Đại cương
Phần lớn rắn cắn là rắn lành, tuy nhiên các trường hợp đưa đến bệnh viện là do rắn độc cắn. Tiên lượng rắng độc cắn tùy thuộc theo loại rắn độc, lượng độc chất vào cơ thể, ví trí cắn và cách sơ cứu tại chỗ. Cân nặng của trẻ thấp so với người lớn,vì thế trẻ em bị rắn độc cắn thường nặng hơn. Thường các vết rắn cắn nằm ở chi, đặc biệt là bàn tay và bàn chân.
Tại miền Nam rắn độc thường gặp là: rắn chàm quạp, rắn lục tre, rắn hổ đất, rắn hổ mèo, rắn cạp nong, rắn cạp nia. Rắn độc thường có hai loại:
Nhóm gây rối loạn đông máu: rắn chàm quạp (Calloselasma rhodostoma hoặc Malayan pit viper): sống nhiều ở vùng cao su miền Đông nam bộ. Ngoài rắn chàm quạp, rắn lục tre (Trimeresurus albolaris), rắn lục xanh (Trimeresurus stejnegeri).
Nhóm gây liệt, suy hô hấp: rắn hổ (hổ đất (Naja kaouthia), hổ chúa (Ophiophagus hananh)), hổ mèo, cạp nong (Bungarus fasciatus), rắn cạp nia (Bungarus candidus), rắn biển…).
* Nọc rắn độc:
Hợp chất Proteine trọng lượng phân tử từ 6 – 100 Kd
Độc tố: độc tố thần kinh (gây liệt cơ, suy hô hấp), độc tố gây rối loạn đông máu (DIC, xuất huyết da niêm), độc tố trên tim mạch, độc tố gây tán huyết, tiêu sợi cơ.
Thành phần nọc rắn tùy loại rắn độc bao gồm: proteolytic enzymes, Arginine ester hydrolase, Thrombin-like enzyme, Collagenase, Hyaluronidase, Phospholipase A, Phospholipase B, Phosphomonoesterase, Phosphodiesterase, Acetylcholinesterase, Nucleotidase L-Amino acid oxidase.
Chẩn đoán
Công việc chẩn đoán
a.Hỏi bệnh
Xác định loại rắn: người nhà mang theo con rắn hoặc mô tả hình dạng, địa phương, hoàn cảnh xảy ra rắn cắn.
Các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện sau khi rắn cắn: đau, phù, hoại tử, xuất huyết tại chỗ; nói khó, liệt hô hấp.
Thời điểm rắn cắn.
Cách sơ cứu.
b.Khám lâm sàng
Khám vết cắn: dấu răng, phù nề, hoại tử, xuất huyết.
Dấu hiệu sinh tồn.
Mức độ tri giác.
Dấu hiệu suy hô hấp.
Dấu hiệu xuất huyết.
c.Cận lâm sàng:
Công thức máu: bạch cầu, Hematocrit, tiểu cầu
Chức năng đông máu khi có rối loạn đông máu hay nghi do rắn chàm quạp hoặc rắn lục.
Nếu không có điều kiện thực hiện xét nghiệm đông máu nên dùng xét nghiệm cục máu đông toàn thể trong 20 phút bằng cách lấy 2 ml máu tĩnh mạch cho vào ống nghiệm thủy tinh, để yên ở nhiệt độ phòng. Sau 20 phút nghiêng ống nghiệm, nếu máu không đông: Bệnh nhân bị rối loạn đông máu: nghĩ đến rắn chàm quạp hoặc rắn lục cắn, loại trừ rắn hổ. Có chỉ định dùng huyết thanh kháng nọc rắn
Chức năng gan thận, điện giải đồ.
Khí máu nếu có suy hô hấp.
X quang phổi khi có suy hô hấp để chẩn đoán phân biệt.
Tổng phân tích nước tiểu
Tại một số nước, phương pháp ELISA được sử dụng để phát hiện độc tố của rắn từ dịch tiết nơi vết cắn, nước tiểu, hoặc máu, có kết quả nhanh sau 45 phút, giúp xác định chẩn đoán loại rắn độc cắn và chọn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.
Chẩn đoán xác định
a.Rắn chàm quạp
* Bệnh sử : rắn cắn, người nhà mô tả hoặc mang theo rắn chàm quạp.
* Lâm sàng: xuất hiện trong vòng vài giờ.
Tại chỗ: phù nề, hoại tử lan nhanh, xuất huyết trong bóng nước và chảy máu không cầm vết cắn.
Toàn thân: rối loạn đông máu: bầm máu, ói máu, tiêu máu, xuất huyết não.
Cận lâm sàng: PT, PTT kéo dài, Fibrinogene giảm, giảm tiểu cầu, đông máu nội mạch lan tỏa.
b.Rắn hổ
Bệnh sử: rắn cắn, người nhà mô tả hoặc mang theo con rắn hổ.
Lâm sàng: xuất hiện sớm trong 30 phút đến vài giờ diễn tiến nhanh đến suy hô hấp.
