Nguồn “ MAKING SENSE OF THE ECG: CASES FOR SELF-ASSESSMENT”
Andrew R. Houghton, David Gray
trường hợp
Bệnh nhân nữ 72 tuổi
triệu chứng
Khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm.
bệnh sử
1 năm nay khó thở tiến triển xấu dần kèm theo khả năng gắng sức giảm- hiện tại bệnh nhân có thể đi bộ 100m. Gần đây, khó thở khi nằm- ngủ với 4 cái gối.
tiền sử
Nhồi máu cơ tim thành dưới cách đây 7 năm. Nhồi máu cơ tim thành trước bên cách đây 4 năm. Hay bị run.
khám
Run tay cả khi nghỉ, Mạch: 90 bpm, đều.
Huyết áp: 118/74.
JVP: tăng 3 cm.Nghe tim: thổi tâm thu 2/6 ở mỏm.
Nghe phổi: ran ẩm 2 đáy phổi. Không phù ngoại vi
xét nghiệm
CTM: Hb 11.8, B.CẦU 5.9, T.cầu 240.
U&E: Na 137, K 4.1, urea 7.7, creatinine 118.
XQ ngực: bóng tim to vừa, phù phổi.
Siêu âm tim: giãn thất trái, giảm chức năng thất trái (EF 35%). Hở 2 lá nhẹ
câu hỏi
1.Nhịp gì trên ECG?
2.Có gì trên ECG này?
3.Nguyên nhân có thể?
phân tích ecg
Tần số |
90 bpm |
Nhịp |
Nhịp xoang |
Trục QRS |
Bình thường (—56°) |
Sóng P |
Bình thường |
Khoảng PR |
Dài (205 ms) |
Khoảng QRS |
Bình thường (78 ms) |
Sóng T |
Bình thường |
Khoảng QTc |
Bình thường (442 ms) |
bình luận
Sóng Q chuyển đạo dưới và sóng R chậm tiến triển ở V1–V5.
trả lời
1.Nhịp xoang, rõ nhất chuyển đạo trước tim (V1– V6).
2.Có vài vấn đề trên ECG này:
Đường đẳng điện ở chuyển đạo chi không đều và giả sóng P, nên gây khó khăn khi đánh giá nhịp tim nền ở chuyển đạo này. Nhịp tim nhìn thấy rõ hơn ở các chuyển đạo ngực
Sóng Q chuyển đạo dưới.
Sóng R chậm tiến triển (V1–V5).
Trục trái
Block AV 1 (PR 205 ms).
3.Có 2 nguyên nhân
Đường đẳng điện không đều do ảnh hưởng của run nguyên phát, gây ra bởi cơ xương khi đang ghi ECG.
Thiếu máu cơ tim là thủ phạm của sóng Q ở các chuyển đạo dưới (nhồi máu cơ tim cũ thành dưới), sóng R chậm tiến triển ở các chuyển đạo trước ngực (nhồi máu cơ tim cũ trước vách), trục chuyển trái (có thể do hậu quả của NMCT thành dưới) và rối loạn dẫn truyền nhĩ thất mức độ nhẹ.
bàn luận
ECG ghi lại hoạt động điện của tim, nhưng đây không phải là nguồn hoạt động điện duy nhất của cơ thể. Hoạt động của cơ xương cũng được ghi lại trên ECG.
Nếu có thể, bệnh nhân nên được nằm trong khi đo ECG để ảnh hưởng cơ xương tương đối nhỏ, nhưng không phải luôn luôn có thể, đặc biệt nếu:
Không hợp tác hoặc kích độngs
Đang suy hô hấp
Rối loạn vận động
Sự hiện diện của nhiễu điện ở các chuyển đạo chi nhiều hơn các chuyển đạo ngực gợi ý mạnh rằng ảnh hưởng của cơ xương do sự chuyển động của tay là nguyên nhân gây nên tình trạng trên.
Sử dụng ECG tín hiệu trung bình (loại trừ ngẫu nhiên trung bình các nhiễu điện bằng cách kết hợp các số của phức bộ PQRST) có thể giúp giảm sự ảnh hưởng của cơ xương, đặc biệt trong test gắng sức bằng thảm lăn. Tuy nhiên, các bản ghi tín hiệu trung bình có thể thay đổi theo bản chất riêng nó và những bản ghi này nên luôn luôn được giải thích theo 1 cách riêng.
further reading
Making Sense of the ECG: How do I record an ECG? p 16; Patient movement, p 220.