Nội dung

Khâu tổn thương gân gấp bàn tay vùng i, ii, iii, iv

KHÂU TỔN THƯƠNG GÂN GẤP BÀN TAY VÙNG I, II, III, IV

 

Đại cương

Vết thương bàn tay rất hay gặp chiếm khoảng 40- 50 % tổng số vết thương bàn tay do tai nạn lao động.

Bàn tay có nhiều bộ phận tinh tế: gân, thần kinh…Vết thương bàn tay phẫu trường nhỏ, dễ nhiễm trùng… do đó phải xử trí các thương tổn hoàn hảo về gân, xương, mạch máu và thần kinh, tập phục hồi chức năng sớm để hạn chế di chứng

Chỉ định

Tổn thương gân gấp vùng I, III, IV, V đến sớm

Phân vùng: Bàn tay từ ngón 2 tới ngón 5 mỗi ngón có 2 gân gấp( gân gấp nông và gân gấp sâu), ngón 1 có 1 gân gấp dài và một gân gấp ngắn. Vùng I có 1 gân, vùng III, IV, V có hai gân.

    Phân vùng bàn tay

Chống chỉ định

Chống chỉ định khâu gân gấp 1 thì trong trường hợp nhiễm trùng, đến muộn

Chuẩn bị

Người bệnh:

Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm.

Người thực hiện:

Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và hai người phụ

Phương tiện trang thiết bị:

Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay

Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 – 120 phút

Các bước tiến hành

Vô cảm:

Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê

Kỹ thuật:

Đánh rửa tay bằng xà phòng, nước muối vô khuẩn

Ga rô cánh tay: tốt nhất ga rô hơi với áp lực 200- 250mmHg, ga rô đuổi máu cho sạch phẫu trường

Cắt lọc làm sạch vết thương (cắt lọc tiết kiệm), rạch rộng vết thương theo hình chữ Z, tránh rạch ngang qua các nếp gấp tự nhiên của bàn tay.

Nối gân:

+ Vùng 1: Nếu đứt sát xương phải khâu xuyên xương vào đốt xa, đính kiểu khuy áo ở phía móng tay

+ Vùng III, IV, V khâu cả hai gân theo kỹ thuật Kessler cải tiến bằng chỉ Prolen 3-5/0

Theo dõi và điều trị sau mổ

Theo dõi tình trạng vết thương, đầu ngón tay

Điều trị: Kháng sinh 5-7 ngày, giảm viêm

Tập phục hồi sau mổ: cần tập sớm tránh biến chứng dính gân

Tai biến và xử trí

Hoại tử ngón, nhiễm trùng bàn tay: cắt chỉ, thay băng, cắt lọc lại

Dính gân: tập phục hồi chức năng sớm, nếu muôn mổ gỡ dính