Đại cương
Hội chứng dễ bị tổn thương (HCDBTT) là một hội chứng lâm sàng thường gặp ở người cao tuổi, dự báo nguy cơ cao những bất lợi về sức khỏe như tình trạng té ngã, khuyết tật, tăng số lần nhập viện và thậm chí là tử vong.
Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích trong việc phát hiện, sàng lọc và can thiệp sớm HCDBTT, trong hai thập kỷ nay đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu vềhội chứng này được công bố, tuy nhiên vẫn chưa có sự đồng thuận về định nghĩa.
Khái niệm về HCDBTT xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1968 trong một nghiên cứu cắt ngang trên các đối tượng cao tuổi trong cộng đồng. Nghiên cứu này đã phác thảo HCDBTT như một phản ứng quá mức và không tương xứng của người cao tuổi với những sự kiện bất lợi. Đến cuối năm 1990, Roocwood và cộng sự đã đề xuất HCDBTT là trạng thái trong đó người cao tuổi cần sống phụ thuộc vào người khác để thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Sau đó nhóm nghiên cứu này đã nghiên cứu và phát triển thành chỉ số HCDBTT (Frailty Index (FI)), có khả năng dự đoán nguy cơ cao tử vong và phải sống trong các trại dưỡng lão của người cao tuổi.
Vào đầu năm 2000,Fried và các đồng nghiệp đã mô tả HCDBTT với các tiêu chí khách quan nhằm tách biệt hội chứng này với tình trạng khuyết tật và tình trạng nhiều bệnh kèm theo. HCDBTT theo Fried (Phenotype of frailty) được định nghĩa làmột hội chứnglâm sàng, gồm năm tiêu chí: sụt cânkhông chủ ý, yếu cơ lực, sức bền và năng lượng kém, sự chậm chạp, hoạt động thể lực thấp. Người cao tuổi có từ ba tiêu chí trở lên sẽ chẩn đoán là có HCDBTT.
Tóm lại, HCDBTT là một trạng thái lâm sàng xảy ra do sự tích tụ của quá trình suy giảm chức năng nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, đặc trưng bởi trạng thái dễ bị tổn thương với các yếu tố căng thẳng và dự đoán kết quả bất lợi cho sức khỏe. Yếu tố căng thẳng được định nghĩa là sự kiện, kích thích, hoặc thay đổi gây ra đáp ứng; nó thường được coi là tiêu cực, nhưng những kích thích tích cực cũng có thể gây ra phản ứng toàn thân.
Tỷ lệ HCDBTT ở cộng đồng trung bình là 10,7%, tỷ lệ tiền hội chứng dễ bị tổn thương là 41,6%. Tỷ lệHCDBTT tăngtheo tuổi và cao hơn ởphụ nữ so với ở nam giới. Tuy nhiên tỷ lệ mắc hội chứng này giữa các nghiên cứu là là khác nhau, dao động từ 4,0%đến59,1%, tùy thuộc vào cộng đồng dân số nghiên cứu và tiêu chuẩn định nghĩa của HCDBTT sử dụng.
Các yếu tố liên quan đến hội chứng dễ bị tổn thương
Chủng tộc, các bệnh đi kèm, nếp sống, và tình trạng thiếu dinh dưỡng đã đề xuất như là yếu tố nguy cơ đáng tin cậy của HCDBTT và tăng nguy cơ tử vong.
Chủng tộc
Người Mỹ gốc Phi có HCDBTT cao hơn gấp bốn lần so với các đối tượng da trắng. Các tác giả đưa ra giả thuyết sự khác biệt chủng tộc nhằm chứng minh sự khác biệt đa hình di truyền có ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu hình của hội chứng dễ bị tổn thương. Tuy nhiên cũng có khả năng tỷ lệ mắc hội chứng này trong số người Mỹ gốc Phi cao hơn do hạn chế trong tiếp cận chăm sóc sức khỏe, giáo dục chất lượng kém và sự lựa chọn việc làm ít hơn.
Các bệnh đồng mắc
Các bệnh đồng mắc làm gia tăng nguy cơ cho HCDBTT. Trong một nghiên cứu dọc phát hiện ra tiền sử bệnh mạch vành, đột quỵ, gãy xương đùi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, điều trị đái tháo đường và viêm khớp có mối liên quan có ý nghĩa với biến cố xuất hiện HCDBTT trong ba năm. Như vậy, rõ ràng là các bệnh mạn tính có liên quan chặt chẽ với sự phát triển và phổ biến của HCDBTT.
