Nội dung

Bài giảng trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình tại việt nam

Nguồn: TÀI LIỆU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁN BỘ DƯỢC LÀM VIỆC TẠI TRẠM Y TẾ XÃ HOẠT ĐỘNG THEO NGUYÊN LÝ Y HỌC GIA ĐÌNH– Bộ Y tế -2019

Mô hình cơ sở y học gia đình hiện nay:

Theo thông tư số 21/2019/TT-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Bộ trường Bộ Y tế về hướng dẫn thí điểm về hoạt động y học gia đình, cớ sở y học gia đình bao gồm:  

Trạm y tế xã, phường, thị trấn; bệnh xá; trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;

Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa tư nhân;

Phòng khám đa khoa, phòng khám đa khoa khu vực, phòng khám chuyên khoa thuộc trung tâm y tế quận, huyện, phòng khám quân dân y;

Khoa khám bệnh thuộc bệnh viện quận, huyện hoặc trung tâm y tế quận, huyện hoặc bệnh viện của trường đại học y.

Nhiệm vụ của cơ sở y học gia đình:

Theo thông tư số 21/2019/TT-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Bộ trường Bộ Y tế về hướng dẫn thí điểm về hoạt động y học gia đình, cơ sở y học gia đình là cơ sở đầu tiên tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tư vấn, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh đa khoa theo nguyên lý y học gia đình cho cá nhân, hộ gia đình. Cơ sở y học gia đình là cơ sở đầu tiên tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tư vấn, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh đa khoa theo nguyên lý y học gia đình cho cá nhân, hộ gia đình.

Quản lý sức khỏe cộng đồng:

Lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân theo Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu;

Quản lý, chăm sóc sức khỏe theo nguyên lý y học gia đình cho cá nhân, hộ gia đình theo phân công của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là Sở Y tế).

Tư vấn nâng cao sức khỏe và phòng bệnh:

Tư vấn về dinh dưỡng, hoạt động thể lực, phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia và các yếu tố nguy cơ khác đối với sức khỏe, tư vấn về khám bệnh, chữa bệnh cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng;

Truyền thông, giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức của người dân về phòng bệnh tích cực và chủ động, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe;

Hướng dẫn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm;

Tham gia giám sát, phát hiện sớm, phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng;

Tiêm chủng;

Phòng chống các bệnh không lây nhiễm: ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.

Thực hiện các chương trình, hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời; các chương trình mục tiêu y tế dân số, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, người cao tuổi, dân số – kế hoạch hóa gia đình, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại.

Khám bệnh, chữa bệnh:

Sơ cứu, cấp cứu;

Khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh tật, đặc biệt các bệnh dịch;

Bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm;

Chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh tại nhà đối với người bệnh theo danh mục quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật trong:

Các gói dịch vụ y tế cơ bản quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Danh mục kỹ thuật của tuyến 3, tuyến 4 quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, danh mục kỹ thuật;

Các kỹ thuật chuyên môn khác, ở tuyến cao hơn khi đủ điều kiện theo quy định.

Phạm vi hoạt động chuyên môn tối đa của cơ sở y học gia đình, bác sĩ gia đình bao gồm các dịch vụ, kỹ thuật quy định tại điểm này. Căn cứ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực thực tế (chứng chỉ hành nghề, văn bằng chuyên môn, giấy chứng nhận đào tạo về y học gia đình của người hành nghề) của từng cơ sở y học gia đình, Bộ Y tế, Sở Y tế xác định phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật phù hợp đối với từng cơ sở y học gia đình, phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sĩ gia đình thuộc thẩm quyền quản lý.

Chuyển người bệnh lên tuyến trên theo yêu cầu chuyên môn phù hợp; tiếp nhận người bệnh đã được điều trị ổn định từ tuyến trên chuyển về để tiếp tục điều trị theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/04/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật về y học gia đình; là cơ sở thực hành trong đào tạo chuyên ngành y học gia đình theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền quy định.

Danh mục chuyên môn kỹ thuật thực hiện tại nhà người bệnh

TT

Tên kỹ thuật

1

Thổi ngạt

2

Ép tim ngoài lồng ngực

3

Cấp cứu ngừng tuần hoàn, hô hấp

4

Băng ép bất động sơ cứu rắn cắn

5

Cầm máu (vết thương chảy máu)

6

Băng bó vết thương

7

Chăm sóc vết thương (1 lần)

