Nội dung

Theo dõi mạch

Đại cương

Định nghĩa

Mạch là cảm giác đập của tim khi ta sờ tay lên thành động mạch ở sát xương. 

Nhận định mạch ngoại biên cần phải biết các tính chất của mạch, gồm các yếu tố:

Tần số: số lần tim đập trong 1 phút. 

Cường độ: tim đập mạnh hay yếu. 

Nhịp điệu: tim đập đều hay không đều. 

Sức căng: thành mạch mềm hay cứng. 

Khi nhận định mạch còn giúp ta đánh giá cung lượng tim (CO: cardiac output) là số lượng máu được tim bơm trong l phút. Trong trường hợp mạch nhanh và chậm bất thường là do tim mất hay giảm khả năng bóp của tim hay không đủ máu (CO giảm). Cường độ mạch phản ánh lượng máu được tim 1 lần  co bóp tống ra ngoài tác động lên thành động mạch gọi là SV (stroke volume).  Nếu SV giảm thì mạch thường yếu và khó đếm.

Hình 17.2. Các vị trí đếm mạch

Vị trí đếm mạch

Vị trí động mạch

Cách xác định

Chỉ định

Thái dương   

Trên vùng xương thái dương (trên 1 bên mắt)

Dễ dàng nhận định mạch cho trẻ

Cảnh 

Trước cơ ức đòn chũm

Kiểm soát tuần hoàn ở não

Dùng khi người bệnh bị sốc, mạch ngoại biên xẹp, để đánh giá sự sống còn của người bệnh

Dưới đòn 

Hõm xương đòn 

Kiểm soát tuần hoàn chi trên

Mỏm tim

Liên sườn 4, 5 đường giữa xương đòn

 

Nghe tiếng tim, khi có mạch bất thường ở vị trí thường quy

Người có bệnh lý tim mạch 

Cánh tay

Nếp khuỷu hay giữa cơ nhị đầu và tam đầu

Đo HA  cánh tay

Nhận định tuần hoàn của vùng dưới cánh tay

Quay 

 

Hõm quay ở cổ tay

Vị trí thường dùng đếm mạch ngoại biên

Nhận định tình trạng tuần hoàn bàn tay

Trụ 

Hõm trụ cổ tay

Nhận định tuần hoàn bàn tay

Bẹn ( đùi)

 

Giữa cung đùi

Nhận định tuần hoàn ở chi dưới 

Tình trạng bệnh nặng, shock không bắt mạch ở các vị trí khác được thì ta bắt ở bẹn để xác định sự sống còn của người bệnh 

Khoeo 

 

Sau gối

Nhận định tuần hoàn của cẳng chân, đo huyết áp ở đùi 

Chày sau 

Mặt trong mắt cá

Nhận định tuần hoàn bàn chân

Mu bàn chân 

 

Giữa ngón l, 2 bàn chân

Nhận định tuần hoàn bàn chân

Đo HA ở cổ chân 

Những yếu tố ảnh hưởng mạch 

Tuổi: tần số mạch thay đổi theo tuổi 

Mạch – Tuổi

130 – 140 lần/phút – Trẻ sơ sinh

100 – 120 lần/phút – Trẻ em

70  –  90 lần/phút     – Người lớn

Hoạt động thể lực, tập thể dục: làm gia tăng CO – tăng nhịp tim và SV, nhịp tim sẽ trở về bình thường sau thời gian ngắn.

Thay đổi vị trí: nằm – ngồi, đứng có thể làm tần số mạch thay đổi.

Nhiệt độ: thường nhiệt độ tăng 10C mạch tăng 10 nhịp. 

Ngoại trừ sốt thương hàn, mạch nhiệt phân ly. 

Kích thích hệ giao cảm: lo âu, stress, sợ hãi, đau đớn mạch sẽ tăng. 

Theo buổi trong ngày: buổi sáng mạch chậm hơn buổi chiều.

Giới tính: nữ mạch thường nhanh hơn nam. Nữ mang thai mạch tăng. 

Sau khi ăn, cơ thể cần năng lượng để chuyển hoá nên mạch cũng tăng. 

Giai đoạn đầu xuất huyết mạch tăng, sau sẽ giảm. 