Nếp sống
Nếp sống, hành vi sức khỏe và tình trạng kinh tế xã hội cũng đã được công nhận là đóng góp vào nguy cơ phát triển của HCDBTT. Sức khỏe kém, trình độ học vấn thấp, điều kiện kinh tế xã hội nghèo có liên quan với tỷ lệ cao hơn xuất hiện hội chứng này.
Tình trạng suy dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn cũng góp phần gia tăng sự xuất hiện HCBBTT. Một trong những biểu hiện của suy dinh dưỡng là mức tiêu thụ năng lượng hàng ngày. Nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa số kilocalo từ khẩu phần thấp hơn 21kcal/kg/ngày với người cao tuổi có hội chứng này. Nghiên cứu một số chất dinh dưỡng suy giảm (protein, vitamin A, C và E, canxi, folate và kẽm), độc lập với năng lượng tiêu thụ, cũng liên quan đáng kể với HCDBTT.
Các giai đoạn của hội chứng dễ bị tổn thương
Các tác giả đã phân chia quá trình phát triển của HCDBTT thành ba giai đoạn, mỗi giai đoạn đều liên quan đến sự suy giảm trong dự trữ cân bằng nội môi.
Tiền hội chứng dễ bị tổn thương (pre frailty)
Tiền HCDBTT là giai đoạn lâm sàng diễn ra một cách thầm lặng, đây là một trạng thái dự trữ sinh lý đủ để cho phép cơ thể phản ứng đầy đủ với bất kỳ tác nhân gây bệnh như bệnh cấp tính, tổn thương hoặc các yếu tố căng thẳng, với một cơ hội hồi phục hoàn toàn.
Hội chứng dễ bị tổn thương
Hội chứng dễ bị tổn thương được đặc trưng bởi sự phục hồi chậm và không hoàn toàn sau khi mắc các bệnh cấp tính mới, các tổn thương hoặc các yếu tố căng thẳng, có thể hiểu rằng dự trữ sinh lý sẵn có không đủ để cho phép cơ thể hồi phục hoàn toàn. Nhiều tác giả cũng thống nhất HCDBTT là một tập hợp bao gồm nhiều biểu hiện trên các lĩnh vực khác nhau như suy dinh dưỡng, hoạt động chức năng bị phụ thuộc, thời gian nằm tại giường kéo dài, lở loét các điểm tỳ đè, rối loạn dáng đi, suy nhược tổng quát, sút cân, chán ăn, té ngã, mất trí nhớ, gãy xương hông, mê sảng, lú lẫn và tình trạng dùng quá nhiều thuốc. Quan trọng là HCDBTT không phải là tình trạng khuyết tật, dưới tác động của các yếu tố sang chấn tâm lý, hội chứng này mới dẫn đến tình trạng khuyết tật.
Biến chứng của hội chứng dễ bị tổn thương
Các biến chứng của HCDBTT có liên quan trực tiếp với những tổn thương sinh lý do sự suy giảm cân bằng dự trữ nội môi và giảm khả năng chịu đựng với các yếu tố căng thẳng của cơ thể. Hậu quả là dẫn đến tăng nguy cơ té ngã, suy giảm chức năng dẫn đến khuyết tật, tình trạng dùng quá nhiều thuốc, gia tăng nguy cơ nằm viện, lây nhiễm chéo và tử vong.
Hình 3.1:Sự phát triển của HCDBTT cùng quá trình lão hóa
Cơ chế bệnh sinh của hội chứng dễ bị tổn thương
Cấp độ 1 – thay đổi ở mức tế bào
Ở mức độ tế bào, sự tích lũy sản phẩmcủa quá trình oxy hóa là một trong những nguyên nhân dẫn đến HCDBTT. Bên cạnh đó sự suy giảm nhiễm sắc thể, dẫn đến những biến đổi trong phân chia tế bào và tổng hợp protein có liên quan đến sự suy giảm sinh lý ở người cao tuổi.
Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong ở những ngưúời cao tuổi có nhiễm sắc thể ngắn hơn gần như gấp đôi so với những người có nhiễm sắc thể dài hơn. Tuy nhiên, trên một nghiên cứu cắt ngang của Woo và cộng sự lại không tìm thấy mối quan hệ giữa chỉ số FI (một chỉ số để đánh giá hội chứng dễ bị tổn thương) và chiều dài nhiễm sắc thể. Như vậy, chiều dài của nhiễm sắc thể có thể là một dấu ấn sinh học của quá trình lão hóa ở mức độ tế bào, tuy nhiên có thể không đại diện cho HCDBTT. Do vậy cần có thêm nhiều nghiên cứu để khám phá cơ sở phân tử của HCDBTT.
Cấp độ 2- rối loạn điều hòa hệ thống
Trên một cấp độ cao hơn, các nghiên cứu đã chỉ ra quá trình viêm, rối loạn điều hòa nội tiết tố, rối loạn miễn dịch, kích hoạt các con đường đông máu và trao đổi chất bất thường có mối liên quan mật thiết với HCDBTT.
Rối loạn điều hòa quá trình viêm
Quá trình viêm đóng một vai trò quan trọng trong HCDBTT. Trong nghiên cứu kết hợp cắt ngang thực hiện trên ít nhất ba quần thể khác nhau đã xác định mối quan hệ mật thiết giữa HCDBTT và sự tăng cao của cytokin IL-6, protein C phản ứng, các tế bào bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu đơn nhân vàbạch cầu trung tính.
Mặc dù giá trị trung bình của các dấu ấn viêm không cao như trong các bệnh viêm nhiễm, nhưng nó ở mức độ thấp, mạn tính và gây hoạt hóa các cơ chế viêm ở người lớn tuổi có hội chứng này.
Rối loạn điều hòa hệ thống nội tiết
Một trong những giả thuyết cơ chế của HCDBTT là sự rối loạn của các hormon đồng hóa. Quá trình lão hóa cũng như HCDBTT có liên quan đến sự thay đổi của hormon sinh dục và hormon tăng trưởng (IGF-1).IGF-1đóng vai tròquan trọng trong việcphát triểncủa các tế bàocơ vânvà có thểlà một yếu tốquan trọng trong việcduy trìkhối lượngcơ bắpkhi lão hóa.Sự suy giảm nhanh chóng của estrogen theo tuổi ở phụ nữ sau mãn kinh và giảm dần của testosteron ở nam giới lớn tuổi dẫn đến giảm khối lượng cơ và sức mạnh cơ bắp.
Ngoài ra tồn tại tương quan nghịch giữa nồng độ hormon tuyến thượng thận dehydroepiandrosteron sulfat (DHEA-s) và HCDBTT. Sự suy giảm của nồng độ DHEA-S và IGF-1 theo tuổi gây suy ra thiếu hụt lớn trong trong sức mạnh, sức chịu đựng, giảm cân, tốc độ đi bộ, và hoạt động thể chất. Hơn nữa DHEA-S có tác dụng ngăn chặn tình trạng viêm gây ra bởi yếu tố hạt nhân kappa B(NFKB).Do đó, nồng độ của DHEA-S giảm có thể góp phần làm tăng tình trạng viêm mạn tính và cuối cùng gây ra HCDBTT.
Rối loạn điều hòa quá trình đông máu
Sự hoạt hóa quá mức của hệ thống đông máu có liên quan đến lão hóa [33] suy giảm chức năng, và tăng tỷ lệ tử vong , dẫn đến giả thuyết cho rằng dấu ấn sinh học của đông máu ( D-dimer, yếu tố VIII, và fibrinogen) và hủy fibrin (tissue-type plasminogen activator [t-PA]) là dấu hiệu quan trọng trong cơ chế sinh lý sự phát triển của HCDBTT.
Các nghiên cứu cho thấyD-dimer, fibrinogen, chất ức chếhoạt hóaplasminogen(PAI) -1 vàyếu tố VIIItăng cao theotuổi.Vì vậy,rõ ràng rằngquá trình lão hóacó liên quanvới sự kích hoạt của các dấu ấn đông máu.Trên thực tế đáng chú ý làtỷ lệhuyết khối tĩnh mạchvàtắc nghẽn mạch phổităng đáng kểtrongngười cao tuổi.
