Đại cương
Nuôi ăn qua ống mở thông hỗng tràng là đưa các chất dinh dưỡng ở dạng lỏng qua ống thông vào hỗng tràng cho người bệnh.
Chỉ định
Mọi trường hợp người bệnh không ăn uống được và cần phải nuôi dưỡng kéo dài trên 8 tuần
Chấn thương đầu và cổ nặng, chấn thương hệ thần kinh
Khối u đầu và cổ, u não
Các trường hợp người bệnh rất nặng
Người bệnh hôn mê, thở máy có nguy cơ hít phải chất dịch đường tiêu hóa, có trào ngược dạ dày thực quản, chậm thoát thức ăn ở dạ dày hoặc
Nuôi ăn liên tục kéo dài ở những trẻ bị rối loạn chuyển hóa, viêm tụy cấp nặng
Trẻ có nhu cầu đặc biệt về protein và năng lượng: bỏng nặng, trẻ suy dinh dưỡng nặng do các bệnh mạn tính nặng (suy gan, suy thận, bệnh lý thần kinh, ung thư, ghép tủy, rối loạn chuyển hóa…)
Biếng ăn do tâm lý, từ chối ăn dẫn đến kiệt sức
Bất thường về cấu trúc và chức năng đường tiêu hóa trên
Chấn thương, bỏng hay u hay dị tật bẩm sinh vùng hầu họng
Bệnh lý ở thực quản: bỏng thực quản, trào ngược dạ dày thực quản nặng, các dị tật bẩm sinh ở thực quản: sau mổ teo thực quản, dò thực quản- khí quản, phẫu thuật Nisell…
Viêm loét niêm mạc nặng,
Bỏng, hẹp dạ dày, tá tràng,
Chống chỉ định
Sốc
Đang co giật
Tắc ruột, bán tắc ruột, nghi ngờ bệnh ngoại khoa cần phẫu thuật
Xuất huyết đường tiêu hóa
Giai đoạn đầu hậu phẫu đường tiêu hóa
Tiêu chảy sau viêm phúc mạc, sau mổ thủng tạng rỗng
Người bệnh thẩm phân phúc mạc
Chuẩn bị
Người thực hiện:
Điều dưỡng
Phương tiện
Thức ăn lỏng được pha chế sẵn: sữa, cháo lỏng…được tính toán năng lượng và thành phần phù hợp với từng người bệnh
Túi hay bốc đựng thức ăn
Quang truyền dịch và ống dẫn dịch
Bơm tiêm cho ăn 50 ml
Người bệnh
Trước khi cho ăn, thông báo cho người bệnh và gia đình người bệnh được biết.
Hồ sơ bệnh án
Các bước tiến hành
Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra người bệnh
Thực hiện kỹ thuật
Đặt người bệnh ở tư thế đầu cao 30 độ, đầu nghiêng về 1 bên trong và sau thời gian cho ăn 30 phút.
Kiểm tra xem ống thông còn ở trong hỗng tràng không (bơm khí dùng ống nghe áp thành bụng hoặc dùng bơm hút ra thấy dịch tiêu hóa). Rút bỏ dịch trước và sau khi nuôi ăn. Nếu dịch rút ra lớn hơn 100 -200 ml hay >= 40% lượng dịch vào: cho giảm lượng, cách xa hoặc tạm ngừng bữa ăn, nuôi dưỡng tĩnh mạch 1 phần.
Nối túi đựng thức ăn lỏng với ống thông, điều chỉnh giọt sao cho phù hợp với lượng calo (nếu cho ăn nhỏ giọt), hoặc dùng bơm hút thức ăn rồi bơm qua ống thông.
