Nội dung

U phì đại lành tính tuyến tiền liệt

Đại cương.

U phì đại lành tính tuyến tiền liệt (UPĐLTTTL) là một bệnh thường gặp ở những người đàn ông cao tuổi, khoảng 20% người đàn ông ≥60 tuổi mắc bệnh UPĐLTTTL. Ở tuổi ngoài 80 thì số người mắc bệnh lên tới 80%.

UPĐLTTTL có nhiều tên gọi khác nhau: u lành tuyến tiền liệt, u tuyến tuyến tiền liệt (Adenomeprostate), u xơ tuyến tiền liệt (Fibroê prostate), u tuyến quanh niệu đạo, u xơ tuyến tuyến tiền liệt. Hiện nay tên của bệnh lý này được nhiều người gọi là: u phì đại lành tính tuyến tiền liệt (Benign Prostatic HyperplasiaBPH).

Có nhiều thuyết nói về sự phát triển của bệnh. Tuy nhiên cho đến nay người ta quan tâm nhiều đến thuyết cho rằng sự phát triển BPH là do giảm nồng độ testosteron trong máu của người đàn ông cao tuổi. Nhưng thuyết được nhiều người đồng tình hơn cả là sự thay đổi mất cân đối của nồng độ men dehydro testosteron (DHT)/nồng độ testosteron trong máu.

Triệu chứng học.

Triệu chứng lâm sàng:

Người đàn ông >50 tuổi.

Có rối loạn tiểu tiện: biểu hiện 2 hội chứng:

Hội chứng kích thích: đái tăng lần về đêm, mỗi đêm đi đái 4 – 5 lần hoặc hơn (lúc đầu) về sau có thể đái tăng lần cả đêm lẫn ngày.

Hội chứng tắc nghẽn: 

Đái khó: phải rặn lâu mới ra được giọt nước tiểu đầu tiên, mỗi bãi đái kéo dài 5 – 10 phút hoặc hơn.

Tia tiểu yếu: đái nhỏ giọt ngay dưới mũi bàn chân, ướt mũi giày.

Thăm trực tràng thấy tuyến tiền liệt to, gianh giới rõ, mật độ chắc, bề mặt nhẵn, mờ hoặc mất rãnh liên thùy, ấn hơi tức.

Diễn biến của bệnh

Người ta dựa vào 2 căn cứ để phân chia giai đoạn của bệnh BPH là:

Lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang sau khi đái.

Biến chứng suy thận.

Ba giai đoạn diễn biến của bệnh BPH là:

Giai đoạn 1: chưa có nước tiểu tồn dư sau khi đái hoặc nếu có thì

Giai đoạn 2: lượng nước tiểu tồn dư sau khi đái >50 ml, giai đoạn mất bù bệnh nhân đi tiểu xong không thấy thoải mái, giai đoạn này dễ gây nhiễm khuẩn niệu.

Giai đoạn 3: mất bù hoàn toàn, không tiểu tiện theo ý muốn, nước tiểu đầy bàng quang tự trào qua cổ bàng quang ra ngoài (đái rỉ, đái nghịch thường), luôn có cầu bàng quang, bí đái mãn tính. Có biến chứng trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản, giãn niệu quản, giãn đài – bể thận và suy thận.

Chẩn đoán.

Chẩn đoán xác định: 

Căn cứ vào các triệu chứng sau:

Người đàn ông cao tuổi >50 tuổi.

Có rối loạn tiểu tiện: đái tăng lần về đêm, có bí đái cấp hoặc mãn; đái khó, tia tiểu yếu. Lưu tốc dòng nước tiểu Qmax

Thăm trực tràng: tuyến tiền liệt to, chắc, mất rãnh liên thùy, không có nhân cứng.

Siêu âm: nếu có đầu dò trực tràng thì càng rõ, cho thấy được kích thước, khối lượng, hình dạng, mật độ của tuyến tiền liệt.

Vallencien (1990) đưa ra công thức tính thể tích tuyến tiền liệt:

                  L x E x H

V (cm3) = —————

                 2

Trong đó          

V: thể tích tuyến tiền liệt (cm3) ≈1g tuyến tiền liệt

L: đường kính ngang (cm); E: đường kính trước sau (cm); H: đường kính dọc (cm).

Chụp UIV: thấy hình móc câu (chụp ở thì thuốc từ niệu quản đổ xuống bàng quang) thấy hình lá lúa + hình ảnh nước tiểu trào ngược từ bang quang lên niệu quản (chụp ở thì bệnh nhân đang đi tiểu) và thấy lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang (chụp sau khi bệnh nhân đi tiểu xong).

Soi bàng quang thấy u tuyến tiền liệt lồi vào lòng bàng quang.

Sinh thiết u tuyến tiền liệt: làm xét nghiệm tế bào xác định rõ tính chất của u.

Hiện nay các thầy thuốc còn lượng hóa triệu chứng: năm 1993, Hội Tiết niệu Mỹ dựng thang điểm, sau đó được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận gọi là thang điểm IPSS (International Prostate Symptom Score). Thang điểm dựa trên 7 triệu chứng, mỗi triệu chứng có từ 0 – 5 điểm, tổng điểm của 7 triệu chứng từ 0 – 35 điểm: 

Mức độ nhẹ

Mức độ vừa 8 – 19 điểm.

Mức độ nặng > 20 điểm.

Ngoài ra các thầy thuốc cũng đánh giá chất lượng sống theo chỉ số Q0L đánh giá ảnh hưởng của BPH đến cuộc sống, người ta sử dụng thang điểm Q0L do Hội nghị Tiết niệu quốc tế năm 1991 khuyến cáo (Q0L: Quality of life). Nếu: 

L: 1 – 2 là nhẹ. 

L: 3 – 4 là trung bình.