Các nghiên cứu cho thấyIL-6cũng đóng mộtvai trò quan trọngtrongtổng hợp vàgiải phóngfibrinogen, yếu tố mô,yếu tốVIIIvà tiểu cầutừ nhiềumô.Ngược lại,D-dimer được biếtcó khả năng kích thíchsự tổng hợp vàgiải phóngcác cytokin tiền viêm, bao gồm IL-6và bạch cầu đơn nhânmáu ngoại vi.Như vậy quá trình viêm và đông máucó khả năng tạo thành một vòng xoắn tương tác với nhau.
Rối loạn điều hòa chuyển hóa
Sự gia tăngtình trạng kháng insulin xảy ra cùng với quá trình lão hóa,dẫn đến sự suy giảm hấp thu glucose của cơ xương.Barzilay và các cộng sự đưa ra kết quả về mối liên hệ giữa kháng insulin và tăng nguy cơ 1,5 lần mắc HCDBTT. Nghiên cứu của Abbatecola và cộng sự cũng mô tả mối quan hệ giữa kháng insulin cao và dấu hiệu lâm sàngcủa HCDBTT, chẳng hạn như suy yếu cơ xương, cácvấn đề về di động chi dưới, và suy giảm nhận thức. Do đó kháng insulin được đề xuất như một rối loạn trao đổi chất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến HCDBTT. Sự thay thế dần các mô nạc bằng mỡ là một trong những nguyên nhân gây ra kháng insulin tăng và không dung nạp glucose ở những người lớn tuổi.Do đó, các biện pháp can thiệp trong tương lai nhằm điều chỉnh kháng insulin có một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn hoặc ít nhất là làm chậm các đợt tiến triển thành HCDBTT.
Ngoài ra, tình trạng sản xuất dư thừa cortisol mạn tính để đáp ứng với các yếu tố căng thẳng có thể dẫn đến ức chế chức năng miễn dịch, tăng tình trạng kháng insulin, tăng khối lượng mô mỡ và mất khối lượng nạc.
Rối loạn điều hòa hệ miễn dịch
Hệ thốngmiễn dịch tự nhiênlàtuyến phòng thủ đầu tiên chống lạichấn thươngvà nhiễm khuẩnở hầu hết cácsinh vậtsống. Như đã thảo luậntrong các phần trước, các nghiên cứu cho thấy có sự giatăngtổng sốbạch cầu, số lượngbạch cầu trung tínhvàbạch cầu đơn nhâncũng như tăng đáng kể bạch cầu đơn nhân/đại thực bàoqua trung gianviêmkích hoạtmiễn dịchtrong HCDBTT đãcung cấpbằng chứng gợi ýhội chứng nàyliên quan đếnrối loạn điều hòamiễn dịch tự nhiên.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy mối liên quan giữa HCDBTT và miễn dịch thích ứng. Bằng chứngtừ một nghiên cứuđánh giámối quan hệ giữa tế bàoTvà tử vong ởphụ nữ lớn tuổiởcộng đồngcho thấyphụ nữ cao tuổi có hội chứng nàycó số lượngcao hơn đáng kểCD8 so vớiphụ nữ khôngcó hội chứng này.
Sự thay đổi của tế bào lympo B trong HCDBTT đến nay còn hạn chế.
Cấp độ 3 – Suy yếu hệ thống
Thay đổi trên hệ cơ- xương- khớp và nhận thức thần kinh là những thành phần quan trọng của HCDBTT trong các tài liệu nghiên cứu và đại diện cho suy giảm ở mức độ cao trong chuỗi các sự kiện sinh lý bệnh.
Suy yếu hệ thống cơ xương
Teo cơ người già (Sarcopenia) xuất hiện cùng với quá trình lão hóa và là một trong những thành phần chính trong kiểu hình của HCDBTT trong nhiều nghiên cứu. Teo cơ người già là hậu quả nặng nề cho người cao tuổi vì nó gắn liền với nguy cơ suy giảm chức năng và tàn tật. Sự mất khối lượng cơ theo tuổi không diễn ra đơn độc mà được gắn kết chặt chẽ với sự tăng khối lượng mỡ. Sự gia tăng khối lượng mỡ và giảm khối lượng cơ bắp có thể phối hợp với nhau và dẫn đến teo cơ béo phì (Sarcopenic obesity). Trong nghiên cứu gồm 923 đối tượng tham gia từ 65 tuổi trở lên cho thấy những đối tượng có HCDBTT có mật độ và khối lượng cơ bắp thấp hơn, khối lượng chất béo cao hơn những đối tượng không có hội chứng này. Teo cơ béo phì đặc biệt đáng lo ngại vì nó gắn liền với kết quả chức năng tồi tệ hơn và gần như tăng gấp đôi nguy cơ mất di động trong 2,5 năm theo dõi.
