Dịch: BS. Hoàng Anh Thảo Vy
Liệt ruột
Gợi ý khi không dung nạp thức ăn
Triệu chứng: không đi tiêu, không có nhu động ruột, không xì hơi
Bụng chướng tăng dần
Xử trí:
XQ bụng để loại trừ các nguyên nhân thực thể
Nhét hậu môn Glycerin
Điều chỉnh rối loạn điện giải nếu có hạ Kali
Nhịn ăn đến khi có nhu động ruột bình thường và giảm chướng bụng
Loét do stress
Tất cả bệnh nhân đều được đặt sonde dạ dày mũi thường qui trước phẫu thuật
Ống sonde dạ dày được dẫn lưu từ đầu cho đến khi bắt đầu cho ăn lại (và theo dõi xem có xuất huyết tiêu hóa trên hay không)
Sucralfate được dùng phòng ngừa cho tất cả bệnh nhân sau mổ cho đến khi bệnh nhân bắt đầu ăn lại
Liều: 0-2 tuổi: 250mg; 3-12 tuổi: 500mg; > 12 tuổi: 1g mỗi 6-8g.
Có thể gây ngộ độc Aluminium trong suy thận mãn
Ranitidin 1mg/kg/liều mỗi 6-8h, tiêm mạch chậm
Dùng cho bệnh nhi XHTH do dùng aspirin
Là thuốc phải chỉnh liều khi có suy thận
Pantoprazole: 1mg/kg/ngày
Antacid đường uống cũng được dùng (nếu bệnh nhân đang dùng aspirin hay ibuprofen)
Vàng da
Vàng da thường gặp với tỉ lệ 2-9% ở bệnh nhân trong giai đoạn sớm sau mổ, có thể tăng bilirubin huyết thanh, bình thường, hay tăng enzyme huyết thanh. Điều trị ban đầu ở trẻ non tháng khi Bilirubin ở mức 8-10 mg và ở trẻ đủ tháng là trên 10-12mg.
Tránh dùng thuốc độc gan.
Viêm ruột hoại tử
Do thiếu máu cục bộ: đa số ở bệnh nhân dưới 1 tuổi sau DHCA (deep hypothermic circulatory arrest, trong phẫu thuật tim). Chú ý tất cả bệnh nhi non tháng, giảm tưới máu hệ thống, tăng tuần hoàn phổi (trước và sau mổ)
Dấu hiệu lâm sàng: bụng chướng đề kháng, giảm nhu động ruột, tiêu phân đen, nhiễm trùng huyết.
X quang: ruột chướng hơi, quai ruột dãn, hơi tự do ở TM cửa, mức dịch trong quai ruột
Điều trị: ngưng ăn đường miệng, dẫn lưu dạ dày
Truyền dịch lượng lớn
Kháng sinh toàn thân: điều trị tấn công các vi khuẩn hiếu khí, kị khí, kháng nấm
Theo dõi monitor sát tình trạng viêm thủng, cảnh báo nguy cơ phẫu thuật
Tiên lượng dè dặt
Xuất huyết tiêu hóa
Loét do Stress: yếu tố nguy cơ là shock tim, phẫu thuật kéo dài, chấn thương
Tương đối không thường gặp
Suy đa cơ quan, nhiễm trùng, ccf và steroid làm tăng nguy cơ
Điều trị nội khoa:
Antacids
Kháng H2: TMC Ranitidin 1mg/kg/ liều mỗi 6-8h hay TTM 2 mcg/kg/phút
Uống 2-4mg /kg/liều, tối đa 300mg mỗi 12h
Sucralfate: vừa là thuốc điều trị, vừa dự phòng, là thuốc được lựa chọn
Ăn đường ruột là biện pháp bảo vệ
Nội soi trong trường hợp điều trị bằng thuốc thất bại.
Trong trường hợp suy đa cơ quan, tiên lượng rất xấu.