Đại cương:
Ung thư thực quản nằm trong số 10 loại ưng thư thường gặp ở Việt Nam. Trên toàn thế giới có khoảng 400.000 trường hợp ung thư thực quản được chẩn đoán mỗi năm
Ung thư thực quản thường có tiên lượng kém, tỉ lệ sống năm dưới 20%. Điều trị ung thư thực quản hiện nay chủ yếu vẫn là phẫu thuật. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân ung thư thực quản thường được phát hiện ở giai đoạn muộn với triệu chứng nuốt khó, lúc này, khối u đã lớn và xâm lấn, làm hẹp lòng thực quản. Mục tiêu điều trị bệnh nhân ở giai đoạn này thường là các phương pháp điều trị tạm thời như phẫu thuật tạo hình thực quản bằng dạ dày hay đại tràng và các phương pháp điều trị hỗ trợ khác như hóa trị, xạ trị, đặt stent qua khối u,… nhằm làm chậm sự tiến triển của bệnh và cải thiện triệu chứng nuốt khó, giúp bệnh nhân có thể ăn uống bằng đường miệng để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Trong số các phương pháp điều trị nâng đỡ, kĩ thuật đặt stent kim loại từ bụng qua nội soi được xem như phương pháp hiệu quả và ít xâm lấn so với các phương pháp điều trị khác (nong, cắt đốt, hay mở dạ dày ra da,…) thường có hiệu quả thấp, điệu trị lặp lại nhiều lần vá có nhiều tai biến , triệu chứng hơn.
Chỉ định, chống chỉ định, biến chứng:
Chỉ định
- U ác tính gây hẹp thực quản:
+ U tại thực quản
+ U từ ngoài đè vào thực quản: phổi, trung thất.
- Rò thực quản – khí quản.
Chống chỉ định
- Bệnh nhân không đồng ý làm thủ thuật
- Bệnh nhân có rối loạn đông máu nặng
- Bệnh nhân có bệnh lí nội khoa nặng chưa điều trị ổn định
- U thực quản cổ ngay sau cơ thắt thực quản trên (cách cơ thắt thực quản trên dưới 2 cm).
Biến chứng
Biến chứng sớm (trong lúc làm aat đến 2 – 4 tuần đều sau thủ thuật):
- Xuất huyết
- Thùng
- Đau ngực
- Viêm phổi hít
- Trào ngược dạ dày thực quản.
Biến chứng muộn ( sau 2 – 4 tuần sau thủ thuật):
- Đau ngực dại dẳng
- Trò thực quản – khí quản
- Tắt stent (do khối u xâm lấn, hay do thức ăn)
- Di lệch stent.
Quy trình thủ thuật :
Chuẩn bị dụng cụ
- Máy nội soi dạ dày
- C-arm ( màn hình tăng sáng )
- Guidewire, catheter, thuốc cản quang
- Bộ stent kim loại tự bung (SEMS)
- Dụng cụ đánh dấu (marker) để xác định chiều dài đoạn hẹp thực quản (hai thanh kim loại).
Chuẩn bị bệnh nhân
- Trước thủ thuật: giải thích, ký cam kết thủ thuật, hướng dẫn bệnh nhân hợp tác
+ Nhịn ăn uống 8-12 giờ trước thủ thuật
+ kháng sinh dự phòng
+ Chụp X- quang thực quant cản quang, CT scan ngực, đông máu toàn bộ, ECG
- Trong thủ thuật:
+ Tiền mê: Pethidine, Midazolam,…
+ Monitoring theo dõi: mạch, huyết áp, SpO2.
Kĩ thuật đặt stent
- Bước 1: Nội soi thực quản xác định vị trí tổn thương và mực độ hẹp lòng thực quản (còn qua máy soi được hay không), đưa guidewire qua khỏi tổn thương vào đến dạ dày hay hành tá tràng.
- Bước 2: Đánh dấu chiều dài đoạn hẹp dưới màn hình tăng sáng bằng hai thanh kim loại bên ngoài bệnh nhân với đầu ống soi (đầu gần và đầu xa tổn thương), hay dùng catheter bơm thuốc cản quang xác định đoạn hẹp ( trường hợp máy soi không qua được chỗ hẹp).
- Bước 3: Luồn hệ thống stent vào guidewire và đưa qua đoạn hẹp, xác định vị trí stent cần bung dựa vào hai marker trên stent và dụng cụ đánh dấu tồn thương bên ngoài bệnh nhân trên màn hình tăng sáng.
- Bước 4: Bắt đầu bung stent từ đầu xa đến đầu gần bằng cách rút sợi dây của hệ thống stnet, theo dõi quá trình bung stent trên màn hình tăng sáng để điều chỉnh chính xác vị trị stent.
- Bước 5: Nội soi kiểm tra vị trí stent và các tai biến sớm nếu có.
Theo dõi bệnh nhân, đánh giá hiệu quả, và biến chứng sau phẫu thuật :
- Dặn dò bệnh nhân ăn uống 8-12 giờ sau thủ thuật ( thức ăn lỏng)
- Đánh gái hiệu quả: cải thiện triệu chứng nuốt khó so với trước thủ thuật, cân nặng,…
- Theo dõi biến chứng: biến chứng sớm và biến chứng muộn của thủ thuật.
Tài liệu tham khảo