Trong nghiên cứu của Koster và cộng sự cho thấy lượng mỡ dư thừa trong cơ thể là một yếu tố quyết định mạnh mẽ của suy giảm chức năng thể chất ở người lớn tuổi. Quan trọng hơn, chất béo ở người lớn tuổi là ưu tiên tích lũy phân bố trung tâm, do đó là một yếu tố nguy cơ lớn đối với rối loạn chuyển hóa.
Suy yếu hệ thống nhận thức- thần kinh
Các nghiên cứu gần đây tập trung vào mối quan hệ giữa HCDBTT và chỉ số nhận thức thần kinh bao gồm một loạt các biện pháp như nhận thức, suy giảm cảm giác (ví dụ, giảm thị giác hay giảm khả năng nghe), và các yếu tố tâm lý (trầm cảm). Suy giảm nhận thứccó khả năng dự báo những kết quả bất lợi cho sức khỏe đối với những đối tượng có HCDBTT như mất trí nhớ,suy giảm chức năng,tăng tái nhập viện , điều trị lâu dài trong các trại dưỡng lão và tử vong.
Suy giảm giác quan, chẳng hạn như suy giảm chức năng thị giác, cũng liên quan đến gia tăng tỷ lệ tử vong ở người lớn tuổi. Nghiên cứu theo chiều dọc cho thấy các đối tượng lớn tuổi giảm thị giác, thị lực có nguy cơ tử vong tăng 70% so với người không suy giảm thị lực.
Rối loạn cảm xúc (trầm cảm) cũng là một chỉ số nhận thức thần kinh dự đoán khuyết tật chức năng ở người cao tuổi và đã được đề xuất như một thành phần của HCDBTT.
Hình 4.1.Mô hình sự phát triển của HCDBT
Lâm sàng
HCDBTT là sự kết hợp của rất nhiều lĩnh vực khác nhau, tùy thuộc vào tiêu chuẩn chẩn đoán của từng tác giả, bao gồm:yếu cơ, mệt mỏi, rối loạn thăng bằng, sụt cân, hoạt động thể chất thấp, giảm xử lý và thực hiện vận động, cách ly xã hội, thay đổi nhận thức nhẹ và tăng khả năng bị tổn thương với những yếu tố căng thẳng. Trong đó sự kết hợp không vận động và giảm cân là quan trọng trong dự báo tình trạng khuyết tật và tử vong. Một báo cáo về sự đồng thuận của một nhóm các nhà nghiên cứu Italy và Hoa Kỳ ủng hộ các tiêu chí để xác định HCDBTT về thể chất được dựa trên suy yếu trong lĩnh vực sinh lý bao gồm: di động, sự cân bằng, sức mạnh cơ bắp, xử lý vận động, nhận thức, dinh dưỡng, sức chịu đựng và hoạt động thể chất. Hiện nay các tiêu chuẩn chẩn đoán HCDBTT của Fried và cộng sự được nhiều tác giả đồng tình và áp dụng, tiêu chuẩn này được xác định bởi sự hiện diện của ba hoặc nhiều hơn trong số năm tiêu chí sau đây: sụt giảm cân không chủ ý, tự cảm thấy kiệt sức, yếu cơ lực, tốc độ đi bộ chậm và hoạt động thể chất thấp.
Các triệu chứng lâm sàng này đại diện cho tình trạng suy dinh dưỡng, teo cơ người già, loãng xương, mất cân bằng và rối loạn dáng đi. Kiểu hình của hội chứng này là độc lập dự báo trong vòng ba năm cho sự cố té ngã, giảm nhanh chóng di động hoặc giảm hoạt động sống hàng ngày (ADL), tái nhập viện và tử vong.
Bên cạnh các tiêu chuẩn đánh giá HCDBTT dựa trên các triệu chứng và dấu hiệu về thể chất còn có các thành phần quan trọng khác như tâm trạng, nhận thức, khiếm khuyết giác quan và các khía cạnh kinh tế – xã hội – cuộc sống của người cao tuổi.
