ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM QUA DA DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA CẮT LỚP HOẶC CỘNG HƯỞNG TỪ
Đại cương
Thoát vị đĩa đệm cột sống có thể được điều trị bằng phương pháp phong bế rễ thần kinh chọn lọc hoặc đốt sóng cao tần dưới sự hỗ trợ của C-arm trong mổ ở giai đoạn sớm của bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh thường chỉ có triệu chứng rễ thần kinh khu trú ở một bên và có thể ít hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa.
Chỉ định
Người bệnh có hình ảnh thoát vị đĩa đệm độ I hoặc II lệch một bên trên phim cộng hưởng từ kèm theo hẹp không hoàn toàn đường ra rễ thần kinh bên đó, không kèm theo rách bao xơ đĩa đệm.
Chống chỉ định
Người bệnh có thoát vị đĩa đệm độ III trở lên kèm theo các tổn thương khác trên phim cộng hưởng từ (như hẹp ống sống, hẹp khe đĩa…) – Người bệnh có biến dạng cột sống.
Người bệnh không đủ sức khỏe hoặc có bệnh lý toàn thân không thể thực hiện phẫu thuật.
Chuẩn bị
Người thực hiện:
Một phẫu thuật viên chính và phẫu thuật viên phụ
Người bệnh:
Được hoàn chỉnh xét nghiệm trước mổ, bệnh có chỉ định mổ phù hợp, được nghe giải thích và đồng ý với phương pháp mổ + các biến chứng, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
Được khám gây mê trước mổ đảm bảo đủ sức khỏe để mổ.
Phương tiện:
Hệ thống C-arm trong mổ, trang thiết bị sóng cao tần, thuốc phong bế.
Các bước tiến hành
Tư thế:
Người bệnh nằm ngửa (với cột sống cổ) hoặc nằm sấp trên bàn mổ (với cột sống thắt lưng).
Vô cảm:
Tê tại chỗ
Kỹ thuật:
Người bệnh được chụp C-arm để xác định vị trí các mốc giải phẫu cơ bản vùng cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng cần can thiệp.
Kiểm tra bằng C-arm ở bình diện nghiêng để tìm điểm đưa kim vào vị trí rễ thần kinh cần phong bế hoặc vào đĩa đệm để đốt sóng cao tần.
Phong bế rễ thần kinh bằng thuốc dòng cortisol đã chuẩn bị trước
Hoặc đốt đĩa đệm bằng sóng cao tần thông qua bộ dụng cụ sóng cao tần với bước sóng đặt trước.
Rút kim, cho người bệnh nằm nghỉ tại chỗ 5 phút trước khi vận động trở lại.
Băng vị trí chọc kim
Theo dõi và xử trí tai biến
Theo dõi:
Sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau, giãn cơ, chống phù nề, bảo vệ dạ dày, truyền dịch.
Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng cơ bản và đánh giá mức độ cải thiện TCLS của người bệnh so với trước mổ để điều chỉnh phác đồ điều trị.
Hướng dẫn người bệnh cách vận động ngay sau mổ.
Xét nghiệm công thức, sinh hóa máu đánh giá tình trạng phục hồi sau mổ.
Xử trí tai biến:
Người bệnh được hỏi về cảm giác đau tê kiểu rễ trong quá trình đưa kim vào cạnh rễ hoặc đĩa đệm cột sống.
Đánh giá ngay trong mổ mức độ cải thiện đau khi đốt sóng cao tần hoặc phong bế rễ.
Theo dõi các chỉ số huyết động trong mổ.
Theo dõi các biến chứng sau mổ: chảy máu, nhiễm trùng thứ phát sau mổ để sớm có điều chỉnh phác đồ điều trị nội khoa…