Nội dung

Siêu âm tim cấp cứu tại giường

Đại cương

Siêu âm – Doppler tim là thăm dò không xâm nhập (hoặc xâm nhập tối thiểu), có thể thực hiện nhiều lần.

Thông tin thu được nhanh, chính xác

Siêu âm tại giường chỉ nên tập trung vào mục tiêu chính

Siêu âm 2D phối hợp với Doppler cho phép đánh giá được các mục tiêu đặt ra

Từ đó siêu âm tim cấp cứu tại giường cho phép chẩn đoán những tình huống lâm sàng trầm trọng (khi đó người bệnh không thể di chuyển để đi làm siêu âm thường quy tại phòng siêu âm tim)

Chỉ định

Chỉ định của siêu âm tim cấp cứu tại giường là những trường hợp cần lầm siêu âm tim mà tình trạng người bệnh nặng không thể di chuyển đi làm siêu âm tại phòng siêu âm tim được. 

Ví dụ một số chỉ định như sau:

Nghi ngờ tràn dịch màng ngoài tim,  ép tim.

Trường hợp ngừng tuần hoàn

Nghi ngờ phình tách động mạch chủ

Tình trạng thiếu oxy không đáp ứng điều trị

Tình trạng Shock.

Thực hiện thủ thuật tại giường dưới hướng dẫn của siêu âm: chọc dịch màng tim dưới hướng dẫn của siêu âm,…

Chống chỉ định

Siêu âm tim qua thành ngực không có chống chỉ định

Tuy nhiên siêu âm tim qua thành ngực sẽ khó khăn cho việc đánh giá kết quả nếu hình ảnh mờ

Siêu âm tim qua thực quản sẽ khắc phục được hạn chế của siêu âm qua thành ngực khi hình ảnh siêu âm qua thành ngực không rõ. Tuy nhiên siêu âm tim qua thực quản có một số chống chỉ định như sau:

Các bệnh lý thực quản: Hẹp thực quản, mới phẫu thuật thực quản,…

Tia xạ trung thất

Bệnh lý cột sống cổ nặng nề.

Chuẩn bị 

Người thực hiện

01 bác sỹ được đào tạo về siêu âm tim

01 điều dưỡng

Phương tiện

Máy siêu âm có chương trình siêu âm tim, có đủ các phương thức siêu âm như 2D, TM, Doppler xung, liên tục và màu.

Có đầu dò siêu âm tim qua thành ngực và qua thực quản

Máy in ảnh đi kèm với máy siêu âm

Giấy ảnh, gel

Siêu âm qua thực quản cần thêm: Lidocain dạng xịt, lidocain dạng gel, thuốc tiền mê,…

Găng tay, mũ, khẩu trang, …

Người bệnh

Siêu qua thành ngực: nếu người bệnh tỉnh táo chỉ cần giải thích để người bệnh yên tâm

Siêu âm qua thực quản: Tôn trọng các chống chỉ định. Nếu người bệnh đang dùng thuốc an thần thì có thể tiến  hành làm được ngay. Nếu người bệnh đang tỉnh thì dùng thuốc tiền mê như Midazolam,…

Các bước tiến hành

Siêu âm tim qua thành ngực

Điều dưỡng đưa máy siêu âm đến tại giường người bệnh, bật máy,

Bác sỹ tiến hành làm siêu âm tim: 

Bác sỹ thực hiện các mặt cắt cơ bản (Trục dài, trục ngắn cạnh ức trái, mặt cắt 4 buồng, 2 buồng, 5 buồng tim từ mỏm, các mặt cắt trục ngắn, các mặt cắt dưới sườn, trên hõm ức,…), dùng các kiểu siêu âm TM, 2D, Doppler xung, liên tục, màu. Siêu âm tim cấp cứu tại giường tuỳ từng người bệnh mà tập trung vào các mục tiêu khác nhau, tuy nhiên  nên tập trung vào các mục tiêu chính như:

Chẩn đoán tràn dịch màng tim, ép tim.

Xem mức độ giãn thất phải, đo áp lực động mạch phổi.

Đánh giá rối loạn vận động vùng và chức năng thất trái

Đo kích thước tĩnh mạch chủ dưới và nhận định

Đánh giá các van tim.

Đánh giá động mạch chủ

Sau khi thực hiện siêu âm xong, bác sỹ ghi kết quả siêu âm.

Sau khi kết thúc siêu âm, điều dưỡng tắt máy siêu âm, lau người người bệnh, lau đầu dò siêu âm và đưa máy siêu âm về phòng bảo quản máy.

Siêu âm tim qua thực quản

Người bệnh nhịn đói 4h trước khi làm thủ thuật

Giải thích cho người bệnh về lợi ích của siêu âm qua thực quản nếu người bệnh tỉnh.

Kiểm tra xem người bệnh có dị ứng với thuốc (lidocain ) không.

Tháo răng giả tháo lắp và kính của người bệnh.

Đặt đường truyền tĩnh mạch

Tiền mê (nếu thấy cần thiết)

Bác sỹ tiến hành làm siêu âm tim qua thực quản và ghi kết quả

Sau khi làm xong bác sỹ hoặc điều dưỡng tiếp tục theo dõi người bệnh khoảng 30 phút, điều dưỡng rửa đầu dò siêu âm, treo vào nơi quy định, đưa máy siêu âm về phòng máy.

Theo dõi 

Siêu âm tim qua thành ngực: Không cần theo dõi gì đặc biệt

Siêu âm qua thực quản: Sau khi làm siêu âm cần theo dõi người bệnh khoảng 30 phút: Theo dõi ý thức, nhịp tim, huyết áp,….

Tài liệu tham khảo

Đỗ Doãn Lợi, Nguyễn Lân Việt (Bệnh Viện Bạch mai, Bộ Y Tế) (2012),Siêu âm Doppler tim (Sách phục vụ đào tạo liên tục). Nhà xuất bản Y học.

Sherif F. Nagueh, Christopher P. Appleton, Thierry C. Gillebert, et al

(2009). GUIDELINES AND STANDARDS. Recommendations for the Evaluation of Left

Ventricular Diastolic Function by EchocardiographyRDS. Journal of the American Society of Echocardiography; 22 (2): 107 -132.

Writing Committee: John S. Gottdiener, James Bednarz, Richard

Devereux (2004). AMERICANSOCIETY OF ECHOCARDIOGRAPHY

REPORT.American Society of Echocardiography Recommendations for Use of Echocardiography in Clinical Trials A Report from the American Society of Echocardiography‟s Guidelines and Standards Committee and The Task

Force on Echocardiography in Clinical Trials. J Am Soc

Echocardiogr;17:1086-1119.