Cận lâm sàng
HCDBTT có liên quan mật thiết với quá trình viêm, đông máu, rối loạn điều hòa nội tiết tố và trao đổi chất. Do đó, các dấu ấn sinh học của hội chứng cũng có liên quan với các dấu ấn của các quá trình này, bao gồm sự tăng cao của IL-6, CRP, fibrinogen, yếu tố VIII, D-dimer và đề kháng insulin, cũng như sự suy giảm của IGF-1, dehydroepiandrosteron (DHEAS), nồng độ 25-hydroxy-vitamin D (25 OHD) trong huyết thanh.
Một số tiêu chuẩn đánh giá hội chứng dễ bị tổn thương
Hiện nay, tiêu chuẩn đánh giá HCDBTT trên người cao tuổi vẫn chưa được thống nhất. Các nhà lão khoa đã nghiên cứu và xây dựng rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau để chẩn đoán hội chứng này, tuynhiên mục đích cuối cùng vẫn là dự báo những kết quả bất lợi trong sức khỏe người cao tuổi.
Thang điểm hcdbtt edmonton (edmonton frail scale)
Thang điểm HCDBTT Edmonton được thiết lập dựa trên mười lĩnh vựcvới ưu điểm là đánh giá HCDBTT trên cả lĩnh vực hỗ trợ về mặt xã hội, đây là một thang điểm có giá trị, đáng tin cậy vàkhả thiđể sử dụngthường xuyênbởikhông cần người có chuyên môn sâu về lão khoa.
Nhiều nghiên cứu áp dụng thang điểm này trên các cộng đồng khác nhau cũng chứng minh tính khả dụng, có giá trịvà đáng tin cậyđể đánh giá hội chứng dễ bị tổn thương ở người cao tuổi, đồng thời hữu íchcho các chuyên giay tế,trong nghiên cứu vàtrongthực hành lâm sàng.
Bảng 7.1: Thang điểm HCDBTT Edmonton
Lĩnh vực |
Đánh giá |
0 |
1 |
2 |
Nhận thức |
Xin hãy tưởng tượng vòng tròn này là 1 chiếc đồng hồ. Xin Ông/ Bà vui lòng đánh số giờ vào vị trí đúng và sau đó hãy vẽ kim đồng hồ chỉ 11 giờ 10 phút |
Không có lỗi |
Lỗi nhỏ về khoảng cách |
Các lỗi khác |
Tình trạng tổng quát |
Trong năm vừa rồi Ông/ Bà nhập viện mấy lần? Nhìn chung, Ông/ Bà cảm thấy tình trạng sức khỏe của mình như thế nào? |
0
Rất tốt/ Tốt |
1-2
Trung bình |
>2
Xấu |
Sự độc lập về chức năng |
Ông/ Bà có cần giúp đỡ về: Nấu ăn Đi chợ, mua sắm Đi lại Gọi điện thoại Vệ sinh nhà cửa Giặt giũ Quản lý tiền bạc Dùng thuốc |
0-1 |
2-4 |
5-8 |
Sự hỗ trợ về mặt xã hội |
Khi Ông/ Bà cần sự giúp đỡ, Ông/ Bà có thể nhờ được ai đó sẵn lòng giúp được mình không? |
Luôn luôn |
Thỉnh thoảng |
Không bao giờ |
Vấn đề dùng thuốc |
Ông/ Bà có dùng từ 5 loại thuốc trở lên mỗi ngày không? Thỉnh thoảng Ông/ Bà có quên uống thuốc không? |
Không
Không |
Có
Có |
|
Dinh dưỡng |
Gần đây Ông/ Bà có sụt cân đến mức cảm thấy quần áo trở nên rộng hơn trước không? |
Không |
Có |
|
Tâm trạng |
Ông/ Bà có hay cảm thấy buồn hay trầm cảm không? |
Không |
Có |
|
Vấn đề tiểu tiện |
Ông/ Bà có bị tiểu không tự chủ không? |
Không |
Có |
|
Hoạt động thể lực |
Mời Ông/ Bà ngồi lên chiếc ghếnày vớilưngvà cánh tay ông/bà nghỉ ngơi.Sau đó, khitôi nói “Đi”, xin vui lòngđứng lên vàđi bộvới tốc độan toàn vàthoải máiđến vạch đã đánh dấu trên sàn nhà(khoảng 3mđi), sau đó quay trở lạighế vàngồi xuống. |
0–10 s |
11–20 s |
Một trong số động tác >20 giây, |
Tổng điểm là 17 điểm và bệnh nhân có hội chứng dễ bị tổn thương khi ≥7/17 điểm.
