NỘI SOI XẺ CỔ BÀNG QUANG ĐIỀU TRỊ XƠ CỨNG CỔ BÀNG QUANG
Đại cương
Đi tiểu là một tác động theo ý muốn có sự kết hợp hài hòa giữa sự co bóp mạnh của bàng quang và sự giãn nở thật rộng của cổ bàng quang, đó là cơ vòng trong và cơ vòng ngoài (cơ vòng niệu đạo)
Xơ cứng cổ bàng quang là hiện tượng cơ vòng cổ bàng quang bị xơ hóa do bẩm sinh hay do viêm mạn tính hoặc sau can thiệp phẫu thuật tuyến tiền liệt làm cho quá trình tiểu tiện bị rối loạn; Biểu hiện có thể gây bí tiểu hoặc đái không hết bãi.
Chỉ định
Các trường hợp xơ cứng cổ bàng quang gây rối loạn tiểu tiện như đái khó, đái đêm, đái không hết bãi hay bí đái ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh thì có chỉ định can thiệp nội soi cắt xơ cứng cổ bàng quang.
Chống chỉ định
Có hẹp niệu đạo kèm theo
Có nhiễm khuẩn niệu chưa điều trị ổn định
Có các bệnh lý toàn thân không thể phẫu thuật được: bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường …
Trường hợp rối loạn tiểu tiện lâu ngày đã ảnh hưởng nhiều tới chức năng thận: suy thận
Chuẩn bị
Người thực hiện: bác sỹ chuyên khoa tiết niệu.
Phương tiện, dụng cụ và vật tư tiêu hao tương tự như thủ thuật cắt UPĐ và cắt UBQ nội soi:
Bộ máy cắt nội soi qua đường niệu đạo
Bộ nong niệu đạo
Bộ dây dẫn nước rửa bàng quang trong quá trình mổ
Dây cáp quang dẫn nguồn sáng
Dao điện
Ăng cắt nội soi; Ăng xẻ rãnh cổ bàng quang; ăng quả cầu đốt cầm máu nội soi
Bộ dàn máy mổ nội soi qua đường niệu đạo
Sorbitol 3%: 25 can 3lít
Chai nước muối 9‰, dây truyến cắm rửa bàng quang liên tục sau mổ
Sonde niệu đạo 3 trạc
Nòng sắt sonde niệu đạo để dùng khi đặt sonde khó
Xylanh đặc thù bơm rửa lấy bệnh phẩm
Dầu paraphin để nong dặt máy và đặt sonde tiểu
Xylanh 10 hay 20 để bơm cớp
Túi nước tiểu, optickin, gạc, betadin, panh sát khuẩn
Người bệnh:
Được chuẩn bị mổ như các người bệnh mổ nội soi tiết niệu khác từ tối hôm trước:
Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ
Cạo lông mu
Thụt Fleet cho đi ngoài sạch phân
Nhịn ăn uống trước mổ ít nhất là 6 tiếng
Test và tiêm kháng sinh dự phòng trước mổ
Hồ sơ bệnh án:
Hoàn thiện đầy đủ hồ sơ bệnh án mổ theo quy định của bệnh viện: các XNCB (huyết học, nhóm máu, đông máu, sinh hóa, nước tiểu), XQ phổi, siêu âm đánh giá hệ tiết niệu và TLT, điện tim, khám các chuyên khoa phối hợp khi có bệnh kèm theo.
Làm thêm xét nghiệm PSA total và free để đánh giá nguy cơ ung thư TLT
Hồ sơ phải đủ dấu thông qua mổ bệnh viện, có biên bản hội chẩn
Các bước tiến hành
Kiểm tra hồ sơ: đầy đủ Xét nghiệm, thủ tục hành chính
Kiểm tra người bệnh: trước mổ về toàn thân, tại bộ phận sinh dục và các bệnh lý kèm theo.
Thực hiện kỹ thuật: người bệnh lên nhà mổ và thực hiện kỹ thuật:
Gây tê tủy sống
Tư thế sản khoa
Sát khuẩn vùng mổ, trải toan
Chuẩn bị máy nội soi, các dụng cụ mổ nội soi
Nong kiểm tra niệu đạo
Đặt máy theo đường niệu đạo vào bàng quang, lắp đường nước rửa trong mổ
Soi đánh gía tình trạng bàng quang, 2 lỗ niệu quản, có u hay sỏi bàng quang không, đánh giá vùng cổ bàng quang và TLT
TLT thường không to, cổ bàng quang xơ hẹp Dùng máy cát nội soi cắt xơ cổ bàng quang.
Có thể xẻ rãnh cổ bàng quang vị trí 6 giờ cho rộng cổ bàng quang
Cẩm máu kỹ, bơm rửa lấy mảnh gửi GPB
Đặt sonde 3 trạc rửa bàng quang liên tục
Theo dõi
Trong mổ luôn theo dõi sát mạch huyết áp. Mổ quá lâu hay chảy máu có thể gây hội chứng nội soi (ngộ độc nước)
Sau mổ chú ý theo dõi nước rửa bàng quang ra túi nước tiểu phát hiện sớm chảy máu, tắc sonde tiểu. Cần luôn giữ dòng nước rửa vào và ra bàng quang liên tục ko ngừng ránh máu chảy đóng cục trong bàng quang gây tắc sonde.
Theo dõi toàn thân tình trạng nhiễm trùng và sử dụng kháng sinh phù hợp nếu có sốt
Xử trí tai biến
Trong mổ có thể có thủng bàng quang (hiếm gặp) ta nên chuyển mổ mở kiểm soát
Cổ bàng quang xơ hẹp khít không đặt được máy có thể phối hợp mở bàng quang tay trong tay ngoài đẻ đặt máy cắt nội soi
Chảy máu sau mổ gây máu cục bàng quang, tắc sonde tiểu ta có thể bơm rửa lấy máu cục và cho rửa liên tục với tốc độ cao hơn.