XOA BÓP PHÒNG CHỐNG LOÉT TRONG CÁC BỆNH THẦN KINH (1 NGÀY)
Đại cương
Phòng chống loét là công việc quan trọng nhất trong chăm sóc người bệnh.
Loét có thể được hình thành rất nhanh trong vòng 2 – 4 giờ đầu ở những vùng bị tì đè liên tục.
Hoại tử da và dưới da do da bị chèn ép trong thời gian dài dẫn đến da không được nuôi dưỡng dẫn đến loét. Nếu để lâu dẫn đến nhiễm khuẩn, tổn thương sâu.
Chỉ định
Người bệnh hôn mê, tai biến mạch máu não, liệt tứ chi.
Chấn thương sọ não, sau phẫu thuật thần kinh.
Liệt hai chân do tổn thương tủy sống (viêm tủy, ép tủy, chấn thương gây đứt ngang tủy…).
Chống chỉ định
Không có chống chỉ định.
Chuẩn bị
Người thực hiện
Một điều dưỡng viên.
Phương tiện, dụng cụ, thuốc
02 chậu nước ấm 370– 400C.
Xà phòng tắm hoặc dung dịch tắm Povidine 4%, Sanyrène, găng tay.
Khăn bông to 01 chiếc, khăn bông nhỏ 02 chiếc.
Khăn đắp để phủ lên cơ thể người bệnh tránh lạnh và đảm bảo sự kín đáo cho người bệnh trong khi lau rửa.
Tấm lót loại to bản (lót dưới mông người bệnh), tấm nilon to.
Ga trải giường, gối kê.
Đệm nước hoặc đệm hơi, bình phong.
Người bệnh
Điều dưỡng: thăm hỏi người bệnh, giới thiệu tên, chức danh của mình.
Thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người nhà biết về kỹ thuật.
Hồ sơ bệnh án
Có kèm theo phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh.
Các bước tiến hành
Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra người bệnh
Đối chiếu với hồ sơ bệnh án.
Thực hiện kỹ thuật
Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang
Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh
Tắt quạt, đóng cửa, che bình phong
Pha loãng xà phòng hoặc dung dịch Povidine với nước ấm theo chỉ dẫn
Đi găng, trải nilon, đặt người bệnh ở tư thế thích hợp, phủ khăn đắp cho người bệnh
Bộc lộ vùng cần xoa bóp để phòng loét (vùng mông, xương cùng, cột sống, đầu gối, mắt cá, gót chân, khuỷu tay, bả vai)
Lau rửa sạch theo thứ tự: nước → xà phòng (hoặc dung dịch Povidine) đã pha loãng → nước sạch → lau khô → tháo bỏ găng.
Xoa bóp nhẹ nhàng những vùng dễ bị loét với Sanyrène để kích thích tuần hoàn
Đặt tấm lót dưới mông người bệnh
Thay ga trải giường và quần áo cho người bệnh (nếu cần), giữ ga giường luôn khô, sạch và phẳng, tránh làm cộm lưng người bệnh
Giúp người bệnh trở lại tư thế thoải mái, lót gối ở vai nếu người bệnh nằm nghiêng, đắp chăn cho người bệnh
Thu dọn dụng cụ, rửa tay
Ghi phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh
Ngày, giờ thực hiện, tình trạng da người bệnh, tên điều dưỡng thực hiện.
Theo dõi
Luôn kiểm tra và theo dõi vùng bị đè ép sau mỗi lần lăn trở và sau mỗi ngày để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo loét.
Khi người bệnh đã có vết loét thì phải tiến hành chăm sóc vết loét sớm.
Tai biến và xử trí
Tai biến
Tổn thương da do xoa bóp mạnh, không đúng kỹ thuật.
Xử trí
Điều chỉnh lại thao tác kỹ thuật của điều dưỡng, tránh xoa bóp vào những vùng da đã bị tổn thương.
Lưu ý:
Để làm giảm hoặc loại bỏ lực đè ép, kích thích tuần hoàn
Xoa bóp đúng kỹ thuật và thay đổi tư thế thường xuyên (2 giờ/lần) là biện pháp cơ bản nhất để phòng tránh loét, loại bỏ trọng lực giúp tái lập tuần hoàn cho các mô phục hồi tốt hơn.
Người bệnh nên được đặt nằm cả ở 4 tư thế (nghiêng 2 phía, sấp, ngửa), trừ khi có chống chỉ định.
Cho người bệnh nằm đệm nước hoặc đệm hơi ngay từ những giờ đầu có thể.
Tập vận động chủ động và thụ động 2-3 lần/ngày cho người bệnh (nếu tình trạng bệnh cho phép) để tăng cường lực cơ, da và mạch máu.
Chăm sóc và vệ sinh da
Thường xuyên vệ sinh da cẩn thận để giữ da luôn khô và sạch.
Nên vệ sinh da bằng xà phòng trung tính và lau khô bằng khăn mềm:
Với trường hợp da luôn ẩm sau khi lau khô bằng khăn mềm ta xoa bột tal hoặc phấn rôm.
Trường hợp da khô: sau khi lau khô nên dùng kem dưỡng da để duy trì độ ẩm cần thiết cho da (sử dụng loại kem dưỡng không gây kích ứng da người bệnh).
Dinh dưỡng đúng và đủ
Cũng rất quan trọng giúp phòng ngừa loét hiệu quả.
Tài liệu tham khảo
“Dự phòng, chăm sóc và điều trị mảng mục”. Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh, tập II, trang 36 – 38. NXB Y học 2004.
Prevention of pressure ulcers. Stroke Northumbria: Stroke care guideProfessional version, p 76 – 80. May 2003.
“Basic Personal Care Skills: giving a back rub”. Long – Term Care Companion: Skills for the Certified Nursing Assistan. First Edition, p 169-172. 1995 .
Mills, Elizabeth Jacqueline: Skin Care. Nursing Procedures, 4th Edition, p 666 – 673. Copyright ©2004 Lippincott Williams &Wilkins.