Kiểu hình của hội chứng dễ bị tổn thương(phenotype of frailty)
FFI đã được Fried và đồng nghiệpđề xuấtgồm năm tiêu chí: sút cân không chủ ý, tình trạng yếu cơ, sức bền và năng lượng kém, sự chậm chạp, và mức hoạt động thể lực thấp.HCDBTT xác định theo tiêu chí của Fried ngày càng nhận được sự đồng thuận ngày càng cao của các nhà khoa học, thống nhất đây là một hội chứng lâm sàng bao gồm nhiều dấu hiệu và triệu chứng. Bên cạnh đó lý thuyết của tác giả đưa ra tạo điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu cơ chế sự phát triển của hội chứng này.
Khi đối tượng nghiên cứu đáp ứng ba trong số năm tiêu chí thì xác định là có HCDBTT, từ một đến hai tiêu chí là tiền HCDBTT (Pre-frailty), bệnh nhân không có tiêu chí nào là không có HCDBTT .
Sụt cân không chủ ý: giảm 4,5 kg hoặc giảm 5% trọng lượng cơ thể so với năm trước.
Yếu cơ lực : cơ lực tay thấp hơn 20% so với mức cơ bản (đã điều chỉnh theo giới và chỉ số khối cơ thể).
Bảng 7.2: Bảng quy đổi cơ lực tay theo giới và chỉ số khối cơ thể:
Nữ |
Nam |
||
BMI |
Cơ lực (kg) |
BMI |
Cơ lực (kg) |
≤23 |
≤17 |
≤24 |
≤29 |
23,1-26 |
≤17,3 |
24,1-26 |
≤30 |
26,1-29 |
≤18 |
26,1-28 |
≤31 |
>29 |
≤21 |
>28 |
≤32 |
Ví dụ: Đối tượng nghiên cứu là nữ, có chỉ số khối cơ thể ≤ 23 và cơ lực tay ≤ 17 kg thì tính là một tiêu chí của HCDBTT
Sức bền và năng lượng kém:Tự cảm thấy rằng phải gắng sức để làm mọi việc trong tuần qua với tần suất ≥3 ngày trong tuần.
Sự chậm chạp: Đánh giádựa trên thời gian đi bộ 15 bước (4,57m) với tốc độ bình thường.Thời gian đi bộ (tính theo giây) được so sánh với mức cơ bản đã điều chỉnh theo giới tính và chiều cao. Nếu thời gian đi bộ lớn hơn 20% mức cơ bản cũng như những đối tượng không thể thực hiệncácbài kiểm trađược tính là một tiêu chí cho HCDBTT.
Bảng 6.3: Bảng quy đổi thời gian đi bộ theo giới tính và chiều cao:
Nữ |
Nam |
||
Chiều cao (cm) |
Thời gian đi bộ (s) |
Chiều cao (cm) |
Thời gian đi bộ (s) |
≤ 159 cm |
≥ 7 giây |
≤ 173 cm |
≥ 7 giây |
> 159 cm |
≥ 6 giây |
≥ 6 giây |
Ví dụ: Đối tượng nghiên cứu là nữ, có chiều cao nhỏ hơn 159 cm và thời gian đi bộ 15 bước từ 7 giây trở lên hoặc không thể đi bộ được thì tính là một tiêu chí của HCDBTT
Hoạt động thể lực thấp:Hoạt động thể lực được tính bằng tổng số kilocalo tiêu hao trong mỗi tuần dựa trên phiên bản ngắn của bộ câu hỏi các hoạt động Minnesota leisure time physical activityQuestionnaire. Nếu hoạt động thể lực
Nam:
Nữ:
Thử nghiệm đi bộ 4m
AbellanvanKanvà cộng sự đã chứng minh rằngtốc độ đi bộmột quãng đường 4m thấpdưới 0,8m/scó liên quan đến kết quả bất lợi đối với người cao tuổi ( khuyết tật, suy giảm nhận thức, phải điều trị trong các nhà dưỡng lão, té ngã, vàtử vong).Do vậy đâycó thểlà một công cụnhanh chóng, an toàn, rẻ tiền vàcó độ tin cậy để đánh giá HCDBTT.