Tại chỗ: phù nề, đau, ít
Toàn thân: tê, mắt mờ, sụp mi (sụp mi thường là dấu hiệu sớm nhất và cũng là dấu hiệt hết sớm nhất nên dùng để theo dõi đáp ứng khi điều trị với huyết thanh kháng nọc rắn), liệt hầu họng nói khó, nuốt khó sau đó yếu liệt chi, liệt cơ hô hấp, ngưng thở.
Bảng 1. Chẩn đoán rắn cắn dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng
Loại rắn |
Dấu hiệu tại chỗ |
Dấu hiệu toàn thân |
Xét nghiệm |
Hổ đất |
Đau, phù Hoại tử lan rộng |
30 phút – vài giờ sau: Tê, nói, nuốt khó Sùi bọt mép Liệt cơ hô hấp |
|
Cạp nong Cạp nia |
Đau tại chỗ Ít / Không hoại tử |
Liệt cơ hô hấp thường sau 1 – 4 giờ |
|
Hổ mèo |
Đau tại chỗ Hoại tử |
Lừ đừ, liệt cơ hô hấp co giật |
Đông máu Myoglobin niệu |
Chàm quạp |
Đau Hoại tử lan rộng Chảy máu không cầm Bóng nước có máu |
Bầm máu Xuất huyết DIC |
Đông máu |
Rắn lục |
Tương tựrắn chàm quạp nhưng ít hơn |
XH ít hơn chàm quạp |
Đông máu |
Rắn biển |
Đau ± sưng |
1 – 3 giờ sau: Mệt, đau cơ, liệt cơ hô hấp, suy thận |
|
Phân độ nặng rắn độc cắn
Dấu hiệu |
Nhẹ |
Trung bình |
Nặng |
Dấu hiệu tại chỗ |
Phù, đỏ, bầm máu khu trú tại vết cắn |
Phù, đỏ, bầm máu lan chậm |
Phù, đỏ, bầm máu lan rộng nhanh |
Dấu hiệu toàn thân |
Không |
Có (lừ đừ, dấu hiệu nhiễm độc) Không nguy hiểm |
Dấu hiệu nguy hiểm cấp cứu (Sốc, suy hô hấp, rối loạn tri giác, yếu liệt cơ) |
Rối loạn đông máu |
Không |
RLĐM nhẹ Không dấu hiệu xuất huyết toàn thân |
RLĐM nặng Xuất huyết toàn thân (Ói, tiểu máu, XH não) |
Có vài dấu hiệu phù hợp sẽ xếp vào độ nặng tương ứng
Chẩn đoán phân biệt với rắn lành cắn
Theo dõi trong 12 giờ
Tại chỗ: đau, phù không lan, không có dấu hiệu hoại tử, xuất huyết.
Không dấu hiệu toàn thân
Xét nghiệm đông máu bình thường: là 1 xét nghiêm độ nhạy cao phân biệt rắn độc hay rắn lành cắn
Điều trị
Nguyên tắc điều trị
Làm chậm hấp thu độc tố.
Xác định loại rắn và dùng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu sớm.
Điều trị biến chứng.
Điều trị cấp cứu ban đầu
a.Sơ cứu tại nơi xảy ra tai nạn
Mục đích làm chậm hấp thu nọc rắn vào cơ thể.
Trấn an nạn nhân, thường họ rất hoảng sợ.
Bất động và đặt chi bị cắn thấp hơn tim để làm chậm hấp thu độc tố.
Rửa sạch vết thương.
Băng chặt chi bị cắn với băng vải, băng bắt đầu từ phía vị trí vết cắn đến gốc chi để hạn chế hấp thu độc chất theo đường bạch huyết.
Nẹp cố định chi bị cắn.
Chuyển nhanh chóng trẻ bị nạn đến bệnh viện.
Các điều trị hiện nay không được khuyến cáo vì không có hiệu quả, có thể gây nhiễm trùng, tăng sựhấp thu nọc độc và chảy máu tại chỗ như: rạch da, hút nọc độc bằng miệng hay giác hút, đặt garrot.
b.Xử trí rắn độc cắn tại bệnh viện
Tất cả các trường hợp rắn cắn, ngay cả người nhà mô tả là rắn lành phải được theo dõi tại bệnh viện 24 giờ đầu, ít nhất 12 giờ.
Hỗ trợ hô hấp tuần hoàn
Suy hô hấp: thường do rắn hổ
Thở oxy, nếu nặng thì đặt nội khí quản giúp thở.
Thường bệnh nhân tựthở lại sau 24 giờ.
Sốc: thường sốc là hậu quả của suy hô hấp, xuất huyểt
Xử trí: hỗ trợ hô hấp, truyền dịch chống sốc Lactate Ringer 20 ml/kg nhanh
Huyết thanh kháng nọc rắn Chỉ định:
Rắn độc cắn mức độ trung bình – nặng.