8

Cố định tạm thời người bệnh gãy xương

9

Cố định cột sống cổ bằng nẹp cứng

10

Xoa bóp phòng chống loét

11

Dẫn lưu nước tiểu bàng quang

12

Vỗ rung lồng ngực

13

Kỹ thuật ho có điều khiển

14

Kỹ thuật tập thở cơ hoành

15

Phục hồi chức năng vận động, nói, nuốt cho người bệnh cấp cứu ≤ 8 giờ

16

Vận động trị liệu cho người bệnh bất động tại giường ≤ 8 giờ

17

Phòng ngừa và xử trí loét do đè ép

18

Nghiệm pháp đi bộ 6 phút

19

Đặt ống thông dạ dày

20

Thụt thuốc qua đường hậu môn

21

Thụt tháo phân

22

Giải stress cho người bệnh

23

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho người đau thần kinh tọa

24

Phục hồi chức năng cho người viêm khớp dạng thấp

25

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho người cao tuổi

26

Xoa bóp bấm huyệt điều trị cứng khớp chi dưới

27

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau đầu, đau nửa đầu

28

Xoa bóp bấm huyệt điều trị mất ngủ

29

Xoa bóp bấm huyệt điều trị stress

30

Chườm lạnh

31

Chườm ngải cứu

32

Tập vận động có trợ giúp

33

Xoa bóp tại giường bệnh cho người bệnh

34

Hướng dẫn người bệnh ra vào xe lăn

35

Sử dụng khung, nạng, gậy trong tập đi

36

Sử dụng xe lăn

37

Kỹ thuật thay đổi tư thế lăn trở khi nằm

38

Tập vận động chủ động

39

Tập vận động có kháng trở

40

Tập vận động thụ động

41

Đo tầm vận động khớp

42

Tập do cứng khớp

43

Tập với xe lăn

44

Ngâm rửa vết bỏng bằng nước mát sạch, băng ép trong sơ cấp cứu tổn thương bỏng kỳ đầu.

45

Xét nghiệm đường máu mao mạch

46

Thay băng trên người bệnh đái tháo đường

47

Hướng dẫn kỹ thuật tiêm Insulin

48

Khám bệnh

49

Lấy mẫu xét nghiệm (máu, nước tiểu, phân…)

50

Tiêm, truyền dịch trong các trường hợp cấp cứu, chống đau cho người bệnh ung thư

51

Thay băng, cắt chỉ

Tiêu chuẩn của tyt hoạt động theo nguyên tắc yhgđ

Tiêu chuẩn nhân lực:

Bảo đảm đủ nhân lực theo quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của TYT xã, phường, thị trấn.

TYT có Trưởng trạm và 01 Phó trưởng trạm;

Nhân viên TYT xã chịu trách nhiệm phụ trách lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng trạm bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ của TYT bao gồm:

Thực hiện các các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật

Về y tế dự phòng

Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh

Về chăm sóc sức khỏe sinh sản

Về cung ứng thuốc thiết yếu

Về quản lý sức khỏe cộng đồng

Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ

Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản

Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình; thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phân tuyến kỹ thuật và theo quy định của pháp luật

Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân

Thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn

Thực hiện kết hợp quân – dân y theo tình hình thực tế ở địa phương

Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật

Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao

Cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lượng của từng chức danh nghề nghiệp làm việc tại TYT xã xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế, khối lượng công việc và đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của đơn vị hành chính cấp xã nơi có TYT Ngoài ra còn có tiêu chuẩn cho YHGĐ:

Bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa hệ lâm sàng đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình ngay sau khi đáp ứng một trong các trường hợp sau đây:

Có một trong các văn bằng bác sĩ nội trú, chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành y học gia đình;

Có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 03 tháng;

Có giấy chứng nhận theo học từng đợt học có các nội dung ghi trong giấy xác nhận hoặc tín chỉ hoặc chương trình đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình với tổng thời gian tối thiểu 3 tháng.

Bác sĩ y học dự phòng đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, có giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 03 tháng được tham gia khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình tại trạm y tế xã, phường, thị trấn (tuyến 4).

Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế: 

Được áp dụng theo quy định tại Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07 tháng11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 và quyết định số 4389/QĐ-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về phê duyệt Danh mục trang thiết bị cho Trạm Y tế xã mô hình điểm phục vụ triển khai Đề án Y tế cơ sở theo Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới.

Nhiệm vụ của trạm y tế xã khi hoạt động theo nguyên tắc y học gia đình

Nhiệm vụ của trạm y tế hiện nay 

Thực hiện theo thông tư 33/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã, phường, thị trấn và thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở.

Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật:

Về y tế dự phòng:

Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh;

Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch;

Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồng; phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn; y tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật;

Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phẩm trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.

Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh:

Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu;

Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật;

Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân;

Tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự

Về chăm sóc sức khỏe sinh sản:

Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai; hỗ trợ đẻ và đỡ đẻ thường;

Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật.

