Đại cương
Chụp CLVT dựng hình cây đường mật trong và ngoài gan được thực hiện nhằm bổ sung cho siêu âm, đặc biệt trong bệnh lý tắc mật. Hiện nay chụp CHT dựng hình đường mật đang được ứng dụng thay thế chụp CLVT do ưu điểm độ phân giải tổ chức của CHT.
Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định
Bổ sung cho siêu âm trong chẩn đoán các bệnh lý gan mật ( khối u, nhiễm trùng, sỏi…) bất thường hệ tiết niệu.
Siêu âm phát hiện thấy bất thường khu trú trong gan và phối hợp với lâm sàng nghĩ đến khả năng có tổn thương.
Tìm kiếm ho c theo dõi các bệnh lý gan hoặc / và đường mật khi siêu âm bị hạn chế.
Chỉ định chụp gan 3 pha: xác định đặc điểm các tổn thương gan ngấm thuốc thì động mạch: u tế bào gan (HCC), di căn gan giàu mạch ( di căn của ung thư nội tiết), các khối u gan lành tính (adenoma, HNF)…
Chỉ định chụp thông thường: cho các khối u gan nghèo mạch (di căn ung thư đại trực tràng), tăng áp lực tĩnh mạch cửa, tổn thương dạng nang (áp xe, nang gan…)
Chống chỉ định
Xem xét chống chỉ định tiêm thuốc đối quang i-ốt trong trường hợp suy thận, dị ứng với thuốc đối quang i-ốt, phụ nữ có thai…
Chuẩn bị
Người thực hiện
Bác sỹ chuyên khoa
Kỹ thuật viên điện quang
Điều dưỡng
Phương tiện
Máy chụp CLVT đa dãy (8 dãy trở lên)
Máy bơm điện chuyên dụng
Phim, cát – xét, hệ thống lưu trữ hình ảnh
Vật tư y tế
Bơm tiêm 10; 20ml
Bơm tiêm dành cho máy bơm điện
Kim tiêm 18-20G
Thuốc đối quang I-ốt tan trong nước
Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc
Nước cất hoặc nước muối sinh lý
Bông, gạc phẫu thuật.
Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.
Người bệnh
Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp với thầy thuốc.
Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc nếu có
Cần nhịn ăn, uống trước 4giờ. Có thể uống không quá 50ml nước.
Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: Cần cho thuốc an thần…
Phiếu xét nghiệm
Có phiếu chỉ định chụp CLVT
Các bước tiến hành
Chuẩn bị người bệnh
Giải thích cho người bệnh quy trình thăm khám và hướng dẫn người bệnh phối hợp nhịn thở khi chụp.
Xem xét hồ sơ bệnh án và tìm kiếm các dấu hiệu chống chỉ định tiêm thuốc đối quang i-ốt tĩnh mạch
Đặt đường truyền tĩnh mạch (kim 18G)
Tham khảo các kết quả chẩn đoán hình ảnh trước đó (nếu có)
Lựa chọn cách thức chụp (chụp thì động mạch, tĩnh mạch cửa hay chụp 3 pha), chụp khu trú vào gan mật hay lấy xuống tiểu khung (khi tìm kiếm di căn…)
Tiến hành kỹ thuật
Tư thế người bệnh : nằm ngửa trên bàn chụp, tay để trên đầu.
Cách thức chụp
Chụp định vị
Thì trước tiêm: các lát cắt lấy từ giữa xương ức đến mào chậu
Chụp gan 3 pha: tiêm 120ml thuốc đối quang i-ốt (2ml/kg) tốc độ 4ml/s b ng bơm tiêm điện. Chụp thì động mạch 20s sau khi bắt đầu tiêm thuốc. Sau đó, chụp thì tĩnh mạch cửa sau 60s.
Chụp bình thường: tiêm 90ml thuốc đối quang i-ốt tốc độ 2,5ml/s. chụp 45s sau khi bắt đầu tiêm thuốc.
Chụp muộn: sau tiêm 3-5 phút với các tổn thương ngấm thuốc muộn (u máu gan…)
Thông số chụp: độ dày lớp cắt 5mm, khoảng cách lớp cắt bằng độ dày lớp cắt
Tái tạo:
Đầu – chân; các lát cắt mỏng
Cửa sổ bụng: WL = +40, WW= 350
Tái tạo hình ảnh hệ động mạch gan, hệ tĩnh mạch cửa và đường mật theo phần mềm MPR, MIP, VR, 3D.
Nhận định kết quả
Hình ảnh hiển thị được rõ các cấu trúc giải phẫu gan và hệ thống đường mật
Phát hiện được tổn thương nếu có
Tai biến và xử trí
Một số sai sót có thể phải thực hiện lại kỹ thuật như: người bệnh không giữ bất động trong quá trình chụp phim, không bộc lộ rõ nét hình ảnh…
Tai biến liên quang đến thuốc đối quang i-ốt: xem thêm quy trình Chẩn đoán và xử trí tai biến thuốc đối quang.