Nội dung

Giới thiệu môn học huyết học – truyền máu

Nội dung môn học huyết học – truyền máu

Môn học Huyết học – Truyền máu vừa là môn cơ sở vừa là môn lâm sàng, gồm hai phần: Huyết học và Truyền máu như tên gọi Huyết học – Truyền máu. Hai phần này gắn bó và liên hệ chặt chẽ với nhau như anh em trong một nhà, đó là “Máu”.

Phần huyết học gồm hai bộ phận

Bộ phận xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm hệ thống các phòng xét nghiệm vê tế bào học, đông máu, miễn dịch tế bào, di truyền tế bào… làm nhiệm vụ chẩn đoán bệnh về máu, về tạo máu.

Bộ phận thứ hai là khoa lâm sàng các bệnh máu, làm nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc và điều trị các bệnh nhân bị bệnh về máu (sơ đồ 1).

Máu đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự sống bởi chúng có các chúc năng sau đây:

Cung cấp oxy cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.

Cung cấp protein và các chất dinh dưỡng khác như đường, mỡ, muối khoáng, các nội tiết tố v.v. để kiến tạo tổ chức và phát triển cơ thể.

Duy trì áp lực máu dưới hình thức tuần hoàn và dự trữ để điều hoà hoạt động của tim, phổi, thận, gan…

Làm nhiệm vụ thải độc (qua phổi, thận, tiêu hoá) và khử độc (qua gan). Do vậy khi thiếu máu sẽ gây nhiều rối loạn cho toàn bộ cơ thể.

Tế bào

Đông máu

Miễn dịch tế bào

Di truyền tế bào và phân tử

Hóa tế bào

Hóa-Miễn dịch-Tổ chức

Các phòng xét nghiệm khác: Hóa sinh, VSV, CĐHA

Ung thư máu

Bệnh máu tự miên

Bệnh máu di truyền

Thiếu máu các loại

Bệnh rối loạn đông máu

Điều trị bằng tế bào gốc

 

Vận động cho máu

Quản lý người cho máu

Tư vấn sức khoẻ

Kế hoạch cung cấp nguổn người cho máu

 

Khám tuyển chọn người cho máu

Thu gom máu

Sàng lọc bệnh nhiễm trùng

Sản xuất các thành phần máu

Lưu trữ máu

Phân phối máu

 

Chỉ định truyền máu

Phát máu an toán

Truyền máu tại

giường bệnh

Lập kế hoạch nhu cầu máu

Bồi dưỡng bác sỹ, điều dưỡng về an toàn truyền máu

 

Sơ đồ 1. Nội dung ngành Huyết học – Truyền máu

Tổ chức này thống nhất từ trung ương tối địa phương (tuyến huyện)

Phần truyền máu:

Phần này gồm ba bộ phận chính đó là người cho máu, ngân hàng máu và truyền máu lâm sàng (sơ đồ 1).

Người cho máu an toàn:

Vận động cho máu tình nguyện

Tuyên truyền tính nhân đạo

Tuyên truyền tính an toàn của truyền máu

Vận động được nhiều người cho máu và cho máu an toàn, cho máu nhắc lại

Tư vấn sức khoẻ cho người cho máu.

Ngân hàng máu

Khám tuyển chọn người cho máu

Thu gom máu: tại trung tâm, ngoài trung tâm (điểm cố định và lưu động).

Sàng lọc bằng huyết thanh 5 bệnh nhiễm trùng: HIV, HCV, HBV, giang mai, sốt rét.

Tách các thành phần máu:

Khối hồng cầu nghèo bạch cầu

Khối tiểu cầu

Huyết tương tươi đông lạnh

Tủa lạnh yếu tố VIII

Sợi huyết

Tách cốc thành phần huyết tương: albumin, γ-globulin.

Tiến hành bảo quản. Phân phối cho các bệnh viện.

Truyền máu lâm sàng

Bộ phận này có trách nhiệm lập kế hoạch nhu cầu máu của cốc bệnh viện, đào tạo cán bộ kỹ thuật viên, sử dụng máu hợp lý, làm phản ứng chéo trước truyền máu, theo dõi các hậu quả của truyền máu và xử lý kịp thời các tai biến. Luôn quan hệ với ngân hàng máu để bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch về truyền máu của bệnh viện.