Một số biện pháp phòng ngừa hội chứng dễ bị tổn thương
HCDBTT là tình trạng tiến triển bắt đầu bằng một giai đoạn tiền lâm sàng, do đó có nhiều cơ hội để phát hiện sớm và ngăn ngừa hội chứng này [90]. Lebel và cộng sự đề xuất một cách tiếp cận chống lại HCDBTT bằng sáu chế độ khác nhau: chế độ ăn uống thích hợp với đầy đủ protein, vitamin và chất khoáng; thường xuyên tập thể dục, luyện tập một mình hoặc theo nhóm, chẳng hạn như đi bộ, khiêu vũ, tập thể dục cân bằng vận động và nâng tạ; theo dõi thường xuyên kỹ năng cơ bản của cá nhân, chẳng hạn như đi bộ, cân bằng và nhận thức; phòng ngừa nhiễm khuẩn do cúm, phế cầu khuẩn và vắc-xin herpes zoster; đề phòng các yếu tố căng thẳng từ các sự kiện như phẫu thuật, và phục hồi nhanh chóng sau khi sự kiện căng thẳng qua dinh dưỡng và vật lý trị liệu phù hợp.
Hoạt động thể chất đã được nghiên cứu để phòng ngừa, trì hoãn sự hình thành, điều trị và đảo ngược HCDBTT, và đặc biệt là trong teo cơ người già. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng can thiệp phù hợp (ba lần mỗi tuần), dài hạn (sáu tháng), chương trình đa dạng (trong đó bao gồm đào tạo sức đề kháng), cùng với tăng cường lượng protein và các vi chất dinh dưỡng chất lượng cao, có thể có một ảnh hưởng tích cực hạn chế sự thành lập và tiến triển hội chứng dễ bị tổn thương ở người lớn tuổi, có hoặc không có suy giảm nhận thức.
Biện pháp can thiệp thuốc bao gồm hormon đồng hóa (ví dụ megestrol, chất kích thích bài tiết hormon tăng trưởng, testosteron và DHEA). Thử nghiệm lâm sàng cho thấy trong trường hợp không có tập thể dục, các cơ bắp có xu hướng tăng khối lượng không có hiệu lực về sức mạnh hoặc chức năng; Hơn nữa, tác dụng phụ của nó đã hạn chế tính khả thi. Tương tự như vậy, thử nghiệm lâm sàng với erythropoietin, đồng vận thụ thể β2-adrenergic, ức chế men chuyển angiotensin và 3-hydroxy Reductase coenzym A3-methylglutaryl (statin) đã không chứng minh được lợi ích rõ ràng.
Việc sử dụng các chiến lược đa phương đánh giá, phòng ngừa, can thiệp bao gồm kết hợp hoạt động thể chất, dinh dưỡng, tâm lý, y học, sử dụng thuốc, xã hội và môi trường đã chứng minh hiệu quả hơn trong nâng cao chất lượng cuộc sống, tiết kiệm chi phí chăm sóc sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó cũng cần thiết đào tạo chuyên sâu cho các chuyên gia y tế trong bệnh viện về chăm sóc bệnh nhân cao tuổi và tập trung vào công tác phòng HCDBTT.
Tài liệu tham khảo
Hamerman, D., Toward an understanding of frailty.Annals of Internal Medicine, 1999. 130(11): p. 945-50.
Heineman, J.M., Hamrick-King, J., & Sewell, B. S, Review of the aging of physiological systems. 2010. 172–177.
Kanapuru, B. and W.B. Ershler, Inflammation, coagulation, and the pathway to frailty.American Journal of Medicine, 2009. 122(7): p. 605-13.
Heuberger, R.A., The Frailty Syndrome: A Comprehensive Review,Journal of Nutrition in Gerontology and Geriatrics, 2011. 30(4): p. 315-368.
Linda P. Fried, et al., Frailty in Older Adults: Evidence for a Phenotype,Journal of Gerontology, 2001. 56A.
Xue, Q.L., The frailty syndrome: definition and natural history.Clinics in Geriatric Medicine, 2011. 27(1): p. 1-15.