Rắn độc cắn kèm 1 trong 2 điều kiện sau:
Có biểu hiện lâm sàng toàn thân của rắn độc cắn
Có rối loạn đông máu nặng:
+ Xuất huyết tựphát da,niêm
+ Đông máu nội mạch lan toả
+ Hoặc xét nghiệm máu không đông sau 20 phút
Tốt nhất là cho huyết thanh kháng nọc rắn đơn giá (rắn chàm quạp, hổ đất, lục đuôi đỏ…). Chọn huyết thanh kháng nọc rắn loại nào tuỳ thuộc vào:
+ Xác định loại rắn
+ Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng
+ Loại rắn độc thường gặp ở địa phương
Ít có tác dụng chéo của các huyết thanh kháng nọc rắn ngay cả chung trong 1 họ rắn độc.
Nên cho sớm trong 4 giờ đầu, sau 24 giờ ít hiệu quả. Nếu bệnh nhân nhập viện trễ sau 2-3 ngày mà tình trạng rối loạn đông máu nặng vẫn có chỉ định dùng kháng huyết thanh.
Nên cho huyết thanh kháng nọc rắn trước khi truyền huyết tương tươi hay các yếu tố đông máu để ngăn chặn hiện tượng đông máu nội quản rải rác.
Cách sử dụng:
Làm test trước khi truyền: dùng dung dịch 1% so với dung dịch chuẩn bằng cách pha loãng 100 lần, tiêm trong da, sau 15 phút đọc kết quả. Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện cấp cứu sốc phản vệ.
Adrenalin 1‰ 0,005 – 0,01 ml/kg TDD cho 1 lần trước khi dùng liều đầu huyết thanh kháng nọc rắn.
Liều đầu tiên giống nhau ở trẻ em và người lớn, không tùy thuộc cân nặng vì lượng nọc độc giống nhau ở mọi đối tượng. Liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thường từ 4 – 8 lọ.
Cách pha: tổng liều kháng huyết thanh pha với dung dịch Normal saline đủ 50 ml-100ml, qua bơm tiêm trong vòng 1 giờ.
Theo dõi đáp ứng lâm sàng sau điều trị huyết thanh kháng nọc rắn:
+ Rắn hổ: đầu tiên là mở được mắt, sau đó tựthở, thời gian trung bình là 6 – 10 giờ.
+ Rắn lục, rắn chàm quạp: ngưng chảy máu vết cắn, nơi tiêm. Riêng rối loạn đông máu hồi phục chậm hơn thường sau 6 giờ, thời gian chức năng đông máu trở về bình thường là 24 giờ.
Sau 6 giờ nếu không đáp ứng trên lâm sàng hoặc còn rối loạn đông máu nặng: có thể là dùng sai loại huyết thanh hoặc chỉ định quá trễ hoặc chưa đủ liều. Nếu xác định đúng loại huyết thanh thì có thể lặp lại liều thứ 2.
Tổng liều không thể xác định trước được vì tuỳ thuộc theo lượng nọc rắn trong cơ thể.
Nếu tuyến trước có đặt garrot hoặc băng ép, chỉ mở băng sau khi tiêm huyết thanh kháng nọc rắn.
Điều trị rối loạn đông máu, đông máu nội quản rải rác.
Truyền máu mới toàn phần 10 – 20 mL/kg khi Hct
Huyết tương đông lạnh 10 – 20 ml/kg khi có đông máu nội quản rải rác.
Kết tủa lạnh khi fibrinogen 1 5 – 10 mg TM.
Điều trị tiếp theo
Khi tình trạng bệnh nhân ổn định: vaccine ngừa uốn ván (VAT) khi triệu chứng tại chỗ mức độ trung bình – nặng, chỉ dùng huyết thanh chống uốn ván nếu tiền sử chưa chích VAT
Kháng sinh phổ rộng: Cefotaxime TM.
Săn sóc vết thương hàng ngày.
Xem xét chỉ định ôxy cao áp trong trường hợp vết thương có hoại tử cơ nặng, rộng nghĩ do vi khuẩn kỵ khí.
Không sử dụng corticoide để điều trị giảm phù nề, giảm phản ứng viêm vì không hiệu quả, trái lại tăng biến chứng nhiễm khuẩn.
Phẫu thuật: chỉ được thực hiện sau khi điều chỉnh rối loạn đông máu và bệnh nhân đã được điều trị nội khoa ổn định:
+ Chèn ép khoang cần phải phẫu thuật giải áp sớm.
+ Cắt lọc vết thương, đoạn chi hoại tử chỉ nên làm sau 7 ngày.
Theo dõi
Theo dõi sát mỗi giờ ít nhất trong 12 giờ đầu các dấu hiệu:
Tri giác, dấu hiệu sinh tồn
Vết cắn: phù, đỏ, xuất huyết.
Đo vòng chi phía trên và dưới vết cắn mỗi 4 – 6 giờ để đánh giá mức độ lan rộng.
Nhìn khó, sụp mi, liệt chi, khó thở
Chảy máu
Chức năng đông máu