Nội dung

Bài giảng quy trình phẫu thuật nội soi cắt sụn chêm

Đại cương 

Chấn thương là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến rách sụn chêm và thường phối hợp với đứt dây chằng chéo. Một số trường hợp rách sụn chêm do thoái hóa hay do sụn chêm hình đĩa. 

Nội soi có giá trị rất lớn trong chẩn đoán và điều trị rách sụn chêm ở khớp gối. 

Chỉ định

Mục đích:

Giảm đau và trả người bệnh về lại sinh hoạt bình thường.

Giữ lại chức năng của sụn chêm và giảm hiện tượng thoái hóa khớp.

Chỉ định khâu lại sụn chêm:

Rách dọc

Rách mới trước 4 tuần

Rách vùng có máu nuôi dưỡng

Chỉ định cắt tạo hình sụn chêm:

Rách cũ trên 6 tuần

Rách vùng vô mạch

Chống chỉ định

Rách sụn chêm; Độ I, II không ảnh hưởng đến chức năng

Viêm nhiễm vùng khớp gối 

Chuẩn bị

Người thực hiện:

Bác sỹ chuyên ngành chấn thương chỉnh hình có chứng chỉ nội soi khớp

Phương tiện:

Bộ dụng cụ nội soi khớp, giàn máy nội soi khớp

Người bệnh

Gây tê tủy sống

Được giải thích đầy đủ về phẫu thuật

Hồ sơ bệnh án đầy đủ

Các bước tiến hành

Kiểm tra hồ sơ:

Đầy đủ theo quy định Bộ Y tế.

Kiểm tra người bệnh:

Đúng người (tên, tuổi,…), đúng bệnh.

Thực hiện kỹ thuật: 

Nguyên tắc cắt tạo hình sụn chêm:

Cắt tiết kiệm phần rách.

Chừa lại phần giáp bao khớp để giữ vững khớp và chịu lực.

Tùy theo vị trí rách ta có thể khâu từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài hay cố định bằng dụng cụ.

Kỹ thuật khâu từ trong ra: Chỉ định: Rách sừng sau, 1/3 giữa, rách quai xách lớn, rách sát bao khớp, ghép sụn chêm

 

Hình 1: Khâu sụn chêm từ trong ra

Kỹ thuật khâu từ ngoài vào: Chỉ định: Rách sừng trước, 1/3 giữa, rách đứng dọc, rách quai xách nhỏ    

Cố định bằng dụng cụ: Chỉ định: rách sừng sau, 1/3 giữa, rách quai xách, rách đứng dọc.