Nội dung

Chọc hút nang, tiêm xơ tuyến vú dưới hướng dẫn của siêu âm

Đại cương

Quy trình chọc hút nang tuyến vú dưới hướng dẫn siêu âm là phương pháp sử dụng kim chọc hút lấy bệnh phẩm tại vùng tổn thương  để  điều trị hoặc xét nghiệm tế bào học. Quy trình này được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm

Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định

Người bệnh có nang vú gây đau nghi ngờ abces, nhiễm trùng trong nang hoặc chảy máu trong nang

Chống chỉ định

Người bệnh có các bệnh n ng toàn thân, viêm nhiễm n ng lan rộng tại chỗ

Chuẩn bị

Người thực hiện

Bác sỹ chuyên khoa 

Bác sỹ phụ 

Điều dưỡng

Phương tiện

Máy siêu âm với các đầu dò chuyên dụng

Giấy in, máy in ảnh, hệ thống lưu trữ hình ảnh

Túi nylon vô trùng bọc đầu dò siêu âm.

Thuốc

Thuốc gây tê tại chỗ

Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc

Vật tư y tế thông thường

Bơm tiêm 5; 10ml

Nước cất hoặc nước muối sinh lý 

Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật

Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp, 4 bát kim loại, khay quả đậu, khay đựng dụng cụ

Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.

Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.

Vật tư y tế đặc biệt

Kim chọc hút chuyên dụng

Kim sinh thiết chuyên dụng

Người bệnh

Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.

Tại phòng can thiệp: người bệnh nằm, đặt đường truyền tĩnh mạch, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2. 

Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ. 

Người bệnh quá kích thích, không n m yên: cần cho thuốc an thần…

Phiếu xét nghiệm

Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú

Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua

Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có).

Các bước tiến hành             

Lựa chọn đường vào

Đặt đầu dò tìm vị trí chọc kim thuận lợi nhất: khối u nằm giữa kênh tần (đường dẫn), đường sinh thiết ngắn nhất và song song với thành ngực

Kỹ thuật viên, y tá (điều dưỡng) sát khuẩn vị trí chọc kim: cồn betadin ít nhất 3 lần

Tiếp cận tổn thương

Chọc kim dẫn đường dưới hướng dẫn của siêu âm vào sát nang, tiến hành hút dịch trong nang.

Hút hết dịch trong tổn thương

Bơm thuốc gây xơ vào trong tổn thương, lưu kim 30-45 phút.

Rút hết dịch trong nang và rút kim.

Kết thúc thủ thuật

Siêu âm kiểm tra lại chảy máu hay không, sát khuẩn và băng lại vị trí chọc

Cố định bệnh phẩm lên lam kính để xét nghiệm tế bào học

Dặn người bệnh giữ vệ sinh vị trí chọc hút

Nhận định kết quả

Đánh giá mẫu bệnh phẩm: dịch trong hoặc đặc, có chảy máu hay không? Lam kính có bệnh phẩm dàn đều tế bào

Đánh giá kết quả tương thích giữa GPB và  CĐHA sau chọc hút, kiểm tra sự tái phát dịch chọc hoặc viêm nhiễm sau chọc hút.

Tai biến và xử trí

Một số biến chứng trong quá trình làm có thể xảy ra:

Chảy máu: trường hợp chảy máu nhiều phải băng ép cố định ít nhất  15 phút, nếu chảy máu nhiều phải phẫu thuật cầm máu.

Nhiễm trùng: người bệnh sưng đau nhiều, sốt cao: cho người bệnh uống kháng sinh, chống viêm, dặn dò người bệnh giữ vệ sinh.

Phản xạ thần kinh phế vị: người bệnh khó thở, lo lắng, biểu hiện trào ngược, buồn nôn: dừng thủ thuật, giải thích cẩn thận cho người bệnh, ủ ấm, cho người bệnh uống thuốc chống nôn nếu cần thiết