Nội dung

Xử trí sơ cứu và cấp cứu một số thương tổn cơ bản vùng đầu – mặt – cổ – cột sống

Sơ lược về giải phẫu và sinh lý của vùng đầu, mặt, cổ, cột sống

Đầu

Da đầu:

Nuôi dưỡng, bảo vệ hộp sọ.

Tóc giữ nhiệt và thải nhiệt cho đầu.

Da và tổ chức dưới da có hệ thống mạch phong phú nuôi da và các cơ dưới mặt.

Lớp galia như cốt mạc rất dai và sát xương, bảo vệ xương.

Xương sọ:

Như một hộp kín bảo vệ não, đó là cơ quan thần kinh trung ương, một cơ quan tối quan trọng chi phối mọi hoạt động của cơ thể cả về tinh thần và thể chất.

Mặt

Mắt:

Phần chính là nhãn cầu:

Có thể đụng dập.

Có thể vết thương thủng nhãn cầu. Trong thủng nhãn cầu có thể có dị vật hoặc không có dị vật.

Có ba nguy cơ khi tổn thương:

Xẹp nhãn cầu- áp lực thay đổi.

Chảy máu làm đục thủy tinh dịch.

Nhiễm trùng.

Phần phụ ngoài nhãn cầu:

Các phần này ảnh hưởng tới thẩm mỹ và ảnh hưởng tới một phần nào của thị lực, gồm:

Mi mắt.

Hốc mắt.

Tuyến lệ.

Các nguyên nhân trên đều gây giảm thị lực và mù lòa.

Tai mũi họng:

Ảnh hưởng tới sức nghe kém, ù tai, chóng mặt.

Họng chấn thương gây khó thở, thực quản khó nuốt.

Ảnh hưởng tới hô hấp, dập sống mũi, chảy máu mũi, chảy máu tai liên quan tới động mạch cảnh ngoài.

Răng hàm mặt:

Gãy xương hàm trên là một loại gãy nặng liên quan tới vỡ nền sọ.

Dễ dò nước não tủy qua mũi gây viêm màng não. Chú ý dễ tụt lưỡi, phải khâu lưỡi bằng chỉ kéo ra ngoài lấy các răng gãy và máu cục lẫn đờm dãi ra dễ gây tắc nghẽn đường thở.

Cổ

Cột sống cổ là phần nối tiếp giữa đầu và cột sống lưng.

Nâng đỡ đầu.

Chứa tủy cổ và dẫn truyền thần kinh trung ương tới các cơ quan ở phía dưới.

Phía trước có thực quản và khí quản.

Hai bên là hai bó mạch cảnh.

Cột sống

Là trụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể.

Chứa tủy sống chi phối toàn bộ cảm giác vận động của tứ chi, các tạng trong bụng, ngực và điều khiển các cơ thắt niệu đạo và hậu môn.

Sơ cứu và cấp cứu các thương tổn

Da đầu

Rách da đầu: chảy máu nhiều, băng ép cầm máu. Trước đó phải làm sạch vết thương ( lấy hết các dị vật trên mặt vết thương trước khi băng).

Nếu lột cả mảng da đầu ra thì phải làm sạch da đầu, nếu đứt tai rời ra hoặc gãy răng thì cũng vậy làm sạch, bỏ vào phích đá chuyển về tuyến trên cùng bệnh nhân để được xử trí ghép lại.

Tụ máu dưới da rộng dễ nhầm với lún sọ: phải hút hết máu tụ, băng ép, chuyển về tuyến sau chụp kiểm tra có lún sọ không.

Sọ não

Hở :

Có thể lòi não hoặc không.

Thường bệnh nhân tỉnh vì không có chèn ép não.

Nếu bệnh nhân mê thì rất nặng.

Việc cần làm:

Việc không được làm:

Lấy dị vật trên mặt não lòi ra.

Đặt miếng gạc sạch lên mặt vết thương.

Băng nhẹ.

Dị vật cứng cắm sâu vào tổ chức não không được rút ra.

Không được bôi thuốc sát trùng vào tổ chức não lòi.

Không dùng que thăm dò khi không thấy não lòi ra.

Không băng ép tổ chức não.

Thống kê đầy đủ các thương tổn để sơ cứu kịp thời các thương tổn phối hợp trước khi chuyển về tuyến trên.

Sọ não kín: có hai khả năng.

Bệnh nhân tỉnh: hỏi chấn thương vào vùng nào của đầu, nơi đó có thấy máu tụ hoặc vỡ xương không, có đau đầu buồn nôn không, cử động chân tay thế nào?

Bệnh nhân mê: hỏi người nhà hoặc người cùng đi đẻ xác định khoảng tỉnh

Khoảng tỉnh

Định nghĩa:

Khoảng tỉnh: là khoảng thời gian để tri giác diễn biến theo hướng xấu đi dần.

Các biểu hiện của khoảng tỉnh:

Tỉnh – mê.

Mê – tỉnh – mê.

Mê – mê chuyển độ ( sâu hơn).

Ý nghĩa khoảng tỉnh:

Có khoảng tỉnh là có máu tụ trong sọ.

Khoảng tỉnh càng ngắn tiên lượng càng nặng và ngược lại.

Từ khi bị mê đi tới khi nào não được giải phóng khỏi chèn ép càng ngắn tiên lượng càng tốt.

Và phải lập bảng theo dõi về tri giác trong quá trình tại hiện trường và chuyển tờ theo dõi này theo bệnh nhân về tuyến trên.

