Nội dung

Điện tâm đồ hội chứng kích thích sớm

Đại cương

Nút nhĩ thất đóng vai trò như một người gác cổng, hạn chế các hoạt động điện đi được đến tâm thất của tim. Đây là một chức năng quan trọng của nút nhĩ thất, bởi vì nếu các xung động điện được tạo ra trong tâm nhĩ của tim cao (như trong rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ), nút nhĩ thất sẽ hạn chế hoạt động điện có thể đến tâm thất.

Hội chứng kích thích sớm/tiền kích thích (Pre-excitation syndrome): là hiện tượng khử cực sớm của thất gây ra hiện tượng thất co bóp sớm thể hiện trên điện tâm đồ là khoảng PR ngắn.

Hình 6.1. Đường dẫn truyền của hội chứng kích thích sớm là một vòng vào lại

Tâm thất được kích hoạt sớm do xung động từ tâm nhĩ, thông qua một con đường phụ và kích hoạt cơ thất trực tiếp.  

Cơ chế

Bình thường, nút nhĩ thất là đường duy nhất để xung điện từ tâm nhĩ dẫn truyền xuống tâm thất. Ở một số người, có một đường dẫn truyền phụ nối tâm nhĩ với tâm thất. 

Có rất nhiều dạng đường dẫn truyền phụ như vậy tồn tại, nhưng phổ biến nhất là bó Kent và bó James. Những con đường này là cầu nối trực tiếp tâm nhĩ và tâm thất. 

Khi có một con đường dẫn truyền phụ như vậy, xung động từ nút xoang có thể được dẫn truyền bằng con đường dẫn truyền phụ này để xuống tâm thất mà không có sự chậm lại sinh lý đặc trưng của dẫn truyền qua nút nhĩ thất. Quá trình khử cực qua cầu nối này sẽ được truyền đi khá chậm và chỉ khử cực một vùng khu trú trong khối cơ thất và được gọi là “Tiền kích thích”

Khi quá trình này đang diễn được một khoảng thời gian thì xung khử cực từ nút xoang mới qua nút nhĩ thất để đến bó His. Hầu hết khối cơ thất bây giờ mới được khử cực bằng các tín hiệu của đường dẫn truyền thống. Sóng này cuối cùng cũng gặp các tín hiệu dẫn truyền qua con đường phụ và hai sóng này loại bỏ lẫn nhau. 

Tiền kích thích dẫn đến một sự bắt đầu sớm của phức bộ QRS. Điều này làm cho khoảng PR bị ngắn lại, sóng thu được trên ECG là một sóng nhỏ và cuối cùng che lấp bởi tín hiệu từ sự khử cực của hầu hết khối cơ thất được dẫn truyền qua hệ thống dẫn truyền.

Sóng mờ xuất hiện sớm ở phức bộ QRS này do hiện tượng tiền kích thích người ta gọi là sóng delta. Sự xuất hiện của sóng delta trên ECG không chỉ làm cho khoảng PR bị ngắn lại mà còn làm cho phức bộ QRS bị kéo dài ra. Hình ảnh ECG khi có một con đường dẫn truyền phụ như vậy, người ta gọi là hình ảnh Wolf Parkinson White (WPW)  

Phân loại

Đường bắt cầu theo bó Kent, từ tâm nhĩ đến tâm thất: Hội chứng Wolff-Parkinson-White

Đường bắt cầu theo bó James, từ tâm nhĩ đến bó His: Hội chứng Lown-Galon-Levine

Các đường nối khác: ví dụ bó sợi Mahaim

Hội chứng wolff-parkinson-white

Khái niệm

Hội chứng Wolff-Parkinson-White ảnh hưởng đến khoảng 0,2% dân số nói chung, và khoảng 70% trong số họ không có bằng chứng của bệnh tim

Khoảng 60-70% là nam giới

Đường bắc cầu phổ biến là bó Kent. Bó Kent là đường dẫn bất thường giữa tâm nhĩ và tâm thất đó. Nếu cầu nối này là tiếp nối giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái thì được gọi là type A, còn nếu là cầu nối giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải thì được gọi là type B

Thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị đánh trống ngực, chóng mặt, mệt mỏi khi tập thể dục, khó thở, hoặc ngất (xỉu hoặc gần ngất xỉu) Wolff-Parkinson-White là kết quả của một nhịp tim nhanh. Dấu hiệu bệnh nặng gồm: đau tức ngực, khó thở, có thể đột tử.

Thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên vào cấp cứu do loạn nhịp.

Tiêu chuẩn chẩn đoán

Khoảng PR ngắn

Sóng Delta

QRS dãn

Rối loạn tái cực

Phân loại: quan sát tại V1

Type A: sóng Delta dương 

Type B: sóng Delta âm 

Hình 6.2. Cách phân biệt hai typ của hội chứng WPW 

Dấu hiệu nặng

Nhịp nhanh trên thất 

Sóng Delta

Khoảng PR ngắn

Nhịp nhanh và rộng bất thường gần giống xoắn đỉnh

Hội chứng lown-ganong-levine

Khái niệm

Hội chứng Lown-Ganong-Levine thường được chẩn đoán trên cơ sở đo điện tâm đồ vì thường không có triệu chứng. 

Ở người khỏe mạnh có thể hội chứng LGL hoàn toàn lành tính, nhưng ở người có cơ tim và tuần hoàn đã bị tổn thương, có thể xảy ra đau thắt ngực, khó thở và suy tim và cũng có thể có choáng váng và chóng mặt do hạ huyết áp; đôi khi có thể gây ra rung thất và đột tử

Tiêu chuẩn chẩn đoán

Khoảng PR ≤ 0,12s  QRS không dãn.

Hình 6.3. ĐTĐ một trường hợp hội chứng LGL (Lown-Ganong-Levine) với hình ảnh khoảng PR ngắn và QRS hẹp

Chẩn đoán phân biệt với hội chứng WPW

Phức bộ QRS bình thường bởi vì co tâm thất được bắt đầu theo cách thông thường, trong khi trong WPW thì dãn

Sóng Delta trong hội chứng WPW không được nhìn thấy trong hội chứng LGL.

Tóm tắt:

Bảng 6.1. Tóm tắt các hội chứng kích thích sớm

Loại

Đường bắc cầu

Khoảng PR

Phức bộ QRS

Sóng Delta

Hội chứng Wolff-Parkinson-White

Bó Kent (tâm nhĩ đến tâm thất)

Ngắn

Dãn

Hội chứng Lown-Ganong-Levine

Bó James (tâm nhĩ đến bó His)

Ngắn

Bình thường

Không

Loại Mahaim

Sợi Mahaim

Bình thường

Dãn