Nội dung

Ca lâm sàng điện tâm đồ 18

Nguồn “ MAKING SENSE OF THE ECG: CASES FOR SELF-ASSESSMENT”

Andrew R. Houghton, David Gray

Trường hợp lâm sàng

Bệnh nhân nam 44 tuổi

Triệu chứng

Chuẩn bị phẫu thuật. làm ECG đánh giá trước mổ.

Bệnh sử

Không triệu chứng

Tiền sử

Bình thường, hay đánh tennis.

Khám

mạch: 66 bpm, đều

HA: 134/90.  JVP: bình thường.

Tim phổi bình thường. Không phù ngoại vi.

Xét nghiệm

CTM: Hb 16.1, B.CẦU 5.7, T.cầu 320.

U&E: Na 140, K 4.7, urea 4.5, creatinine 94.

 XQ ngực + siêu âm tim bình thường

câu hỏi

1.ECG có hình ảnh gì?

2.Cơ chế của nó?

3.Nguyên nhân?

4.Điều trị?

phân tích ecg        

Tần số

66 bpm

Nhịp

Nhịp xoang

Trục QRS

Bình thường (—11°)

Các sóng P

Bình thường

Khoảng PR

Bình thường (180 ms)

Khoảng QRS

Dài (140 ms)

Các sóng T

Bình thường

Khoảng QTc

Hơi dài (460 ms)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận

QRS có dạng block nhánh.

Trả lời

1.QRS rộng (140 ms) và QRS ở V1 có dạng rSR’ (‘M’). đây là block nhánh phải (RBBB).

2.ở RBBB khử cực thất từ trái sang phải, các xung điện chạy xuống bó trái khử cực thất trái, khử cực thất phải chậm hơn vì phải khử cực thông qua thất trái, đi từ tế bào cơ sang tế bào cơ chứ không phải qua sợi Purkinje. QRS rộng dạng rSR’ thấy rõ nhất ở V1.

3.RBBB tương đối hay gặp ở bệnh nhân bình thường, nhưng Có thể là dấu hiệu của thiếu máu cục bộ, bệnh cơ tim, bất thường dẫn truyền, từ chứng Fallot và thuyên tắc phổi. Nó cũng có thể xảy ra ở nhịp nhanh trong SVT- có thể chẩn đoán nhầm là VT. RBBB không hoàn toàn gặp ở 2-3% người bình thường và không có ý nghĩa lâm sàng..

4.RBBB thường không cần điều trị nhưng phải tìm nguyên nhân. Có thể phải can thiệp nếu có biểu hiện lâm sàng.

Bình luận

RBBB có thể không liên tục, gặp trong giai đoạn có nhịp nhanh (khi tần số tim vượt quá thời gian trơ của bó phải). Mặc dù RBBB và LBBB đều bị ảnh hưởng như giải thích này nhưng bó phải bị ảnh hưởng nhiều hơn 

Dạng RBBB gặp trong hội chứng Brugada, kết hợp với ST chênh lên dai dẳng ở  V1–V3. Brugada là chẩn đoán quan trọng vì nó liên quan nguy cơ ngất và đột tử do loạn nhịp thất (see Case 68). 50% bệnh nhân đột tử với 1 trái tim “ bình thường”. Dù  ECG có dạng RBBB trong hội chứng Brugada, điều này không phải do RBBB mà do tái cực thất bất thường

Further reading

Making Sense of the ECG: Right bundle branch block, p 148; Incomplete right bundle branch block, p 154; Brugada syndrome, p 176