Những vấn đề cần theo dõi khi có chấn thương sọ não kín

Theo dõi tri giác: hôn mê có 15 điểm Glasgow.

Theo dõi dấu hiệu thần kinh khú trú:

Dãn đồng tử cùng bên.

Liệt chi bên đối diện.

Theo dõi thần kinh thực vật:

Mạch chậm, huyết áp tăng.

Thở nhanh, nông, tăng tiết đờm dãi.

Nhiệt độ cao: 39- 40oC

Luôn vã mồ hôi.

Chú ý: phải khám tỉ mỷ không được bỏ sót các thương tổn phối hợp vì bệnh nhân mê không hỏi được nên rất dễ bỏ sót các tổn thương phối hợp thì tỷ lệ tử vong rất cao như chảy máu trong, sốc do gãy xương lớn, gây mạch nhanh huyết áp tụt điều ngược lại với chấn thương sọ não kínnhắc nhở chúng ta xem kỹ để sơ cứu tốt cho bệnh nhân trước khi chuyển. Ví dụ:

Gãy xương đùi, gãy xương chậu, cột sống phải được bất động tốt trước khi vận chuyển, vỡ tạng đặc phải vừa hồi sức vừa vận chuyển.

Dù bất kể chấn thương sọ não kín hay hở, chấn thương vùng đầu vào răng hàm mặt, tai mũi họng gây tăng tiết đờm dãi hoặc dị vật đường thở.

Việc cần làm với bệnh nhân đa chấn thương có chấn thương sọ não:

Phải khai thông đường thở tốt, để bệnh nhân nằm nghiêng để chất nôn và đờm dãi không trào vào phổi gây tắc thở.

Hồi sức tuần hoàn: huyết áp > 90 mmHg mới được vận chuyển về tuyến trên.

Phải được ủ ấm nếu về mùa đông, trời lạnh.

Phải bất động chi và cột sống khi có chẩn đoán chắc chắn hoặc nghi ngờ có chấn thương. Đặc biệt chấn thương đốt sống cổ hay gặp trong chấn thương sọ não.

Mắt

Sơ cứu:

Lấy các dị vật ra khỏi mắt

Rửa nước muối sinh lý vào mắt để trôi các dị vật

Đặt lên mắt miếng gạc sạch, băng lại.

Răng, hàm, mặt

Kiểm tra gẫy xương hàm, đặc biệt xương hàm trên

Chảy máu mũi, rò nước não tủy qua mũi do vỡ nền sọ phải chèn gạc vào lỗ mũi sau

Gẫy răng hoặc tăng tiết đờm dãi và các dị vật nếu có trong miệng phải  móc họng, lấy hết ra để khai thông đường thở, tránh dị vật  và  đờm rãi gây bít  tắc đường thở.

Tai, mũi, họng

Nếu đứt tai phải rửa sạch tai, cho vào phích đá chuyển về tuyến sau cùng bệnh nhân để phục hồi.

Dập sống mũi, chảy máu gây tắc đường thở phải chú ý khai thông đường thở cho bệnh nhân trước khi chuyển về tuyến sau.

Dập khí quản gây khó thở

Dập thực quản gây khó nuốt chúng ta lưu ý phải khai thông đường thở và tạo điều kiện nuốt được thuận lợi.

Cột sống

Chấn thương cột sống:

Có liệt tủy hay không liệt tủy? Tổn thương tủy cổ thì liệt tứ chi. Tổn thương tủy vùng lưng, thắt lưng thì liệt hai chi dưới.

Thăm khám phải chú ý:

Tìm điểm đau khu trú.

Có gồ vùng nào ở cột sống.

Có liệt cảm giác và vận động không và liệt tới đâu: tổn thương tủy cổ thì liệt tứ chi, tổn thương tủy vùng lưng thắt lưng thì liệt hai chi dưới.

Liệt ngay lập tức sau chấn thương thì thường hay đứt tủy, liệt từ từ tăng dần thường do máu tụ chèn ép.

Có bí đái, bí ỉa không? (do liệt cơ tròn).

Chú ý sơ cứu:

Phải chú ý bất động trước khi vận chuyển:

Với đốt sống cổ phải băng bất động với Colier.

Với lưng, thắt lưng phải nằm ngửa trên ván cứng hoặc nằm sấp trên cáng mềm.

Vận chuyển lên cáng tối thiểu cần phải có 5 người: 2 người giữ cáng, 3 người còn lại lần lượt giữ đầu, chân, hông.

Vận chuyển theo kiểu cuốn chiếu hoặc gói nem:

Nằm ngửa trên ván cứng.

Nằm sấp trên cáng mềm.

Nhớ trăn trở nhẹ nhàng để chống loét ở các vị trí: gót, xương cùng, hai bả vai.

Tài liệu tham khảo

N.Ben Hamouda’M.Oddo- Management of patients with servere traumatic brain injury –P.2- Enseigment Superior En Soins Infirmiers-SRLF et Springer –Verlag France 2012.

McKee, A. C. et al. J. Neuropathol. Exp. Neurol. 68, 709-735 (2009)

Deepak Takhtani, Elias R Melhem- MR imaging in cervical spine trauma- Clinics in Sports Medicine Vol. 21, Issue 1, Pages 49-75- January 2002

Jose L. Pascual…-Neuroprotective effects of progesterone in traumatic brain injury: blunted in vivo neutrophil activation at the blood-brain barrier- Pages 840-846- Presented at the 65th Annual Meeting of the Southwestern Surgical Congress, March 24th, 2013, Santa Barbara, CA (podium)