Nội dung

Bài giảng quy trình phẫu thuật nội soi điều trị viêm khớp vai

Đại cương

Viêm dính khớp vai còn được gọi là bệnh lý “đông cứng khớp vai” (Frozen shoulder) hay cứng khớp vai (Shoulder stiffness). 

Nguyên nhân bệnh có thể do tự phát, sau chấn thương, sau phẫu thuật vùng khớp vai và bệnh đái tháo đường. Bệnh có thể xuất hiện như là hậu quả của hội chứng bắt chẹn khớp vai mạn tính (Impingement syndrome).

Chỉ định

Điều trị không phẫu thuật:

Điều trị bảo tồn nên được thực hiện đầu tiên

Tiêm Corticosteroid (Diprospan) vào bao khớp vai giúp giảm đau và cải thiện biên độ vận động khớp vai.

Uống Steroid có thể được chỉ định

Thuốc giảm đau nhóm không steroid có thể dùng kèm hoặc sau khi uống Steroid.

Người bệnh phải được tập phục hồi chức năng để cải thiện biên độ vận động. 

Chỉ định phẫu thuật nội soi:

Nếu người bệnh không đáp ứng điều trị hay bệnh nặng hơn làm cứng khớp vai, bệnh cần được chỉ định phẫu thuật nội soi giải phóng bao khớp vai.

Đông cứng khớp vai trên 4 tháng và không đáp ứng với tập phục hồi chức năng. Chương trình tập phục hồi chức năng cần ít nhất 6 tuần để đánh giá tiến triển, nếu người bệnh còn đau, hạn chế vận động ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, giấc ngủ thì được chỉ định phẫu thuật nội soi giải phóng bao khớp vai.

Chống chỉ định

Người bệnh nên được mổ hở giải phóng bao khớp vai trong các trường hợp sau:

Người bệnh đã được phẫu thuật hở cho bệnh lý mất vững khớp vai

Người bệnh đã phẫu thuật thay khớp vai

Chuẩn bị

Người thực hiện:

Bác sỹ chuyên khoa 

Phương tiện:

Bơm nước: hoà dung dịch muối sinh lý với epinephrine theo tỉ lệ 1 : 300.000 đơn vị để hạn chế chảy máu

Camera và optic 

Các Canula

Dao đốt điện (ArthroCare)

Dao mài (Shaver)

Các dụng cụ phẫu thuật nội soi: Hook, cây chuyển đổi,…

Người bệnh:

Tư thế nửa ngồi Tư thế nằm nghiêng

Hồ sơ bệnh án đầy đủ:

Các bước tiến hành

Kiểm tra hồ sơ:

Đầy đủ theo quy định Bộ Y tế.

Kiểm tra người bệnh:

Đúng người (tên, tuổi,…), đúng bệnh.

Thực hiện kỹ thuật: 

Cắt bao hoạt dịch 

Giải phóng khoang gân chóp xoay và bao khớp trước trên

Giải phóng bao khớp dưới

Đổi cổng camera để giải phóng bao khớp sau trên

Bẻ vận động nhẹ nhàng khớp vai để giải phóng hoàn toàn bao khớp 

Chăm sóc hậu phẫu

Liệu pháp tâm lý: giải thích với người bệnh khớp vai đã được giải phóng hoàn toàn và không còn gây đau, vì người bệnh bị đau và hạn chế vận động khớp vai trong một thời gian dài nên thường không dám vận động khớp vai.

Đề nghị tập phục hồi chức năng sớm sau mổ khi thuốc tê cơ bậc thang còn tác dụng.

Chỉ định dùng giảm đau và kháng viêm 

Mang đai vải treo tay có gối kê để tránh xu hướng xoay trong và khép vai.

Tập vật lý trị liệu ngoại trú hay tại nhà từ 6 đến 8 tuần.

Theo dõi:

Tập phục hồi chức năng theo quy trình

Xử trí tai biến

Giải phóng không hoàn toàn bao khớp vai: biên độ vận động không hoàn toàn, có động tác đàn hồi như cao su và đau. 

Thương tổn thần kinh nách

Gãy xương cánh tay

Thương tổn bề mặt sụn khớp chỏm xương cánh tay

Cứng khớp tái phát