Dùng thuốc: 

Chống loạn nhịp, giãn mạch làm mạch chậm.

Giảm đau liều cao làm tăng nhịp.

Thuốc gây mê: làm chậm nhịp tim.

Thuốc kích thích: cafein gây tăng nhịp tim.

Mạch của người già thường cứng hơn do độ đàn hồi kém.

Nguyên tắc đếm mạch 

Đếm mạch trong 30 giây rồi nhân đôi đối với người bệnh bình thường, mạch đều.

Đếm mạch trọn 1 phút nếu mạch không đều, nhất là người có bệnh lý  tim mạch.

Nên theo dõi mạch trước và sau khi dùng thuốc có ảnh hưởng đến  tim mạch.

Cần  cho người bệnh nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi đếm mạch.

Dùng 2 – 3 ngón để đếm mạch.

Không dùng ngón cái đếm mạch.

Khi đếm thấy mạch không đều hay bất thường nên đếm ở mỏm tim. 

Nhận định mạch mỏm tim

Chỉ định:

Bắt mạch có bất thường.

Người có bệnh lý tim mạch, rối loạn nhịp, đau ngực đột ngột.

Phẫu thuật có gây mê.

Người bệnh lú lẫn sau truyền dịch số lượng lớn.

Xuất huyết, truyền thuốc ảnh hưởng tim mạch. 

Mạch mỏm tim được kết hợp bởi 2 tiếng: S1 là âm  thanh của  van 2 lá – 3 lá đóng vào thì cuối khi thất trái đầy máu chỉ trước giai đoạn đầu tâm thu co thắt; S2 là tiếng van động mạch phổi – động mạch chủ đóng vào lúc cuối của thất phát ra.

Mạch bất thường 

Mạch nhanh: khi tần số > 100 lần/phút.

Mạch chậm: khi tần số

Mạch so le: lúc mạnh lúc yếu.

Mạch nghịch: mất mạch ở thì hít vào thường gặp trên người bệnh tràn dịch màng tim.

Mạch cứng: khó bắt, thường gặp ở người xơ vữa động mạch. 

Mạch yếu như sợi chỉ: mạch mờ nhạt khó bắt, gặp ở bệnh nặng, sốc. 

Quy trình chăm sóc 

Nhận định 

Hỏi: 

Tình trạng mệt mỏi.

Thời điểm xuất hiện.

Tư thế giúp giảm mệt.

Có ảnh hưởng giấc ngủ.

Lo lắng, hồi hộp, stress.

Cơn đau thắt ngực, đánh trống ngực. 

Thói quen hút thuốc, dùng chất kích thích. 

Tuổi. 

Khám ghi nhận tính chất mạch: 

Nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp. 

Màu sắc da niêm. 

Phù.

Khả năng vận động của người bệnh. 

Theo dõi xét nghiệm: ECG, siêu âm tim, Xquang tim phổi. 

Những tính chất, triệu chứng khác có liên quan đến mạch. 

Chẩn đoán 

Mạch nhanh có liên quan đến sốt. 

Mạch nhanh có liên quan đến nhiễm trùng. 

Mạch nhanh do thiếu máu, do giảm khối lượng tuần hoàn. 

Mạch rối loạn do bệnh lý tim mạch …

Can thiệp điều dưỡng

Kế hoạch chăm sóc

Thực hiện

Duy trì mạch trở về trị số bình thường

Theo dõi tính chất mạch 

Tránh vận động không phù hợp 

Theo dõi lượng xuất nhập 

Dùng thuốc theo y lệnh 

Ghi nhận kết quả điều trị trước và sau khi sử dụng  thuốc 

Theo dõi và phát hiện những triệu chứng bất thường

Tạo sự thoải mái, an toàn cho người bệnh 

Nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi lại khi mạch tăng

Tư thế thích hợp 

Phòng thoáng, yên tĩnh 

Duy trì dinh dưỡng 

Cung cấp năng lượng tuỳ theo chế độ ăn thiết thực của bệnh 

Tiêu chuẩn lượng giá 

Tính chất mạch trở về bình thường. 

Người bệnh thoải mái ngủ được, không than mệt. 

Giảm đau ngực.