L: 5 – 6 là nặng.

Chẩn đoán giai đoạn:

Việc chẩn đoán đúng giai đoạn rất quan trọng vì nó quyết định hướng điều trị.

Chẩn đoán giai đoạn dựa vào 2 căn cứ chính:

Lượng nước tiểu tồn dư trong bàng quang sau khi đái.

Có biến chứng ảnh hưởng chức năng thận hay chưa.

Chẩn đoán phân biệt:

Chẩn đoán phân biệt với các bệnh tại tuyến tiền liệt: viêm tuyến tiền liệt, sỏi tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. Bệnh nhân ung thư TTL thì kháng nguyên đặc hiệu TTL (Prostate Specific Antigen – PSA) tăng rất cao (PSA bình thường ở người trẻ tuổi là 0 – 4ng/ml).

Chẩn đoán với các bệnh khác: hẹp niệu đạo, hẹp cổ bàng quang.

Điều trị.

Dự phòng:

Do căn nguyên chưa rõ ràng nên việc phòng bệnh chủ yếu là dự phòng các biến chứng. Các thầy thuốc khuyên:

Ăn uống điều độ.

Kiêng rượu bia, chất kích thích.

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.

Tập luyện thể dục, thể thao (tăng cường sức cơ thành bụng và cơ tầng sinh môn).

Tránh viêm nhiễm, ứ đọng nước tiểu trong bàng quang.

Bệnh nhân cần chú ý điều trị các bệnh toàn thân khác: đái đường, trĩ, táo bón…

Các phương pháp điều trị:

Có nhiều phương pháp điều trị áp dụng cho từng trường hợp cụ thể: nội khoa, các phương pháp vật lý (áp nhiệt u tuyến tiền liệt, áp lạnh u tuyến tiền liệt, làm bốc hơi u tuyến tiền liệt bằng siêu âm; laser…), hoặc phẫu thuật (nội soi hay mổ mở).

Chỉ định điều trị theo giai đoạn:

Giai đoạn 1: thường áp dụng điều trị nội khoa, tuy nhiên ngày nay người ta có thể mở rộng chỉ định phẫu thuật cắt đốt nội soi ở giai đoạn này.

Giai đoạn 2: đây là giai đoạn phẫu thuật u phì đại lành tính tuyến tiền liệt có thể phẫu thuật cắt đốt nội soi hoặc mổ mở.

Giai đoạn 3: điều trị chống suy thận; khi ổn định sẽ giải quyết u triệt để.

Điều trị nội khoa:

Các thuốc nguồn gốc thảo mộc:

Tadenan viên 25mg, 50mg liều 100 mg/ngày chia 2 lần x 6 tháng.

Permixon viên 80mg, 160mg liều 320 mg/ngày chia 2 lần x 6 tháng.

Các loại thuốc nam như: cao Ban long, bông mã đề, nhục quế, rễ cỏ tranh.

Thuốc tác dụng trên thụ cảm thể α1 – adrenergic:

Xatral 5 mg x 2 viên/ngày chia 2 lần từ 3 – 6 tháng.

Hytrin viên 1 mg, 2 mg ngày 1 viên từ 3 – 6 tháng.

Carduran 2 mg, 1 viên/ngày từ 3 – 6 tháng.

Thuốc tác dụng trên men 5α– reductase: 

Ức chế quá trình chuyển đổi từ testosteron thành DHT (Finasteril). Thuốc này rất đắt, trên thị trường Việt Nam hiện nay ít dùng.

Thuốc kháng sinh chống viêm: 

Có thể dùng nhiều loại kháng sinh khác nhau. Nhưng hiện nay thường dùng các thuốc nhóm quinolon thế hệ 3.

Điều trị upđltttl bằng phương pháp vật lý:

Áp nhiệt UPĐLTTTL.

Áp lạnh UPĐLTTTL.

Làm bốc hơi UPĐLTTTL bằng siêu âm, laser, súng ngắn.

Điều trị ngoại khoa:

Thường áp dụng ở giai đoạn 2 của bệnh UPĐLTTTL.

Có 2 phương pháp phẫu thuật:

Phẫu thuật mở.

Phẫu thuật cắt đốt nội soi UPĐLTTTL qua niệu đạo.

Phương pháp mổ mở:

Phẫu thuật theo phương pháp Hrynstchak.

Phẫu thuật theo phương pháp Milin.

Phẫu thuật theo phương pháp Freyer (hiện nay ít làm).

Phẫu thuật cắt đốt nội soi qua niệu đạo: 

Trên thế giới áp dụng phương pháp này từ năm 1930, tuy nhiên mãi đến thập kỉ 70 mới được phát triển rộng rãi ở nhiều nước.

Hiện nay ở nước ta có nhiều trung tâm y tế từ các bệnh viện tuyến TW đến một số bệnh viện tuyến địa phương đã áp dụng phương pháp này. Chỉ định của phương pháp này thường áp dụng cho các UPĐLTTTL có khối lượng

Lợi ích của phương pháp: chỉ định rộng rãi, ít chảy máu, ít biến chứng, hậu phẫu ngắn ngày, sức khỏe mau hồi phục, tỷ lệ tử vong thấp (

Điều trị chống suy thận: 

Với các bệnh nhân UPĐLTTTL ở giai đoạn 3 cần phải:

Giải thóat nước tiểu tốt, thường dẫn lưu bàng quang trên mu.

Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn.

Truyền dịch, lợi tiểu.

Dùng các thuốc vitamin nhóm B.

Tăng cường nuôi dưỡng với chế độ ăn uống dành cho những người suy thận.

Khi suy thận hết, bệnh UPĐLTTTL sẽ trở về giai đoạn 2, lúc này ta có thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật tùy theo từng trường hợp cụ thể.