Tốc độ cho ăn: Khi bắt đầu cho ăn qua ống thông
Trẻ
Trẻ từ 10 đến 20 kg: 20ml/giờ
Trẻ từ 20 đến 40 kg: 30ml/giờ
Trẻ trên 40 kg: 50 ml/giờ
Sau đó tốc độ cho ăn tăng dần để đạt được mục tiêu nuôi dưỡng, lượng cho ăn nên tăng dần mỗi 4 – 12 giờ, theo dõi sự dung nạp của trẻ. Nếu trẻ không dung nạp với dung dịch cho ăn, có thể giảm lượng cho ăn hoặc giảm tốc độ nuôi dưỡng. Khi trẻ đã quen với lượng thức ăn, dần điều chỉnh lịch cho ăn phù hợp với lịch sinh hoạt của gia đình.
Năng lượng cần đạt được cho trẻ: tùy tình trạng bệnh lý và cân nặng của người bệnh. Tuy nhiên năng lượng nuôi ăn qua ống thông thường thấp hơn và có thể chỉ được 50% năng lượng khuyến cáo theo tuổi thông thường.
Trẻ 0-1 tuổi: 90-120 kcal/kg
Trẻ 1-7 tuổi: 75-90 kcal/kg
Trẻ 7-12 tuổi: 60-75 kcal/kg
Trẻ 12-18 tuổi: 30-60 kcal/kg
Trẻ > 18 tuổi: 25 – 30 kcal/kg
Tính lượng dịch cần cho trẻ theo cân nặng, tuy nhiên lượng dịch này có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý của người bệnh:
1- 10 kg: 100 ml/ kg
10-20 kg: 1000 ml + 50 ml/kg cho mỗi cân nặng >10kg
>20 kg: 1500 ml + 20 ml/kg cho mỗi cân nặng > 20 kg
Sau mỗi lần cho ăn, bơm nước sôi đề nguội hoặc nước vô khuẩn rửa ống thông. Chú ý khi bơm nước và thức ăn vào tránh đưa không khí vào đường tiêu hóa.
Ống nuôi ăn có thể sử dụng từ 6-12 tháng, nếu có chỉ định tiếp tục nuôi
ăn thì thay ống nuôi ăn mới.
Theo dõi
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, lượng dịch vào, ra hàng ngày
Theo dõi sự dung nạp của người bệnh
Cân nặng hàng ngày hoặc hàng tuần
Theo dõi các biến chứng: các biến chứng tức thời và xuất hiện muộn
Theo dõi các chỉ số cận lâm sàng: đường máu, điện giải đồ, canxi, hct, protid máu khi cần
Biến chứng và xử trí
Biến chứng |
Nguyên nhân |
Xử trí |
Tiêu chảy |
Cho ăn nhanh/nhiều quá |
Giảm tốc độ/ khối lượng cho ăn |
Nhiễm khuẩn |
Pha chế và cho ăn đảm bảo vệ sinh Tráng ống sau khi ăn, rủa sạch dụng cụ đựng thức ăn |
|
Nôn, chướng bụng |
Cho ăn nhanh/nhiều quá |
Để trẻ nằm đầu cao, nghiêng sang 1 bên hoặc ở tư thế an toàn, giảm tốc độ/ khối lượng cho ăn |
|
Thay đổi thành phần thức ăn, giảm tốc độ/ khối lượng cho ăn |
|
Người bệnh đã nhịn lâu ngày |
Kiểm tra nhu động ruột trước khi cho ăn, giảm tốc độ cho ăn |
|
Sặc/ hít |
Ống thông lạc chỗ |
Kiểm tra ống thông trước khi cho ăn |
Cho ăn nhanh quá |
Bơm chậm hơn/ nhỏ giọt chậm hơn |
|
Khối lượng thức ăn nhiều |
Chia nhiều bữa, giảm khối lượng thức ăn, nằm đầu cao 30 độ khi bơm thức ăn và sau đó 1 giờ |
Xuất huyết tiêu hóa |
Kỹ thuật đặt |
Dùng ống mềm, đặt nhẹ |
Dị ứng thức ăn |
Thay đổi thành phần thức ăn |
|
Nhiễm trùng |
Nhiễm trùng chân ống thông |
Vệ sinh tốt chân ống thông sau mỗi lần cho ăn |
Nhiễm trùng toàn thân |
Kháng sinh toàn thân, điều trị tình trạng bệnh chính. |