Nội dung

Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh sạm da nghề nghiệp

Định nghĩa bệnh

Bệnh sạm da nghề nghiệp là tình trạng bệnh lý làm tăng lượng hắc tố ở da do tiếp xúc với yếu tố gây bệnh trong quá trình lao động.

Yếu tố gây bệnh

Chất làm tăng nhạy cảm của da với ánh sáng và ánh sáng cực tím trong môi trường lao động.

Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc

Tiếp xúc với xăng dầu;

Luyện cốc, than;

Sản xuất hóa chất phụ gia cao su;

Cơ khí;

Nghề, công việc khác tiếp xúc với chất làm tăng nhạy cảm của da với ánh sáng và ánh sáng cực tím.

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng một trong hai tiêu chí sau:

Yếu tố gây bệnh được ghi nhận trong phần đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp của Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động.

Nồng độ hơi, bụi cacbua hydro vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

Thời gian tiếp xúc tối thiểu

12 tháng.

Thời gian bảo đảm

6 tháng.

Chẩn đoán

Lâm sàng

Triệu chứng toàn thân có thể có các biểu hiện trước các triệu chứng ngoài da, từ vài tuần đến vài tháng. Người mệt mỏi, mất ngủ, nhức đầu chóng mặt, trí nhớ giảm, ăn uống kém ngon, sút cân, tim đập chậm, huyết áp thường hạ. Bệnh nhân thường thấy cảm giác ngứa, nóng rát tại các vùng tổn thương.

Triệu chứng ngoài da: qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn đầu: Đỏ da vùng hở, kèm ngứa. Sau phát triển sạm da hình mạng lưới. Ở cẳng tay có sạm da kèm dày sừng các lỗ chân lông. Trán và 2 bên thái dương có thể sạm da hình mạng lưới;

Giai đoạn II: Mức độ sạm da tăng rõ, sạm da có thể xuất hiện trên nên da xung huyết. Da càng ngày càng sạm, màu nâu sậm, từng chỗ có thể thấy giãn mạch. Trên bề mặt da xuất hiện bong vẩy, có thể có teo da nhẹ kèm dày sừng;

Giai đoạn III: Đặc tính sạm da hình mạng lưới, da sạm như chì, teo da rõ, nhất là ở vùng da mỏng.

Cận lâm sàng

Đo liều sinh học: Dương tính dưới 4 phút;

Xét nghiệm melanogen niệu.

Chẩn đoán phân biệt

Rám má (melasma);

Sạm da của Riehl;

Sạm da quanh miệng của Brocq;

Dải sạm da ở trán;

Các bệnh sạm da khác không do nghề nghiệp gây nên.

Hướng dẫn giám định

TT

Tổn thương cơ thể

Tỷ lệ (%)

1.

Tổn thương dạng dát thay đổi mầu sắc da hoặc rối loạn sắc tố

 

1.1.

Vùng mặt, cổ

 

1.1.1.

Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 2

1.1.2.

Diện tích từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 – 4

1.1.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

5 – 9

1.1.4.

Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể

11- 15

1.1.5.

Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể

16 – 20

1.2.

Vùng lưng – ngực – bụng

 

1.2.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1- 2

1.2.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 – 4

1.2.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

5 – 9

1.2.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

11 – 15

1.2.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

16 – 20

1.2.6.

Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

21 – 25

1.2.7.

Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể

26 – 30

1.3.

Chi trên hoặc chi dưới một bên

 

1.3.1.

Diện tích dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 2

1.3.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 – 4

1.3.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

5 – 9

1.3.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

11 – 15

1.3.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

16 – 20

2.

Tổn thương da dạng bong vảy (khô hoặc mỡ), mụn nước, da dày lichen hóa

 

2.1.

Vùng mặt, cổ

 

2.1.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 3

2.1.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

5 – 9

2.1.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

11 – 15

2.1.4.

Diện tích tổn thương từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể

16 – 20

2.1.5.

Diện tích tổn thương từ trên 3% diện tích cơ thể

21 – 25

2.2.

Vùng lưng, ngực, bụng

 

2.2.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 2

2.2.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

3 – 4

2.2.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

11 – 15

2.2.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

16 – 20

2.2.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

21 – 25

2.2.6.

Diện tích tổn thương từ 18% đến 27% diện tích cơ thể

26 – 30

2.2.7.

Diện tích tổn thương từ 28% đến 36% diện tích cơ thể

31 – 35

2.3.

Chi trên hoặc chi dưới một bên

 

2.3.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 3

2.3.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

5 – 9

2.3.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4% diện tích cơ thể

11 – 15

2.3.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

16 – 20

2.3.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

21 – 25

3.

Tổn thương da dạng dày sừng, teo da, sẩn, nút, củ, cục, sùi

 

3.1.

Vùng mặt, cổ

 

3.1.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

5 – 9

3.1.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

11 – 15

3.1.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến dưới 1,5% diện tích cơ thể

16 – 20

3,1.4.

Diện tích tổn thương từ 1,5% đến dưới 3% diện tích cơ thể

21 – 25

3.1.5.

Diện tích tổn thương từ 3% diện tích cơ thể trở lên

26 – 30

3.2.

Vùng lưng, ngực, bụng

 

3.2.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

1 – 3

3.2.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1 % diện tích cơ thể

5 – 9

3.2.3.

Diện tích tổn thương từ 1 % đến 4 % diện tích cơ thể

16 – 20

3.2.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

21 – 25

3.2.5.

Diện tích tổn thương chiếm từ 9% đến 17% diện tích cơ thể

26 – 30

3.2.6.

Diện tích tổn thương chiếm từ 18% đến 36% diện tích cơ thể

31 – 35

3.3.

Chi trên hoặc chi dưới một bên

 

3.3.1.

Diện tích tổn thương dưới 0,5% diện tích cơ thể

5 – 9

3.3.2.

Diện tích tổn thương từ 0,5% đến dưới 1% diện tích cơ thể

11 – 15

3.3.3.

Diện tích tổn thương từ 1% đến 4% diện tích cơ thể

16 – 20

3.3.4.

Diện tích tổn thương từ 5% đến 8% diện tích cơ thể

21 – 25

3.3.5.

Diện tích tổn thương từ 9% đến 18% diện tích cơ thể

26 – 30

 

Ghi chú:

Nếu diện tích da bị tổn thương chiếm từ 20% diện tích cơ thể trở lên ảnh hưởng điều tiết thì được cộng lùi thêm 10%

Nếu nhiều loại tổn thương (trong mục 1, 2, 3 nêu trên) trên cùng 1 vị trí thì áp dụng tỷ lệ của loại tổn thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể cao nhất