Nội dung

Quy trình kỹ thuật tiêm khớp bàn ngón chân

 

Đại cương

Tiêm khớp bàn ngón chân là một kỹ thuật đưa thuốc vào khớp bàn ngón chân để điều trị trong một số bệnh có chỉ định.

Chỉ định

Trong các trường hợp có bệnh kèm theo dưới ây mà tổn thương khớp bàn ngón chân áp ứng kém hiệu quả dù đã dùng điều trị thuốc toàn thân đúng phác đồ, đúng liều lượng:

Thoái hoá khớp bàn ngón chân.

Viêm khớp dạng thấp có tổn thương khớp.

Bệnh lý cột sống thể huyết thanh âm tính: viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến, viêm khớp mạn tính thiếu niên … có tổn thương khớp bàn ngón chân dai dẳng.

Bệnh gút và bệnh giả gút khác có tổn thương khớp bàn ngón chân.

Một số bệnh hệ thng có tổn thương khớp bàn ngón chân dai dẳng.

Chống chỉ định

Viêm khớp bàn ngón chân nhiễm khuẩn: viêm khớp mủ, lao khớp.

Tổn thương khớp bàn ngón chân do bệnh lý thần kinh, bệnh máu.

Nhiễm khuẩn ngoài da vùng quanh khớp bàn ngón chân, nhiễm nấm… khi tiêm có nguy cơ đưa vi khuẩn, nấm vào trong khớp bàn ngón chân.

Cơ địa suy giảm miễn dịch.

Lưu ý: thận trọng với bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh máu- cần theo dõi sau tiêm ít nhất 60 phút. Chỉ thực hiện thủ thuật khi các bệnh lý trên đã được kiểm soát tốt.

Chuẩn bị

Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật gồm: bác sỹ có chứng chỉ tiêm khớp. 01 điều dưỡng.

Phương tiện: thuốc, bơm tiêm, kim tiêm, găng tay vô khuẩn, săng, bông băng cồn sát khuẩn, băng dán.

Người bệnh: hướng dẫn tư thế bệnh nhân tùy theo vị trí tiêm.

Hồ sơ bệnh án.

Các bước tiến hành

Kiểm tra hồ sơ hoặc đơn thuốc về chỉ định, vị trí tiêm.

Kiểm tra bệnh nhân: Giải thích cho BN về mục đích, tai biến của thủ thuật.

Thực hiện kỹ thuật:

Tư thế bệnh nhân: bệnh nhân ngồi ở trên giường, khớp gi gấp, bàn chân duỗi thẳng.

Y tá:

+ Chuẩn bị thuốc tiêm.

+ Sát trùng vị trí tiêm, trải sang.

+ Quan sát bệnh nhân trong quá trình làm thủ thuật: toàn trạng, những thay đổi bất thường khác.

+ Sau tiêm sát trùng, băng chỗ tiêm, dặn bệnh nhân không cho nước tiếp xúc với vị trí tiêm trong 24giờ, sau 24 giờ mới bỏ băng dính và rửa nước bình thường.

Bác sỹ

+ Sát trùng tay, đi găng vô khuẩn.

+ Xác định vị trí tiêm.

+ Tiến hành tiêm khớp: âm kim thẳng góc với mặt da vào khớp bàn ngón chân từ phía mu bàn chân. Hút thử pitton ra không thấy có máu thì tiêm thuốc vào nhẹ tay là được.

Theo dõi bệnh nhân sau thủ thuật

Chỉ số theo dõi: mạch, huyết áp, tình trạng chảy máu tại chỗ, tình trạng viêm trong 24 giờ.

Tai biến và xử trí

Đau tăng sau khi tiêm 12-24 giờ: do phản ứng viêm màng hoạt dịch với tinh thể thuốc (viêm khớp vi tinh thể), thường khi sau một ngày, không phải can thiệp, có thể bổ sung thuốc chống viêm, giảm đau.

Nhiễm khuẩn do thủ thuật khớp tiêm (viêm mủ): biểu hiện bằng sốt, sưng đau tại chỗ, tràn dịch => điều trị kháng sinh.

Biến chứng muộn: teo da, mất sắc tố da tại chỗ tiêm do tiêm nhiều lần vào một vị trí, hoặc tiêm quá nông. => Lưu ý không để thuốc trào ra khi vị trí tiêm. Nếu đã có tai biến, không cần xử trí gì thêm. Cần báo trước cho bệnh nhân để tránh hoang mang.

Biến chứng hiếm gặp: tai biến do bệnh nhân quá sợ hãi- biểu hiện kích thích hệ phó giao cảm, do tiêm thuốc vào mạch máu hoặc tiêm quá nhanh: bệnh nhân choáng váng, vã mồ hôi, ho khàn, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn…

Xử trí: đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.

 

 

Bộ Y tế, Quy trình kỹ thuật bệnh viện.

Adler. RS, Sofka. CM. “Percutaneousố ultrasound – guided đinjectionsố đin the musculoskeletal”, Ultrasound 2003 Mar; 19(1) 3-12.

Del Cura JL, “ Ultrasound guided therapeutic proceduresố đin the musculoskeletal system”, Curr probl Diagn Radiol 2008 37: 203-218.

Genovese MC.” Joint and soft-tissue đinjection. A useful adjuvant to systemic and local treatment”. Postgrad Med 1998;103:125-134.

Owen DS. “Aspiration and đinjection đof jointsố and soft tissues”. Kelley WN.

Textbook đof rheumatology. 5th ed. Philadelphia: Saunders, 1997:591-608.