Viêm ruột thừa cấp
Dịch tễ học: thường gặp ở tuổi thanh niên; nam bị nhiều hơn nữ ( tỉ lệ 1,5:1).
Bệnh sinh: đa số các trường hợp viêm ruột thừa có liên quan với tình trạng tắc nghẽn lòng ruột do cục phân, búi giun.
Hình thái tổn thương:
Đại thể:
Giai đoạn sớm: ruột thừa căng to, thanh mạc sung huyết, có phủ giả mạc. (Hình 35)
Giai đoạn muộn: viêm mủ ruột thừa, ruột thừa có thể bị loét thủng gây viêm phúc mạc.
Vi thể:
Giai đoạn sớm: thấm nhập BCĐNTT trong lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Mạch máu dưới thanh mạc sung huyết, ứ đầy hồng cầu.
Giai đoạn muộn: niêm mạc bị loét, lòng ruột có dịch xuất mủ, có ổ áp-xe và hoại tử trong thành ruột, trên bề mặt thanh mạc có dịch xuất tơ huyết.
H.35: Ruột thừa viêm sung huyết, có giả mạc. Trong lòng ruột thừa có cục phân to.
U ruột thừa
U ruột thừa nói chung hiếm gặp, thường được phát hiện tình cờ trong khi mổ cắt ruột thừa. Các loại u ruột thừa có thể gặp gồm có u tuyến nhầy, carcinôm tuyến (đều có dạng u nhầy trên đại thể) (Hình 36), u carcinoid và limphôm.
Hình 36: Ruột thừa dãn rộng do u tuyến nhầy (A), chất nhầy chảy ra khi xẻ ruột thừa (B), cấu tạo vi thể các tuyến tiết nhầy (C).