Về cung ứng thuốc thiết yếu:

Quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định;

Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;

Phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.

Về quản lý sức khỏe cộng đồng:

Triển khai việc quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính;

Phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đường.

Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ:

Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng; các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và tuyên truyền biện pháp phòng, chống;

Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động quần chúng cùng tham gia thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình.

Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản:

Đề xuất với Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm Y tế huyện) về công tác tuyển chọn và quản lý đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản;

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật đối với nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và cô đỡ thôn, bản theo quy định của pháp luật;

Tổ chức giao ban định kỳ và tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản theo phân cấp.

Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình; thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phân tuyến kỹ thuật và theo quy định của pháp luật;

Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân:

Tham gia, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề y, dược tư nhân, các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã;

Phát hiện, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động y tế vi phạm pháp luật, các cơ sở, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường y tế trên địa bàn xã.

Thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn:

Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc sức khoẻ, xác định vấn đề sức khỏe, lựa chọn vấn đề sức khoẻ ưu tiên trên địa bàn, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt;

Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn, trình Giám đốc Trung tâm Y tế huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt.

Thực hiện kết hợp quân – dân y theo tình hình thực tế ở địa phương.

Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực, tài chính, tài sản của đơn vị theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.

Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

Căn cứ vào điều kiện, năng lực của từng Trạm Y tế, Trung tâm Y tế huyện trình Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định trạm y tế trên địa bàn được thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về khám bệnh, chữa bệnh tại Điểm b, chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Điểm c Khoản 1 và thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 6 Điều này để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân theo quy định của pháp luật và của Bộ Y tế.

Trạm y tế khi hoạt động theo nguyên tắc y học gia đình

Thực hiện nhiệm vụ của trạm y tế xã theo quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn nhưng phải theo nguyên tắc toàn diện và liên tục.

Thực hiện nhiệm vụ tại thông tư số 21/2019/TT-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Bộ trường Bộ Y tế về hướng dẫn thí điểm về hoạt động y học gia đình

Phân biệt được nhiệm vụ của bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh và dược sĩ ở trạm y tế hoạt động theo nguyên tắc y học gia đình so với nhiệm vụ theo quy định của nhà nước

Nhiệm vụ của các nhân viên y tế

Theo nhiệm vụ của trạm y tế phường xã tại thông tư 33/2015/TT-BYT và quy định về bác sĩ tại cơ sở y học gia đình theo thông tư số 21/2019/TT-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Bộ trường Bộ Y tế về hướng dẫn thí điểm về hoạt động y học gia đình, nhiệm vụ của từng nhân viên y tế:

Bác sĩ 

Quản lý sức khỏe cộng đồng:

Lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân theo Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu;

Quản lý, chăm sóc sức khỏe theo nguyên lý y học gia đình cho cá nhân, hộ gia đình theo phân công của Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là Sở Y tế).

Tư vấn nâng cao sức khỏe và phòng bệnh:

Tư vấn về dinh dưỡng, hoạt động thể lực, phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia và các yếu tố nguy cơ khác đối với sức khỏe, tư vấn về khám bệnh, chữa bệnh cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng;

Truyền thông, giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức của người dân về phòng bệnh tích cực và chủ động, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe;

Hướng dẫn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm;

Tham gia giám sát, phát hiện sớm, phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng;

Tiêm chủng;

Phòng chống các bệnh không lây nhiễm: ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản.

Thực hiện các chương trình, hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời; các chương trình mục tiêu y tế dân số, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, người cao tuổi, dân số – kế hoạch hóa gia đình, kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại.

Khám bệnh, chữa bệnh:

Sơ cứu, cấp cứu;

Khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh tật, đặc biệt các bệnh dịch;

Bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm;

Chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh tại nhà đối với người bệnh theo danh mục quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật trong:

Các gói dịch vụ y tế cơ bản quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Danh mục kỹ thuật của tuyến 3, tuyến 4 quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, danh mục kỹ thuật;

Các kỹ thuật chuyên môn khác, ở tuyến cao hơn khi đủ điều kiện theo quy định.

Phạm vi hoạt động chuyên môn tối đa của cơ sở y học gia đình, bác sĩ gia đình bao gồm các dịch vụ, kỹ thuật quy định tại điểm này. Căn cứ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực thực tế (chứng chỉ hành nghề, văn bằng chuyên môn, giấy chứng nhận đào tạo về y học gia đình của người hành nghề) của từng cơ sở y học gia đình, Bộ Y tế, Sở Y tế xác định phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật phù hợp đối với từng cơ sở y học gia đình, phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sĩ gia đình thuộc thẩm quyền quản lý.