Các tiến bộ về huyết học và truyền máu

Huyết học

Các tiến bộ vé chẩn đoán huyết học

Xác định về số lượng và hình thái tế bào màu

Nhận dạng qua kính hiển vi nhờ nhuộm Giemsa.

Nhận dạng và đếm số lượng tế bào máu qua máy tự động.

Nhận dạng qua kính hiển vi điện tử.

Xác định các dấu ấn màng tế bào màu:

Tế bào Bốc CDa,

Tế bào định hướng tuỷ: CD34 +, CD33+, CD13+.

Tế bào định hướng lympho: CD34+, CD7+, CD10+,.

Tế bào đầu dòng:

Hồng cầu: CD81+, glycophorin.

Tiểu cầu: CD61+

Bạch cầu hạt/mono: CD33, CD13, CD11, CD14, CD15

T lympho: CD3, CD4, CD8

B lympho: CD10 CD19, CD20

NK:CD16/56

Xác định qua hoá tế bào

 Peroxydase                        : Tế bào dòng tuỷ

PAS                                    : Tế bào dòng lympho

Esterase không đặc hiệu       : Tế bào mono

Xác định qua hoá miễn dịch tổ chức

Sinh thiết tổ chức tạo máu

Nhuộm hoá miễn dịch tổ chức: Anti T, B lympho

Xác định qua biến đổi di truyền

Biến đổi nhiễm sắc thể (NST): CML có Ph-1*, APL có chuyển đoạn t (15,17)

Biến đổi HST: Bệnh Thalassemia.

Xác định qua biến đổi phân tử

Dùng kỹ thuật PCR xác định rối loạn trình tự của cấu trúc DNA, RNA.

Tiến bộ về điều trị bệnh máu

Bệnh ung thư máu

Đa hoá trị liệu – tia xạ.

Các ứng dụng mới của tế bào trong điều trị.

Điều chỉnh gen biệt hoá: ATRA, As203 điều trị APL (M3). Glivec điều trị CML,.

Ghép tuỷ tế bào gốc.

Các biện pháp hỗ trợ:

Truyền máu từng thành phần.

Chống nhiễm trùng, nấm

Chăm sóc ăn uống, tinh thần

Sử dụng cốc chất kích thích tạo máu: Epo, Thpo, GM- CSF, G-CSF.

Gạn tách tế bào, trao đổi huyết tương…

Bệnh máu tự miễn

c chế miễn dịch, cắt lách, kháng thể chống T lympho.

Bệnh máu di truyền

Điều trị gen, ghép tuỷ, tế bào gốc.

truyền máu:

Hiệu quả và an toàn

Tìm được các kháng nguyên đồng loài, xây dụng dược quy tắc tm an toàn

Hồng cầu: ABO, Rh, Levvis, Kidd, Kell…

Bạch cầu: HLA

Tiểu cầu: HPA

tách các thành phn máu:

Truyền máu lâm sàng, truyền từng thành phận máu. Cần gì truyền nấy, không truyền máu toàn phần.

Bảo quản các thành phần máu

Hồng cầu bảo quản > 42 ngày

Tiểu cầu bảo quản > 5 ngày

Bạch cầu hạt bảo quản 24 giờ

Huyết tương > 6 tháng (-80°C)

Tủa lạnh > 6 tháng (-80°C)

Vai trò bạch cầu trong truyền máu

Truyền nhiễm HIV, HTLV

Tác dụng xấu đến máu bảo quản bởi các men bạch cầu.

Gây nhiều phản ứng khi truyền máu do có các chất trung gian và hậu quả sau truyền máu do kháng nguyên HLA và HPA.

Lọc bạch cầu trưốc khi bảo quản.

Các bệnh nhiễm trùng do truyền máu:

HIV, HBC, HCV, giang mai, sốt rét và các virus khác

Đặc điểm của các bệnh nhiễm trùng, đường lây

Phương pháp sàng lọc: ngưng kết hạt gelatin, hạt latex, ELISA, NASBA, PCR.

Các tiến bộ trên đây đã và đang được ứng dụng vào hoàn cảnh nước ta để nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị, nâng cao chất lượng cung cấp máu và an toàn truyền máu.