Nội dung

Phản xạ nhắm mắt và đo tốc độ dẫn truyền  vận động của dây thần kinh vii ngoại biên

Đại cương

Cung phản xạ: bản chất giống phản xạ giác mạc nhưng có ý nghĩa hơn nhiều vì cho phép ta đánh giá một cách chính xác và tỷ mỷ bằng các con số cụ thể. Cơ chế: kích thích điện vào nhánh VI xung kích thích đi tới nhân dây V, rồi từ nhân dây V đi tới nhân dây VII cùng bên ở hành não gây co cơ mặt cùng bên. Đồng thời có đường dẫn truyền liên hợp từ nhân dây V xuống hành não cùng bên rồi từ đó lại quay lên nhân dây VII cùng bên và đi sang cả bên đối diện.

Chỉ định

Chẩn đoán các tổn thương cơ nằm trên cung phản xạ như: u góc cầu tiểu não (nếu chèn ép vào dây V hoặc dây VII), liệt dây VII ngoại biên, tổn thương dây V nhánh trên ổ mắt (trên đường đi của nó), hội chứng Guillain – Barre, viêm đa dây thần kinh mạn tính.  

Chống chỉ định

Không có.

Chuẩn bị

Người thực hiện

01 bác sĩ và 01 kỹ thuật viên (KTV).

Phương tiện, dụng cụ, thuốc

Vật tư sử dụng trong đo Điện cơ.

STT

Tên kỹ thuật

Nhân lực

Thời gian

 

Vật tư

Đơn

vị tính

Số lượng

1

Phản xạ nhắm mắt

1 Bác sĩ

1 KTV

60 phút

1

Điện cực ghi bề mặt (dùng nhiều lần)

bộ

0.05

2

Điện cực kích thích lưỡng cực

cái

0.01

3

Điện cực tiếp đất

cái

0.005

4

Bông

gói

0.2

5

Cồn sát trùng

Lít

0.01

6

Nước muối sinh lý

lít

0.05

7

Dung dịch Cidex

lít

0.05

8

Găng khám

đôi

2

9

Khẩu trang

cái

2

10

Giấy in A4

gam

0.01

2

Đo tốc độ dẫn truyền vận động dây VII ngoại biên

1 Bác sĩ

1 KTV

30 phút

1

Điện cực ghi bề mặt (dùng nhiều lần)

bộ

0.03

2

Điện cực kích thích lưỡng cực

cái

0.01

3

Điện cực tiếp đất

cái

0.005

4

Bông

gói

0.2

5

Cồn sát trùng

Lít

0.01

6

Nước muối sinh lý

lít

0.05

7

Dung dịch Cidex

lít

0.05

8

Găng khám

đôi

2

9

Khẩu trang

cái

2

10

Giấy in A4

gam

0.01

Khấu hao chung

 

11

Máy điện cơ

1 máy

0,0001

Người bệnh

Người bệnh cần ăn uống trước khi đo.

Bệnh nhi cần phải có khăn, tã lót đầy đủ. 

Người bệnh được thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm thường quy, chuẩn bị tư tưởng, được thông báo và giải thích về cách tiến hành thủ thuật. Hướng dẫn người bệnh phối hợp trong khi ghi điện cơ.

Hồ sơ bệnh án

Cần ghi rõ tên tuổi địa chỉ, giới tính, chẩn đoán lâm sàng, ngày giờ ghi điện cơ.

Các bước tiến hành

Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra người bệnh

Người bệnh ở tư thế thư giãn cơ và chuẩn bị máy (đã được cài đặt sẵn các thông số như tốc độ quét, độ phóng đại, giới hạn tần số cao và thấp).

Thực hiện kỹ thuật

Đặt điện cực ghi ở cơ vòng mi cả hai bên, khi kích thích điện vào một dây thần kinh trên ổ mắt (chỉ ở một bên), sẽ tạo được hai đáp ứng co cơ tách biệt nhau về thời gian, bao gồm một thành phần sớm (gọi là R1) và thành phần muộn (R2). R1 chỉ có cùng bên với kích thích điện nó giống như là một phản xạ của cầu não. Trong khi đó R2 có cả ở hai bên. Đáp ứng R2 được dẫn truyền thông qua một con đường phức tạp,  bao gồm cầu và hành tủy. Với phản xạ nhắm mắt ta khảo sát được dẫn truyền của dây VII, V, và các nhân của chúng cũng như các đường liên hợp trong cầu và hành tủy. 

Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

Nhận xét kết quả: R1 có thể mất hoặc thời gian tiềm tàng kéo dài trong phần lớn các bệnh trên riêng hội chứng Wallenberg R2 thường bất thường khi tổn thương hành não bên.

Tài liệu tham khảo

Vũ Anh Nhị, Lê Minh, Lê Văn Thính, Nguyễn Hữu Công (2010). “Bệnh học Thần kinh – Cơ (Sau Đại học)“. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 245 trang.

Nguyễn Hữu Công (1998). “Chẩn đoán điện và bệnh lý thần kinh – cơ“. Nhà xuất bản Y học, 165 trang.

Nguyễn Hữu Công (2013). “Chẩn đoán điện và ứng dụng lâm sàng“. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 125 trang.

Junkimura (2001). “Electrodiagnosis in diseases of nerver and muscles. Principles practice. 991 pages.