Đại cương
Giàn treo là phương tiện cần thiết để nâng đỡ và trợ giúp các phần chi thể cử động chủ động, nhằm giảm tác động của trọng lực lên các cơ suy yếu khi người bệnh không đủ sức mạnh tập luyện và tự điều khiển cử động cho hết tầm vận động.
Chỉ định
Dùng cho những người bệnh trong giai đoạn đầu của chương trình tập luyện cơ.
Những trường hợp người bệnh vận động không đúng mẫu.
Những trường hợp giới hạn tầm vận động của khớp. – Những trường hợp người bệnh thiếu cố gắng và hợp tác tập luyện.
Chống chỉ định
Những trường hợp đau làm ngăn cản cử động chủ động.
Người bệnh hoàn toàn không hợp tác tập luyện.
Khi các vị thế được lựa chọn: nằm ngửa, nằm nghiêng và ngồi là chống chỉ định.
Chuẩn bị
Người thực hiện:
Bác sỹ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
Phương tiện
Giàn treo.
Các đai và dây treo nâng đỡ các chi.
+ Đai lớn phải dùng đai kép treo máng vào mỗi đầu của đai
+ Đai nhỏ chỉ cần 1 dây treo là đủ
+ Đai nâng đỡ đầu cần hai dây treo (dây chiếc)
+ Đai nâng đỡ cổ tay bàn tay hay cổ chân – bàn chân cần 1 dây treo.
Móc khóa chữ S
Người bệnh: tư thế thoải mái và được nâng đỡ an toàn.
Hồ sơ bệnh án
Lượng giá tổng quát và khả năng tập của người bệnh.
Có chỉ định được tập luyện vận động trợ giúp.
Các bước tiến hành
Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra người bệnh
Thực hiện kỹ thuật
Xác định tầm vận động khớp và sức cơ bằng tay kỹ thuật viên.
Chọn tư thế khởi đầu sao cho người bệnh thực hiện đúng mẫu động tác mong muốn, đồng thời đảm bảo sự vững chắc và thoải mái cho người bệnh.
Lựa chọn dụng cụ cần thiết như móc, dây treo, đaiv.v…
Buộc dụng cụ vào giàn treo.
Buộc dụng cụ vào người bệnh: từ phần gần đến phần xa.
Xác định điểm treo bằng cách thả cho dây rơi theo đường trọng lực.
+ Nếu nhằm mục đích thực hiện cử động, điểm treo phải nằm trên đường thẳng đứng trên trục cử động.
+ Nếu nhằm mục đích nâng đỡ, điểm treo phải nằm trên đường thẳng đứng trên trọng tâm của phần chi thể được treo
Chỉ gắn dây treo vào đai khi đã buộc đai chính xác vào vùng cơ thể cần điều trị.
Giải thích cho người bệnh rõ cử động mẫu mà họ phải làm
Giữ vững chắc xương nơi có điểm bám của cơ được tập.
Khi tháo gỡ: tháo từ xa tới gần, sau đó tháo dụng cụ trên giàn.
Kỹ thuật treo
Khớp |
Cử động |
Vị thế người bệnh |
Điểm treo |
Nâng đỡ |
Giữ vững |
VAI |
Gập Duỗi |
Nằm nghiêng |
Dưới mỏm cùng vai 2,5cm |
Cổ – bàn tay, khuỷu |
Vai |
Dạng khép |
Nằm ngửa |
Mỏm cùng vai xuống 2,5cm |
Cổ – bàn tay, khuỷu |
Vai |
|
Xoay trong Xoay ngoài |
Ngồi, khuỷu gập 90o |
Mỏm cùng vai vào 2,5cm |
Cổ tay – Bàn tay |
Cánh tay |
|
Nằm nghiêng, vai dạng 90o |
Dưới mỏm cùng vai 2,5cm |
Cổ tay – Bàn tay |
Vai |
||
KHUỶU |
Gấp Duỗi |
Nằm nghiêng |
Ngay tại khớp khuỷu |
Cánh tay, cổ tay &bàn tay |
Cánh tay |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngồi, vai dạng 90 o |
Ngay tại khớp khuỷu |
Cánh tay, cổ tay &bàn tay |
Cánh tay |
HÁNG |
Gấp Duỗi |
Nằm nghiêng |
– Mấu chuyển lớn lên 2,5cm |
Gối, cổ chân & bàn chân |
Chân |
|
|
|
– Mào chậu xuống 4 ngóntay |
|
|
Dạng khép |
Nằm ngửa |
Điểm giữa đường xếp háng xuống 2,5cm |
Gối, cổ chân & bàn chân |
Chân |
|
GỐI |
Gấp Duỗi |
Nằm nghiêng |
Ngay tại khớp |
Đùi, cổ chân & bàn chân |
Đùi |
Theo dõi
Trong tất cả mọi trường hợp nên đặt 2 đầu của đai cách khoảng bằng nhau ở 2 bên phần chi thể hay thân mình để duy trì đai đúng vị thế.
Kiểm tra các đầu móc, dây và đai treo phải chắc chắn, an toàn. Tránh xoắn vặn khi treo.
Tai biến và xử trí
Buộc hai đầu móc chắc chắn phòng ngừa tai nạn.
Dây và đai treo bị đứt hay xơ rách không được sử dụng cho người bệnh.
Phần chi thể gần cần được nâng lên trước rồi đến phần xa.
Khi treo toàn thân: Đầu được nâng lên trước, rồi đến cánh tay – cẳng tay, đến đùi – cẳng chân rồi đến ngực và cuối cùng là chậu.
Chăm sóc dụng cụ:
.Dụng cụ phải được giữ trong tình trạng tốt bằng cách kiểm tra và cất ngay khi sử dụng.
.Dùng xong treo từng dây và đai treo lên móc theo từng loại riêng biệt để tránh xoắn vặn.
.Giữ sạch đai và dây treo bằng cách giặt thường xuyên.