Đại cương
Chụp CLVT khớp thường quy không tiêm thuốc đối quang i-ốt được thực hiện bởi các lớp cắt theo hướng cắt ngang (axial) bao phủ vùng toàn bộ khớp và đầu các xương cấu tạo nên khớp. Dùng các phần mềm chuyên dụng tái tạo ảnh theo các hướng đứng dọc và đứng ngang, ảnh 3D. Hiện nay, chụp CHT đã phổ biến, có nhiều ưu điểm hơn so với chụp CLVT trong đánh giá bệnh lý của khớp.
Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định
Đánh giá tổn thương U, viêm xương, thoái hóa khớp.
Tổn thương khớp do chấn thương.
Các bất thường bẩm sinh các khớp.
Chống chỉ định
Không có chống chỉ định tuyệt đối
Chống chỉ định tương đối với phụ nữ có thai
Chuẩn bị
Người thực hiện
Bác sỹ chuyên khoa
Kỹ thuật viên điện quang
Phương tiện
Máy chụp CLVT
Phim, cát – xét, hệ thống lưu trữ hình ảnh
Người bệnh
Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp với thầy thuốc.
Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc nếu có
Cần nhịn ăn, uống trước 4giờ. Có thể uống không quá 50ml nước.
Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: Cần cho thuốc an thần…
Phiếu xét nghiệm
Có phiếu chỉ định chụp CLVT
Các bước tiến hành
Thiết lập thông số máy
Nhập đầy đủ dữ liệu thông tin của người bệnh.
Cắt theo chương trình vòng xoắn , độ dầy lớp cắt: 1,25 – 2,5 mm.
Kv: 120, mAs:150- 250.
Tốc độ vòng quay bóng
FOV: thay đổi tùy từng người bệnh, nên chọn càng nhỏ so với chu vi khớp càng tốt
Tư thế người bệnh
Người bệnh thường nằm ngửa
Ttư thế chụp phụ thuộc vào vị trí khớp chụp.
Tiến hành chụp
Cắt định hướng theo hai mặt phẳng ngang với vùng thăm khám bao phủ toàn bộ khớp và đầu trên, đầu dưới các xương cấu tạo thành khớp
Thực hiện các lớp cắt ngang theo chương trình đã chọn.
Dựng ảnh
Dùng các phần mềm chuyên dụng tái tạo ảnh xương chi theo các hướng, ưu tiên bộc lộ tại vị trí tổn thương.
Bộc lộ theo cửa sổ xương và phần mềm.
In phim
Theo cửa sổ xương, theo cửa sổ mô mềm tùy chỉ định.
Nhận định kết quả
Hình ảnh hiển thị được rõ các cấu trúc giải phẫu trong vùng thăm khám
Phát hiện được tổn thương nếu có
Tai biến và xử trí
Không có tai biến kỹ thuật
Một số sai sót có thể phải thực hiện lại kỹ thuật như: người bệnh không giữ bất động trong quá trình chụp phim, không bộc lộ rõ nét hình ảnh…
Trẻ em có thể không hợp tác trong quá trình chụp: khóc, cử động. Có thể chụp lúc ngủ, dùng thuốc an thần hoặc gây mê tùy trường hợp