Nguồn “ MAKING SENSE OF THE ECG: CASES FOR SELF-ASSESSMENT”
Andrew R. Houghton, David Gray
Trường hợp
Bệnh nhân nam 29 tuổi
Triệu chứng
Hồi hộp từng cơn
Bệnh sử
năm trước có đánh trống ngực thường xuyên, trung bình 1 tuần 1 lần, kéo dài 10-60 phút rất khó chịu
Tiền sử
Bình thường
Khám
Mạch: 66 bpm, đều kèm có nhịp lạc vị.
Huyêt áp: 132/82. JVP: không nổi
Tim phổi bình thường
Không phù ngoại vi
Xét nghiệm
CTM: Hb 14.5, B.CẦU 5.7, T.cầu 286.
U&E: Na 141, K 4.6, urea 4.1, creatinine 72.
Chức năng tuyến giáp bình thường XQ ngực bình thường.
câu hỏi
1.ECG có hình ảnh gì?
2.Nguyên nhân có thể gây hồi hộp ở bệnh nhân?
3.Cần làm thăm dò gì thêm?
Phân tích ecg
Tần số |
66 bpm |
Nhịp |
Nhịp đơn và 1 nhịp ngoại tâm thu trên thất |
Trục QRS |
Bình thường (+0°) |
Sóng P |
Bình thường |
Khoảng PR |
Ngắn (100 ms) |
Khoảng QRS |
Bình thường (76 ms) |
Sóng T |
Bình thường |
Khoảng QTc |
Bình thường (450 ms) |
Bình luận
Khoảng PR ngắn 100 ms.
Trả lời
1.ECG có khoảng PR ngắn 100 ms (2.5 ô vuông nhỏ).
Trường hợp này có hồi hộp từng cơn
Gợi ý hội chứng Lown–Ganong–Levine (LGL).
Chẩn đoán được xác nhận bởi từng cơn AVRT
2.sự xuất hiện đường phụ trong hội chứng LGL cho phép xuất hiện AVRT
3.Làm ECG trong cơn để đánh giá AVRT để xác định hội chứng LGL. Có thể sử dụng máy ghi ECG tự động cầm tay vì triệu chứng của bệnh nhân xuất hiện không thường xuyên .
Bàn luận
Chẩn đoán hội chứng LGL dựa vào sự xuất hiện của PR ngắn (
PR ngắn trong trường hợp không có cơn hồi hộp đánh trống ngực không ủng hộ chẩn đoán hội chứng LGL, có thể là biến thể bình thường do tăng tốc dẫn truyền qua nút nhĩ thất hơn là do dẫn truyền qua đường phụ
Hội chứng LGL thường được mô tả là do dẫn truyền qua đường phụ nối tâm nhĩ với bó His. Dù vẫn còn vài con đường khác được xác định như sợi James
Đến hiện tại vẫn chưa xác định chính xác con đường giải phẫu của hội chứng LGL. Giải phẫu của đường phụ trong hội chứng LGL vẫn còn tranh cãi. Liệu nó là thực thể cụ thể hay là biểu hiện lâm sàng của nhiều bất thường dẫn truyền nhĩ thất.
Further reading
Making Sense of the ECG: Lown–Ganong– Levine syndrome, p 117.
Lown B, Ganong WF, Levine SA. The syndrome of short P-R interval, normal QRS complex and paroxysmal rapid heart action. Circulation 1952; 5: 693.