chắc chắn vị trí kim nằm trong tĩnh mạch. |
Rút nòng nếu thấy máu chảy ra là xác định đúng kim nằm trong tĩnh mạch. |
14 |
Mở khóa cho dịch chảy (tốc độ chậm). |
Giảm bớt kích thích cho người bệnh. |
Phải quan sát sắc diện người bệnh khi cho dịch chảy vào để phát hiện sớm các phản ứng bất thường. |
15 |
Cố định đốc kim, che kim bằng gạc vô khuẩn. |
Giữ kim cố định trên da, phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. |
Giữ vô khuẩn phần thân kim ló ra ngoài. |
16 |
Cố định dây truyền. |
Giữ cố định dây truyền tránh sút ra. |
Dán băng keo ôm vừa dây truyền để không ảnh hưởng đến tốc độ chảy của dịch truyền. |
17 |
Điều chỉnh giọt theo y lệnh. |
Thực hiện tốc độ truyền theo y lệnh. |
iều chỉnh tốc độ chảy của dịch truyền chính xác. |
18 |
Dặn dò người bệnh những điều cần thiết. |
Phát hiện sớm và phòng ngừa các tai biến. |
30-60 phút đến thăm người bệnh một lần. |
19 |
Báo cho người bệnh biết việc đã xong. |
Giao tiếp. |
Giúp người bệnh được tiện nghi. |
20 |
Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ. |
Theo dõi và quản lý người bệnh. |
Ghi lại những công việc đã làm. |
Hình 68.2. Kỹ thuật tiêm và cố định kim sau khi tiêm
Bảng 68.3. Bảng kiểm lượng giá thực hiện kỹ năng tiêm truyền dung dịch
STT |
Nội dung |
Thang điểm |
||
0 |
1 |
2 |
||
1 |
Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích |
|
|
|
2 |
Đo huyết áp, đếm mạch, cho người bệnh tiêu, tiểu (nếu được) |
|
|
|
3 |
Chọn tĩnh mạch to, rõ, ít di động, |
|
|
|
4 |
Treo chai lên trụ, cho dịch vào 2/3 bầu đếm giọt |
|
|
|
5 |
Đuổi khí vào bồn hạt đậu, khóa lại, để kim an toàn |
|
|
|
6 |
Để lộ vùng tiêm, kê gối kê tay (nếu cần) |
|
|
|
7 |
Mang găng tay |
|
|
|
8 |
Buộc garrot cách nơi tiêm 10 – 15 cm |
|
|
|
9 |
Sát khuẩn vùng tiêm rộng ra ngoài 5 cm |
|
|
|
10 |
Sát khuẩn tay lại |
|
|
|
11 |
Tay căng da, tay cầm kim mặt vát lên trên, đâm xuyên qua da, hướng kim theo chiều tĩnh mạch |
|
|
|
12 |
Bóp dây truyền kiểm tra có máu, tháo garrot |
|
|
|
13 |
Mở khóa cho dịch chảy (tốc độ chậm) |
|
|
|
14 |
Cố định đốc kim, che kim bằng gạc vô khuẩn |
|
|
|
15 |
Cố định dây truyền |
|
|
|
16 |
Tháo găng tay |
|
|
|
17 |
Điều chỉnh giọt theo y lệnh |
|
|
|
18 |
Dặn dò người bệnh những điều cần thiết |
|
|
|
19 |
Báo người bệnh biết việc đã xong, để người bệnh tiện nghi |
|
|
|
20 |
Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ |
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
Tổng số điểm đạt được |
|