Chuyển người bệnh lên tuyến trên theo yêu cầu chuyên môn phù hợp; tiếp nhận người bệnh đã được điều trị ổn định từ tuyến trên chuyển về để tiếp tục điều trị theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/04/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật về y học gia đình; là cơ sở thực hành trong đào tạo chuyên ngành y học gia đình theo quy định của pháp luật. g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền quy định.

Điều dưỡng:

Thực hiện các nhiệm vụ độc lập của điều dưỡng (lấy sinh hiệu, khai thác bệnh sử, tư vấn …).

Thực hiện y lệnh của y, bác sĩ và chăm sóc bệnh nhân tại trạm.

Tham gia thường trực cấp cứu cùng với y, bác sĩ.

Thực hiện quy trình vệ sinh, chống nhiễm khuẩn tại trạm.

Tham gia thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng và các chương trình y tế quốc gia khác khi được phân công.

Hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi:

Khám chữa bệnh, thường trực cấp cứu theo phân cấp, được trạm trưởng giao

Tham gia khám thai, theo dõi quản lý thai sản, đỡ sinh thường, làm các thủ thuật chuyên môn.

Phát hiện và chuyển tuyến kịp thời các trường hợp sinh khó.

Điều trị một số bệnh phụ khoa.

Quản lý theo dõi, thực hiện chăm sóc chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em như sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống tiêu chảy…

Thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được phân cấp.

Dược sĩ trung học hoặc dược tá:

Quản lý tủ thuốc thiết yếu, bảo quản thuốc theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc, có tủ, ngăn thuốc gây nghiện, thuốc độc riêng theo quy chế.

Quản lý cấp phát thuốc cho các đối tượng khám chữa bệnh và người có thẻ bảo hiểm y tế, thực hiện theo đúng quy chế dược chính, đặc biệt là thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc độc, quản lý thuốc rõ ràng theo từng nguồn và sử dụng theo đúng qui định.

Tham mưu với trạm trưởng kiểm tra, hướng dẫn thực hiện tủ thuốc cấp cứu tại phòng khám, luôn có đủ thuốc cấp cứu trên địa bàn thuốc chống sốc theo qui định.

Tham mưu với trưởng trạm y tế triển khai thực hiện các nội dung trong bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn.

Thực hiện chế độ thống kê báo cáo về công tác dược chính xác, kịp thời.

Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

Làm việc theo ê-kíp chăm sóc sức khỏe

Ngoài các nhiệm vụ độc lập nêu trên, để chăm sóc người bệnh / người khỏe toàn diện và liên tục, cần phải có sự phối hợp giữa các nhân viên y tế tại trạm và đôi khi phải phối hợp với các chuyên ngành / đoàn thể khác. 

Một người bệnh đôi khi cần đến nhiều nhân viên y tế chăm sóc. Sự phối hợp chăm sóc sức khỏe tại trạm y tế thể hiện qua:

Khám chữa bệnh; theo dõi diễn tiến, đáp ứng với điều trị (y, bác sĩ).

Chăm sóc, theo dõi diễn tiến (điều dưỡng…)

Quản lý các thông tin qua các lần thăm khám, mối quan tâm của người bệnh với 1 hồ sơ duy nhất (điều dưỡng, bác sĩ), hướng tới quản lý sức khỏe cho cả hộ gia đình

Tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn lối sống lành mạnh (bác sĩ, điều dưỡng …)

Hướng dẫn dùng thuốc, theo dõi tác dụng phụ (dược sĩ, điều dưỡng, bác sĩ…)

Hướng dẫn khám chuyên khoa sâu hoặc phục hồi chức năng … (nếu cần) và ghi nhận kết quả khám chuyên khoa vào hồ sơ quản lý duy nhất của người bệnh mà trạm đang theo dõi.

Tài liệu tham khảo

Bộ môn YHGĐ trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch (2012): Các nguyên tắc y học gia đình

Bộ Y tế: Quyết định số 935/QĐ-BYT (22/3/2013), “Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013-2020”.

Quyết định 1568/QĐ-BYT (27/4/2016), “Phê duyệt kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020”.

Bộ Y tế: Thông tư 33/2015/TT-BYT (27/10/2015), “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế phường, xã, thị trấn” 

Bộ Y tế: Thông tư thông tư số 21/2019/TT-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Bộ trường Bộ Y tế về hướng dẫn thí điểm về hoạt động y học gia đình

Bộ Y tế: Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở.

Bộ Y tế: Quyết định số 4389/QĐ-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về phê duyệt Danh mục trang thiết bị cho Trạm Y tế xã mô hình điểm phục vụ triển khai Đề án Y tế cơ sở theo Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới.