Nội dung

Theo dõi hô hấp

Đại cương

Thở là hoạt động tự động và chủ ý. Cơ chế của sự trao đổi oxy và CO2  trong đường thở giữa tế bào của cơ thể và khí trời, gồm 3 tiến trình: sự thông khí, di chuyển O2 và CO2, giữa phế nang và tế bào máu, máu qua mô phổi, sự phân bố tế bào hồng cầu.

Hô hấp gồm hai động tác chính: hít vào và thở ra. Khi hít vào, các cơ hô hấp co, cơ hoành hạ xuống để tăng thể tích khí trong lồng ngực. Khi thở ra, các cơ trở về bình thường, lồng ngực ép lại để đẩy khí ra ngoài. Thở ra gắng sức chủ yếu do cơ bụng co lại đẩy cơ hoành lên. 

Điều hoà chức năng hô hấp do trung khu hô hấp ở hành não điều khiển, gồm 3 trung khu chính: hít vào, thở ra, điều chỉnh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự điều hoà hoạt động của trung khu hô hấp:

PCO2: nồng độ của COtrong máu tăng sẽ kích thích trung khu hô hấp làm tăng nhịp thở. 

PO2: nồng độ O2  trong máu giảm (dưới 60 mmHg) gây kích thích trung khu hô hấp làm tăng nhịp thở, tăng biên độ thở.

Thần kinh X đóng vai trò trung gian duy trì nhịp điệu bình thường của hô hấp, khi thần kinh X bị kích thích đột ngột có thể dẫn đến ngừng thở (sốc Vagal).

Các trung khu thần kinh như trung khu nuốt, vùng dưới đồi cũng liên quan đến nhịp thở.

Hình 17.3. Giải phẫu học của đường hụ hấp

Vai trò của vỏ não trong hoạt động của ý thức và những xúc cảm tâm lý có thể làm thay đổi nhịp thở. 

Cần phải theo dõi ghi nhận các yếu tố của sự thở: 

Tần số thở: số lần thở trong 1 phút. 

Biên độ thở: thở sâu, nông.

Nhịp điệu thở: thở đều hay không đều. 

Âm sắc: tiếng thở. 

Kiểu thở. 

Yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp

Tuổi: tần số thở thay đổi theo tuổi:

Trẻ sơ sinh    35 – 40 lần/phút 

Trẻ dưới 6 tháng      35 – 40 lần/phút

Trên 6 tháng – 1 tuổi 35 – 30 lần/phút

Từ 2 – 6 tuổi 30 –25 lần /phút

Người lớn     14 – 20 lần/phút 

Đối với người già: thở ngực kém hơn thở bụng.

Tâm lý, lo lắng, sợ hãi làm tăng nhịp thở. 

Hoạt động thể lực làm tăng nhu cầu oxy, nhịp thở tăng. 

Hoạt động của cơ hoành làm thay đổi thể tích khí trong lồng ngực. 

Đau bệnh lý liên quan đến sự thở, sự co kéo các cơ hô hấp ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hít thở như sau phẫu thuật lồng ngực, bụng chướng, bệnh hô hấp mạn tính, viêm phế quản, COPD. 

Khối lượng tuần hoàn trong cơ thể ảnh hưởng đến lượng oxy trao đổi đến tế bào.

Thuốc: 

Giảm đau, gây mê làm nhịp thở chậm.

Amphetamin, cocain làm tăng nhịp thở.

Kiểu thở bệnh lý: 

Nhịp thở Cheyne Stock: trong bệnh xuất huyết não, u não.

Nhịp thở kiểu Kussmaul: hôn mê, tiểu đường. 

Thở chậm (

 

Thở nhanh (> 22 lần /phút).

Nguyên tắc đếm nhịp thở

Cho người bệnh nghỉ ngơi 15 phút trước khi đếm nhịp thở.

Không báo cho người bệnh biết khi đếm nhịp thở. 

Quan sát bụng hay ngực nâng lên, hạ xuống khi đếm một nhịp. 

Nên đếm nhịp thở trọn 1 phút, nhất là những người có bệnh lý hô hấp.

Đảm bảo người bệnh thoải mái khi đếm nhịp thở.

Theo dõi hô hấp ở trẻ cần quan sát sự di động của cơ hoành và bụng, nên để trần vùng ngực – bụng để dễ quan sát.

Trẻ thường dễ có loạn nhịp, do đó nên có monitor theo dõi khi có vấn đề.

Quy trình chăm sóc 

Nhận định 

Hỏi:     

Khó thở, ho … khi nào, thời điểm xuất hiện.

Yếu tố liên quan đến những trở ngại của hô hấp. 

Môi trường sống và làm việc. 

Thói quen hút thuốc.

Tiền sử dị ứng.

Dùng thuốc ảnh hưởng đến hô hấp. 

Bệnh mạn tính, chấn thương đầu.

Tiền sử gia đình: bệnh mạn tính, lao, suyễn.

Khám:

Hình dáng lồng ngực, cột sống.

Màu sắc da niêm, móng, dấu hiệu đổ đầy mao mạch.

Tri giác.

Tần số, nhịp điệu, biên độ thở, âm thở, kiểu thở.

Đờm quan sát: tính chất, số lượng.

Tư thế: nằm, ngồi, đứng ảnh hưởng đến di chuyển của khung lồng ngực.

Tổn thương thần kinh: ảnh hưởng đến tổn thương hô hấp.

Khí máu động mạch ABG (Artenal Blood Gas)

pH: 7,35 – 7,45.

PaCO2: 35 – 45 mmHg (áp suất riêng phần CO2).

PaO2: 80 – 100 mmHg (áp suất riêng phần O2).

SaO2: 94 – 98% (độ bão hòa O2 trong động mạch).

SpO2 (pulse oximetry): 90 – 100%, 85 – 89% có thể chấp nhận trong 1 số bệnh lý mãn tính, nhỏ hơn 85% là bất thường. 

CBC (Complete Blood Count): đo lường số lượng tế bào hồng cầu, kích cỡ hồng cầu, độ cô đặc của Hemoglobin, giúp phản ánh khả năng vận chuyển oxy.

Chẩn đoán 

Nhịp thở tăng do tăng tiết đờm nhớt, do thiếu máu. 

Nhịp thở rối loạn kiểu Kussmaul do bệnh tiểu đường. 

Can thiệp điều dưỡng 

Vấn đề

 

 

 

 

 

Khó thở

Kế hoạch chăm sóc

Thực hiện

Làm thông đường khí đạo

Tìm hiểu nguyên nhân gây khó thở 

Hút đờm, làm loãng đờm 

Cho người bệnh nằm tư thế thích hợp 

Nới rộng những gì cản trở sự thở 

Cung cấp dưỡng khí hiệu quả

Thở O2 nồng độ thích hợp 

Hà hơi thổi ngạt, máy giúp thở nếu cần 

Theo dõi tính chất nhịp thở 

Theo dõi xét nghiệm liên quan 

Dùng thuốc theo y lệnh 

Chăm sóc hỗ trợ

Hướng dẫn người bệnh cách thở hiệu quả 

Nằm phòng thoáng khí 

Giữ ấm ngực 

Tiêu chuẩn lượng giá 

Da niêm mạc hồng. 

Tần số, tính chất nhịp thở trở về bình thường. 

Xét nghiệm trong giới hạn bình thường.